Bảng 1.2.Nhân lực của khoa Dược
Số cán bộ nhân viên Tổng Tỷ lệ ( % ) Dược sỹ 7 28 Dược sỹ TH 14 56 Nhân lực khác 4 16 Tổng 25 100 Trưởng khoa Tổ pha chế, kiểm nghiệm, kiểm soát Tổ kho và cấp phát
Tổ dược lâm sàng, thông tin thuốc Tổ nghiệp vụ Dược
Tổ thống kê
Hình 1.2.Khoa Dược BVHN Việt Đức 1.3.4. Kho tiêm truyền tĩnh mạch BVHN Việt Đức
Kho tuyên truyền tĩnh mạch bệnh viện hữu nghị Việt Đức là kho chứa các loại thuốc dùng để tiêm truyền tĩnh mạch. Kho có nhiệm vụ vừa cấp phát cho các khoa điều trị trong bệnh viện vừa nhập hàng từ các công ty cung ứng. Kho có diện tích 54m2, thể tích 216m3 chỉ đáp ứng được khoảng 1/5 yêu cầu. Hàng ngày lượng hàng xuất nhập qua kho là rất lớn. Nhiều mặt hàng không có chỗ chất xếp trong kho phải xếp tạm ở ngoài hành lang của khoa như natri clorid 0,9% 1000ml, glucose 5% 500ml nên không đáp ứng đủ được công tác tồn trữ.
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Kho thuốc tiêm truyền TM, các dược sĩ bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thông qua hoạt động tồn trữ thuốc tại kho TTTM bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2013
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp mô tả hồi cứu để phân tích hoạt động tồn trữ và bảo quản thuốc tại kho thuốc TTTM.
2.3. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
2.3.1. Phương pháp quan sát trực tiếp
Quan sát trực tiếp hoạt động tồn trữ và bảo quản của các cán bộ, nhân viên tại kho thuốc Tiêm truyền Tĩnh mạch (trong điều trị nội trú).
2.3.2.Phương pháp hồi cứu các dữ liệu liên quan đến hoạt động dự trữ bảo quản thuốc Tiêm truyền Tĩnh mạch trong năm 2013
Hồi cứu các hồ sơ, biên bản liên quan đến hoạt động bảo quản, tồn trữ và cấp phát thuốc , bao gồm: Thẻ kho, sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, hạn dùng.
2.3.3. Phương pháp xử lý phân tích và trình bày số liệu
- Tính công thức diện tích hữu ích kho TTTM
Diện tích hữu ích = x
Trong đó: T: Lượng hàng chứa trong kho ( tấn )
P: Sức chứa tiêu chuẩn của 1m2 diện tích đối với từng loại hàng ( tấn /m2) β: Hệ số sử dụng (β = 0,70 do hàng xếp trên bục)
- Các số liệu được phân tích bằng chương trình Microsoft Office Excel 2007.
2.4. Nội dung nghiên cứu
Hình 2.1. Tóm tắt nội dung nghiên cứu
Phân tích hoạt động dự trữ thuốc - Danh mục hàng trong kho -Quy trình nhập xuất hàng -Thuốc trả về -Lượng hàng dự trữ - Hệ thống sổ sách ghi chép
Phân tích điều kiện nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bảo quản và tồn trữ tại kho tiêm truyền tĩnh mạch - Nhân lực
- Hệ thống kho - Các trang thiết bị
Phân tích hoạt động tồn trữ tại kho thuốc TTTM Bệnh viện HN Việt Đức
Phân tích hoạt động bảo quản - Phương pháp sắp xếp hàng trong kho - Bảo quản: + Phòng chống nóng ẩm + Phòng chống côn trùng + Hàng kém chất lượng,hết hạn
- Vệ sinh an toàn kho
Kết luận và đề xuất
T
P
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.Phân tích điều kiện nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bảo quản và tồn trữ tại kho TTTM.
