III. tính Giá thành sản phẩm:
3. Phân loại gía thành sản phẩm
3.1 Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở tính giá thành Theo cách phân loại này giá thành được phân làm 3 loại: Theo cách phân loại này giá thành được phân làm 3 loại:
+ Giá thành kế hoạch: Được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Nó là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. Giá thành kế hoạch được lập trước khi bắt đầu quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm
+ Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và sản lượng thực tế. Nó là chỉ tiêu chất lượng quan trọng để đánh giá tình hình sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp Kinh tế - Kỹ thuật, là cơ sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Giá thành định mức: được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và tính cho từng đơn vị sản phẩm. Nó là công cụ để quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác, xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất của doanh nghiệp
3.2 Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán và nội dung chi phí cấu thành trong giá thành. trong giá thành.
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm bao gồm:
Giá thành sản xuất: Gồm các khoản CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC
Giá thành toàn bộ: Là giá thành sản xuất cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Loại giá thành này thường tính cho sản phẩm dịch vụ đã tiêu thụ, là cơ sở để tính lợi nhuận trước thuế.