Nội dung so
sánh Chuẩn mực 620 Dự thảo chuẩn mực 620
Quy định chung
- Chuẩn mực này áp dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính và được vận dụng khi kiểm toán các thông tin tài chính khác và các dịch vụ liên quan của công ty kiểm toán.
- Chuẩn mực chưa đưa ra quy định rõ về trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán đối với ý kiến kiểm toán dựa trên việc sử dụng công việc của chuyên gia.
- Các thuật ngữ:
Chuyên gia: là một cá nhân hoặc tổ chức có năng lực, kiến thức và chuyên môn cao trong một lĩnh vực riêng biệt ngoài lĩnh vực kế toán, kiểm toán.
Chuyên gia có thể:
- Dự thảo đưa ra các trường hợp không áp dụng như:
Khi nhóm kiểm toán có thành viên có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực riêng biệt liên quan đến kế toán, kiểm toán hoặc nhóm kiểm toán có xin ý kiến tư vấn của một cá nhân hay tổ chức có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực riêng biệt liên quan đến kế toán, kiểm toán (theo đoạn A10, A20-A22 chuẩn mực 220).
Khi kiểm toán viên sử dụng công việc của một cá nhân hoặc tổ chức trong một lĩnh vực riêng biệt ngoài lĩnh vực kế toán, kiểm toán và công việc trong lĩnh vực riêng biệt đó được đơn vị được kiểm toán sử dụng để hỗ trợ họ trong việc lập và trình bày BCTC (chuyên gia đơn vị được kiểm toán) (theo đoạn A34- A38 chuẩn mực 500).
- Trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán đối với ý kiến kiểm toán:
Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán chịu trách nhiệm toàn bộ về ý kiến kiểm toán đưa ra, việc sử dụng công việc của chuyên gia không làm giảm trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán về ý kiến kiểm toán. - Các thuật ngữ:
Chuyên gia: là cá nhân hoặc tổ chức có kinh nghiệm chuyên môn trong một lĩnh vực riêng biệt ngoài lĩnh vực kế toán, kiểm toán, mà công việc của chuyên gia trong lĩnh vực đó
PHẦN C: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CHUẨN MỰC HIỆN HÀNH VÀ DỰ THẢO
Do đơn vị được kiểm toán mời tham gia.
Do công ty kiểm toán mời tham gia.
Là nhân viên của đơn vị được kiểm toán.
Là nhân viên của công ty kiểm toán.
Là tổ chức hay cá nhân ngoài đơn vị được kiểm toán và bên ngoài công ty kiêm toán.
được kiểm toán viên sử dụng nhằm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. Chuyên gia có thể là người của doanh nghiệp kiểm toán hoặc Công ty mạng lưới (là lãnh đạo hoặc nhân viên, bao gồm cả cộng tác viên), hoặc người bên ngoài.
Ngoài ra dự thảo còn bổ sung thêm các định nghĩa:
Chuyên môn: là kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm trong một lĩnh vực riêng biệt.
Chuyên gia của đơn vị được kiểm toán: Là cá nhân hoặc tổ chức có kinh nghiệm chuyên môn trong một lĩnh vực riêng biệt ngoài lĩnh vực kế toán, kiểm toán, mà công việc của chuyên gia trong lĩnh vực đó được đơn vị được kiểm toán sử dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính.
Nội dung
chuẩn mực - Đưa ra một số trường hợp mà kiểmXác định sự cần thiết phải sử dụng công việc của chuyên gia
toán viên và công ty kiểm toán có thể thu thập các bằng chứng dưới dạng báo cáo, ý kiến, đánh giá và giải trình của chuyên gia.
- Khi sử dụng tư liệu của chuyên gia kiểm toán độc lập cẩn xem xét:
Tính trọng yếu của khoản mục cần xem xét.
Rủi ro có sai sót do tính chất và mức độ phức tạp của khoản mục đó.
Số lượng và chất lượng của các bằng chứng kiểm toán khác có thể thu thập được.
- Chuyên gia có thể trợ giúp kiểm toán viên trong các công việc quan trọng của cuộc kiểm toán như:
Tìm hiểu về đơn vị và môi trường đơn vị được kiểm toán.
Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu và biện pháp xử lý các rủi ro được đánh giá ở cấp BCTC.