Bảng 3.1. Nhân lực tại kho tiêm truyền tĩnh mạch
Nhân lực Số lượng Tỷ lệ(%)
Kho tiêm truyền tĩnh mạch 02 8,0
Các kho khác (8 kho) 08 32,0
Khoa dược 25 100
Nhận xét:
- So với các kho khác, kho TTTM có lượng nhân viên gấp 2 lần các kho khác và chiếm tỷ lệ 8,0% so với tổng nhân viên tại khoa Dược.
-Các ngày nhiều việc như thứ sáu, ngày lễ Tết kho TTTM được tăng cường thêm 2 nhân viên ở các bộ phận khác sang trợ giúp kho.
- Kho thiếu các tài liệu về GSP và không có huấn luyện về GSP cho nhân viên. Các nhân viên trong kho đều có nghiệp vụ Dược nhưng chưa được đào tạo thêm về công tác bảo quản tồn trữ thuốc mà chỉ dựa trên những kiến thức đã học trong trường và kiến thức thực tế.
3.1.1. Hệ thống kho Dược
Khoa Dược Bệnh viện HNVĐ gồm các hệ thống kho:
- Kho chính: Nhập hàng từ công ty cung ứng rồi xuất sang kho lẻ - Kho lẻ: Nhập hàng từ kho chính và cấp phát cho các phòng bệnh
- Kho vừa chính vừa lẻ: Vừa nhập hàng từ công ty cung ứng vừa xuất cho các phòng bệnh
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức kho Dược của bệnh viện - Thiết kế kho Dược :
Kho Dược Kho chính Kho chính lẻ Kho lẻ Kho Thuốc thường Kho
Thuốc tiêm truyền
Kho Bông băng gạc Kho Hóa chất Kho Thuốc dùng ngoài Bệnh nhân nội trú - BN ngoại trú - Khoa cận lâm sàng Kho
Hình 3.2 : Sơ đồ bố trí kho Dược
C: Cửa kho B Bàn làm việc Điều hòa G Giá để hàng Đèn chiếu sáng
Nhận xét :
Kho TTTM được bố trí theo kiểu đường vòng theo hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới
- Diện tích kho TTTM là 54m2 trong đó diện tích bảo quản là 43m2 còn lại là khu vực dành cho nhập hàng và xuất hàng không đáp ứng cho công tác dự trữ, số lượng mặt hàng trong kho là 42.
- Ưu điểm:
+ Dễ bao quát toàn bộ kho
+ Kho có 2 cửa nên rất thuận tiện cho việc giao nhận và cấp phát
+ Lượng xuất nhập hàng qua kho thường xuyên nên không bị tồn nhiều
C C G G G G G G G G B B G
- Nhược điểm:
+ Không có khu vực riêng để nhập hàng kiểm tra, kiểm soát hàng
+ Diện tích quá nhỏ chỉ đáp ứng được khoảng 1/5 nhu cầu dự trữ hàng trong tháng Bảng 3.2: Tỷ lệ diện tích kho
Diện tích m2 Tỷ lệ %
Diện tích thực 54 20,0
Diện tích yêu cầu 270 100
3.1.2. Các trang thiết bị Bảng 3.3.Các trang thiết bị Bảng 3.3.Các trang thiết bị Các loại TTB Số lượng thực tế Số lượng yêu cầu
Thời gian bảo dưỡng, hiệu chỉnh/lần Tình trạng sử dụng Giá kệ 22 22 1 năm Tốt Điêu hòa 02 02 6 tháng Tốt Nhiệt kế,ẩm kế 01 01 2 năm Tốt
Bình chữa cháy 05 05 1năm Tốt
Xe đẩy hàng 05 05 1 năm Tốt
- Qua bảng trên cho thấy trang thiết bị của kho đáp ứng đủ theo yêu cầu bảo quản thuốc.
Kho có quạt thông gió, máy điều hòa không khí để điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm chính xác. Những thuốc bảo quản lạnh phải gửi ở kho lẻ nơi có tủ mát để bảo quản. Trang thiết bị kiểm tra độ ẩm, nhiệt độ được bảo dưỡng và hiệu chỉnh hàng năm. Trong năm 2013 chất lượng tất cả các trang thiết bị của kho đều tốt.
