Phương hướng hoàn thiên công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty

Một phần của tài liệu Thực tiễn công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Đầu tư Xây dựng Số 2 Hà Nội. (Trang 34 - 37)

III. Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lăp tai Công ty Đầu tư Xây dựng Số 2 Hà Nộ

2. Phương hướng hoàn thiên công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty

thành sản phẩm xây lắp tại Công ty

*Về Hệ thống tài khoản sử dụng

Công ty có thể mở chi tiết cho các tài khoản như sau để thuận lợi cho việc hạch toán chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trinh

Ví dụ : TK 621 – Công trình NVH Quận Tây Hồ được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 như sau:

TK62101 – Chi phí Cát vàng TK 62102 - Chi phí Thép ....

* Về công tác luân chuyển chứng từ:

Do công ty có địa bàn hoạt động rộng, số lượng công trình mà công ty thi công trong cùng một thời gian nhiều, phân tán, nên việc vận chuyển chứng từ gốc lên phòng kế toán xí nghiệp và Công ty không tránh khỏi chậm trễ. Để khắc phục tình trạng này, phòng kế toán cần quy định về thời gian nộp chứng từ để có số liệu phản ánh kịp thời, thời gian nộp căn cứ vào phạm vi địa bàn công trình thi công. Bên cạnh đó cũng cần phải có sự hỗ trợ của Ban giám đốc Công ty trong việc nâng cao ý thức trách nhiệm, xây dựng chế độ thưởng phạt rõ ràng.

* Về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: - Đối với chi phí NVLTT:

Để quản lý một cách chặt chẽ chi phí NVLTT Công ty nên quy định với các khoản chi phí thu mua NVL có giá trị lớn, phát sinh thường xuyên Công ty nên lựa chọn và ký hợp đồng trực tiếp với bên cung ứng để đảm bảo số lượng, chất lượng NVL. Chi phí thu mua cũng góp phần đáng kể làm tăng chi phí sản xuất do vây.công ty nên dự tính rõ ràng những khoản giao cho các đội thu mua tại nơi thi công., tránh tình trạng khai khống chi phí thu mua với lý do xa công trình.

Thiệt hại trong sản xuất là một vấn đề không thể tránh khỏi, Công ty nên trích dự phòng các khoản hao hụt vật tư trong định mức và quy định rõ định mức hao hụt. - Đối vơi chi phí nhân công trực tiếp

Công ty nên xác định lại thành phần chi phí nhân công trực tiếp, nên bỏ các thành phần như chi phí nhân viên điều khiển máy thi công, lương của bộ phận quản lý, bộ phận gián tiếp và các khoản trích theo lương của họ.

- Đối với chi phí nhân công trực tiếp:

Công ty nên tiến hành tập hợp chi phí điều khiển máy thi công vào chi phí SDMTC(TK623) cho phù hợp với quy định và chế độ kế toán hiện hành

Công ty cũng cần phải lập dự phòng cho các khoản chi phí sửa chữa máy thi công phát sinh để đảm bảo chi phí sửa chữa máy thi công không tăng đột biến ảnh hưởng tới việc tính giá thành và xác định kết quả kinh doanh mỗi quý.

- Đối với chi phí sản xuất chung:

Công ty nên xác định lại thành phần chi phí SXC theo đúng quy định bao gồm chi phí cho nhân viên quản lý và các khoản trích theo lương của bộ phận này.

Công ty nên phân loại chi phí SXC thành CPSXC biến đổi và CPSXC cố định. Sau đó CPSXC sẽ được tính như sau: toàn bộ chi phí SXC biến đổi sẽ được tính vào chi phí sản xuất sản phẩm, CPSXC cố định trong trường hợp mức sản xuất thực tế nhỏ hơn hoặc bằng mức bình thường thì toàn bộ CPSXC cố định được tính hết vào chi phí sản xuất sản phẩm, còn trong trường hợp ngược lại thì chỉ phân bổ chi phí sản xuất chung cố định theo mức bình thường.

* Về phương pháp tính giá thành và lập báo cáo giá thành

Do yêu cầu quản lý, đặc điềm tổ chức sản xuất sản phẩm xây lắp,Công ty đã áp dụng phương pháp trực tiếp để tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành như vậy là hợp lý và khoa học. Tuy nhiên trong thực tế hoạt động kinh doanh có rất nhiều dự án mà công việc thi công hoàn thành chỉ trong một thời gian ngắn, nhưng chưa thể tính giá thành ngay mà đến cuối quý mới tính làm cho đồng vốn của Công ty lưu chuyển chậm, ảnh hưởng đến nhiều quyết định kinh doanh khác của Công ty. Để khắc phục tình trạng này, Công ty nên sử dụng thêm phương pháp tính gía thành theo hợp đồng. Phương pháp này cho phép Công ty quản lý chi phí chặt chẽ, chi tiết. Đồng thời đây cũng là phương pháp đơn giản, nhanh chóng đáp ứng kịp thời thông tin quản lý và thanh toán hợp đồng khi công việc hoàn thành bàn giao Công ty đã sủ dụng một hệ thống báo cáo đầy đủ cho tất cả các công trình, hạng mục thi công, tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu trong việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bằng việc so sánh, đối chiếu cơ cấu chi phí, Công ty nên sử dụng báo cáo giá thành theo mẫu sau:

Một phần của tài liệu Thực tiễn công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Đầu tư Xây dựng Số 2 Hà Nội. (Trang 34 - 37)