3.2. Phân tích hoạt động bảo quản thuốc tại kho thuốc TTTM 3.2.1. Phân tích quy trình sắp xếp hàng hóa 3.2.1. Phân tích quy trình sắp xếp hàng hóa
- Do diện tích có hạn và tính chất đặc thù của loại hàng phải phát nên kho không sắp xếp theo tác dụng dược lý, nhiều mặt hàng sắp xếp theo thứ tự ABC của danh pháp theo quy định GSP, những loại phát nhiều sắp xếp gần cửa ra vào.
- Mỗi loại hàng sắp xếp theo nguyên tắc FEFO và FIFO.
- Một số mặt hàng có số lượng lớn sắp xếp theo từng bục, chiều cao khoảng 1,8 – 2m.
- Một số mặt hàng có số lượng ít hơn mỗi bục có thể sắp xếp một hoặc hai mặt hàng chung nhau nhưng được phân cách băng một khoảng cách nhất định.
Hình 3.3: Sắp xếp hàng hóa tại kho TTTM 3.2.2. Phân tích kỹ thuật bảo quản
- Kho sử dụng 2 điều hòa và hệ thống thông gió. - Theo dõi nhiệt độ độ ẩm tại kho.
Hình 3.4. Sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tại kho
Bảng 3.4: Bảng theo dõi nhiệt độ, độ ẩm trung bình trong năm 2013
Chỉ tiêu Giá trị
Nhiệt độ trung bình trong kho 27oC
Độ ẩm trung bình trong kho 65%
Số ngày ghi nhiệt độ, độ ẩm 250
Qua theo dõi cho thấy:
- Kho thuốc tiêm truyền tĩnh mạch luôn có nhiệt độ và độ ẩm đạt tiêu chuẩn GSP trong cả năm.
- Nhiệt độ và độ ẩm được kiểm tra 2 lần / ngày và được ghi vào bảng theo dõi nhiệt độ và độ ẩm.
- Các ngày nghỉ không kiểm tra và được ghi kết quả nhưng đã đảm bảo kiểm soát được tình trạng thiết bị và tình trạng hoạt động liên tục của các thiết bị ( các sự cố mất điện không quá 30 phút ).
3.2.2.2. Phòng chống côn trùng,mối mọt
- Trong năm 2013 kho thuốc TTTM phải xử lý phòng chống mối 2 lần ở 2 vị trí góc của kho.
- Các loại côn trùng khác: Hiện chưa xử lý
Hình 3.5: Phòng chống mối tại kho thuốc TTTM 3.2.2.3. Phòng chống mất trộm
- Những mặt hàng để trong kho được khóa cẩn thận và niêm phong khi hết giờ làm việc.
- Xung quanh kho Dược có đội bảo vệ của Bệnh viện thường xuyên kiểm tra.
- Năm 2013 không xảy ra hiện tượng mất mát tại kho TTTM.
- Kho có đầy đủ các phương tiện phòng chống cháy nổ.
- Nhân viên trong kho được tập huấn hàng năm về công tác phòng cháy, chữa cháy.
Hình 3.6: Phương tiện phòng cháy, chữa cháy tại kho 3.2.2.5. Thuốc trả về
- Do người bệnh được ra viện sớm .
- Hàng có hạn dùng ngắn dưới 1 năm được theo dõi trên bảng thông tin thuốc và báo cho bác sĩ để sớm được kê bệnh án, tránh lãng phí.
- Do quyết định thu hồi của cục quản lý Dược.
Hình 3.7 : Quy trình hoàn trả thuốc
Sau khi thống kê xác định chủng loại và số lượng thuốc hoàn trả, điều dưỡng lên phiếu hoàn trả và trưởng khoa lâm sàng xác nhận qua phiếu trả thuốc.Tại kho Dược, điều dưỡng trả thuốc, dược sĩ kiểm soát, kiểm tra chất lượng, lô sản xuất hạn dùng của thuốc thì thủ kho nhận thuốc, phiếu trả thuốc mỗi bên giữ một liên. Sau đó cán bộ kho sẽ nhập lại thuốc vào kho hoặc trả lại công ty cung ứng nếu có công văn thu hồi.
Ưu điểm:
Điều dưỡng lên phiếu hoàn trả, ghi rõ số lô, hạn dùng.
Phụ trách khoa ký xác nhận trả
Khoa lâm sàng trả thuốc khoa Dược
Dược sỹ kiểm soát chất lượng, lô, hạn dùng của thuốc
Thủ kho Dược nhận thuốc trả
Nhập lại kho Trả lại công ty cung
ứng nếu có quyết định thu hồi
+ Hàng hóa sau khi nhận về đều trùng khớp với số lô sản xuất kho. + Khoa dược nắm được lý do trả về.
+ Chất lượng hàng nhập lại đều đạt về cảm quan. + Tránh được thất thoát, lãng phí.
Nhược điểm :
+ Một số mặt hàng các khoa phòng trả lại có hạn dùng ngắn nên ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng của thuốc.
3.2.3. Vệ sinh an toàn kho
- Được đảm bảo tốt các điều kiện vệ sinh và an toàn, định kỳ vệ sinh nhà kho 1 ngày/lần do người của công ty ICT làm.
- Các giá kệ được lau chùi thường xuyên, hàng hóa được sắp xếp gọn gàng theo đúng quy định.
- Kho tiêm truyền TM có đầy đủ các phương tiện phòng cháy, chữa cháy, thủ kho hàng năm được tập huấn về công tác phòng cháy, chữa cháy. Trong năm 2013 tại kho tiêm truyền TM không xảy ra sự cố nào về cháy nổ.
- Điều kiện nhiệt độ, độ ẩm trong kho luôn được theo dõi và kiểm soát thường xuyên đảm bảo đúng theo quy định.
Hình 3.8: Vệ sinh hàng ngày tại kho
3.3. Phân tích hoạt động dự trữ thuốc tại kho thuốc TTTM
3.3. 1. Danh mục thuốc tiêm truyền tĩnh mạch trong kho
Bảng 3.5.Danh mục thuốc tiêm truyền tĩnh mạch năm 2013 T
T
Tên chung quốc tế Tên thương mại
Nồng độ - hàm lượng
Đơn vị tính
1 Acid amin Aminoplasma 10%, 500ml Chai
2 Acid amin cho bệnh nhân suy thận Nephrosteril 7%, 250ml Chai
3 Acid amin cho bệnh nhân suy gan Aminosteril N – Hepa 8%, 250ml Chai
4 Acid amin + Glucose + Điện giải Nutriflex peri 1000 ml Túi
5 Acid amin + Glucose + Điện giải Nutriflex special 1000 ml Túi
6 Acid amin + Nhũ dịch lipid + Glucose
7 Acid amin + Nhũ dịch lipid + Glucose
Oliclinomel N4-550E/1000ml Túi
8 Acid amin + Nhũ dịch lipid + Glucose
Kabiven peripheral 1440ml Túi
9 Albumin Albumin 20%, 50ml Chai
10 Protein huyết tương người Biseko 5%, 50ml Chai
11 Albumin Albumin 20%, 100ml Chai
12 Albumin Albumin 25%, 50ml Chai
13 Glucose Glucose 5%, 250ml Chai
14 Glucose Glucose 5%, 500ml Chai
15 Glucose Dextrose 5%, 1000ml Chai
16 Glucose Glucose 10%, 500ml Chai
17 Glucose Dextrose 30%, 500ml Chai
18 Osmofundin Osmofundin 20%, 250ml Chai
19 Natri clorid Natri clorid 0,45% ; 500ml Chai
20 Natri clorid Natri clorid 0,9% ; 100ml Chai
21 Natri clorid Natri clorid 0,9% ; 250ml Chai
22 Natri clorid Natri clorid 0,9% ; 500ml Chai
23 Natri clorid Natri clorid 0,9% ; 1000ml Chai
24 Natri clorid Natri clorid 10% ; 250ml Chai
25 Nhũ dịch đậu nành + dầu oliu
26 Nhũ dịch lipid Lipovenoes 10%, 500ml Chai
27 Ringer lactat Ringer lactate 500ml Chai
28 Ringer lactat Lactat ringer 1000ml Chai
29 Nimodipine Inimod 10mg/50ml Lọ
30 Sodium bicarbonat Sodium bicarbonate 4,2% 250ml Chai
31 Ciprofloxacin Ciprinol 200mg/100ml Lọ
32 Dung dịch thẩm phân màng bụng Dianeal L.C.D 1,5% 2000ml Túi
33 Dung dịch thẩm phân màng bụng Dianeal L.C.D 2,5% 2000ml Túi
34 Fructose 1,6 diphosphate trisodium
FDP Fisiopharma 5g/ 50ml Lọ
35 Levofloxacin Tavanic 500mg/100ml Lọ
36 Itraconazol Itraconazol 250mg Lọ
37 Paracetamol Paracetamol Bivid 1g/100ml Lọ
38 Paracetamol Perfangan 1g/100ml Lọ
39 Piracetam Memotropil 12g/60ml Lọ
40 Metronidazol Metronidazol 0,5g chai
41 Hydroxy Etylstarch Tetraspan 6% 500ml chai
42 Hydroxy Etylstarch Voluven 6% 500ml túi
Nhận xét:
- Kho thuốc tiêm truyền TM tại bệnh viện hữu nghị Việt Đức vừa là kho chính vừa là kho lẻ.
- Trong kho tiêm truyền TM có các nhiều nhóm thuốc như: kháng sinh, dung dịch dinh dưỡng, dung dịch bù nước, điện giải, dung dịch cân bằng pH máu.
- Các mặt hàng có cùng hoạt chất, nồng độ nhưng khác nhau về dung tích đóng gói.
3.3.2. Phân tích cơ cấu và chi phí sử dụng thuốc trong danh mục thuốc tại kho TTTM TTTM
+ Cơ cấu thuốc theo tác dụng dược lý
Bảng 3.6. Cơ cấu thuốc theo tác dụng dược lý
STT Nhóm thuốc Số lượng Tỷ lệ %
1 Bù nước điện giải 8 18,4
2 Cung cấp năng lượng, dinh dưỡng 20 45,4
3 Tác dụng về mạch, huyết áp 9 20,4
4 Hạ sốt, giảm đau 2 4,5
5 Kháng sinh 3 6,8
6 Khác 2 4,5
Tổng 42 100%
Nhận xét: Danh mục thuốc TTTM của bệnh viện HN Việt Đức cho thấy - Nhóm thuốc cung cấp lượng dinh dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất( 45,4%)
- Nhiều nhóm thuốc khác đều có trong danh mục thuốc TTTM như kháng sinh, hạ sốt, giảm đau
* Phân tích tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc
Bảng 3.7.Giá trị tiền thuốc của các nhóm thuốc năm 2013
Đơn vị: triệu đồng
TT Nhóm thuốc Giá trị Tỷ lệ (%)
1 Thuốc ống tiêm ( thuốc thường) 79.528 28.2
2 Dịch truyền TM 75.408 26.8
3 Kháng sinh ( viên, ống ) 74.816 26.5
4 Thuốc thường viên 40.260 14.3
5 Khác 5.384 1.9
6 Thuốc gây nghiện hướng thần 3.328 1.2
7 Thuốc dùng ngoài 3.072 1.1
Tổng 281.796 100
Nhận xét:
- Tại bệnh viện HN Việt Đức chi phí sử dụng dịch truyền chiếm tỷ lệ rất cao so với tổng chi phí sử dụng thuốc tại bệnh viện ( 26.8%)
- Nó phù hợp với chi phí sử dụng thuốc trong bệnh viện ngoại khoa
Bảng 3.8. Cơ cấu thuốc theo yêu cầu bảo quản
STT Nguồn gốc Số lượng Tỷ lệ %