Thiết kế các thủ tục kiểm toán.
Đánh giá tính đầy đủ và thích hợp bằng chứng kiểm toán thu thập. - Để xác định sự cần thiết phải sử dụng
công việc của chuyên gia, kiểm toán viên cần xem xét các nội dung sau:
Đơn vị được kiểm toán có sử dụng chuyên gia của đơn vị khi lập BCTC hay không.
Bản chất, tầm quan trọng và độ phức tạp của vấn đề cần được chuyên gia tư vấn.
Rủi ro có sai sót trọng yếu liên quan
đến vấn đề cần được chuyên gia tư vấn.
Nội dung của các thủ tục nhằm giải quyết những rủi ro được phát hiện, gồm: kiến thức hoặc kinh nghiệm với công việc của chuyên gia liên quan đến những vấn đề cần chuyên gia tư vấn và tính sẵn có của các bằng chứng kiểm toán khác.
Năng lực, khả năng và tính khách quan của chuyên gia
- Kiểm toán độc lập xác định năng lực chuyên môn của chuyên gia thông qua:
Chuyên môn, nghiệp vụ, văn bằng, hoặc thành viên của tổ chức nghề nghiệp.
Kinh nghiệm và danh tiếng của chuyên gia trong lĩnh vực mà kiểm toán độc lập muốn xin ý kiến.
- Khi đánh giá tính khách quan của chuyên gia, chuẩn mực yêu cầu xem xét các trường hợp như:
Chuyên gia là nhân viên đơn vị được kiểm toán hay nhân viên đơn
- Dự thảo hướng dẫn các nguồn thông tin để tìm hiểu về năng lực, khả năng và tính khách quan chuyên gia như:
Kinh nghiệm kiểm toán độc lập với chuyên gia trước đó.
Thảo luận với chuyên gia.
Thảo luận với các nhân hoặc kiểm toán viên khác đã có kinh nghiệm với công việc của chuyên gia.
Bằng cấp chuyên môn của chuyên gia.
Sách hoặc tài liệu do chuyên gia đó viết.
- Năng lực, khả năng và tính khách quan của một chuyên gia là những yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến mức độ đầy đủ, thích hợp của công việc của chuyên gia:
Năng lực của chuyên gia được thể hiện thông qua hiểu biết và trình độ chuyên môn của chuyên gia.
Khả năng của chuyên gia được thể hiện thông qua việc chuyên gia sử dụng năng lực đó trong từng trường hợp cụ thể của cuộc kiểm toán.
Tính khách quan có thể bị ảnh hưởng do thành kiến, mâu thuẫn lợi ích, hoặc những nhân tố khác có ảnh hưởng đến những xét đoán nghề nghiệp của chuyên gia.
- Dự thảo chỉ ra tính khách quan của chuyên gia có thể bị ảnh hưởng do thành kiến, mâu thuẫn lợi ích hoặc nhân tố khác có ảnh hưởng tới khả năng xét đoán chuyên nghiệp của
PHẦN C: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CHUẨN MỰC HIỆN HÀNH VÀ DỰ THẢO
vị kiểm toán.
Chuyên gia có các mối quan hệ về khía cạnh lợi ích hay quan hệ họ hàng.
chuyên gia. Các nguy cơ được đưa ra có ảnh hưởng tới tính khách quan bao gồm:
Nguy cơ do tư lợi.
Nguy cơ về sự bào chữa.
Nguy cơ về sự quen thuộc.
Nguy cơ tự kiểm tra.
Nguy cơ bị đe dọa.
- Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nguy cơ đối với tính khách quan của chuyên gia và sự cần thiết phải có các biện pháp bảo vệ có thể dựa trên vai trò của chuyên gia và tầm quan trọng của công việc của chuyên gia đối với cuộc kiểm toán.
Đánh giá tính đầy đủ và thích hợp công việc của chuyên gia
- Để đánh giá được điều này, chuẩn mực quy định kiểm toán viên cần phải xem xét kết quả công việc của chuyên gia có phản ánh một cách đúng đắn trong BCTC, đồng thời xem xét:
Nguồn dữ liệu được sử dụng.
Các giả thiết và phương pháp được sử dụng.
Xem xét kết quả công việc của chuyên gia dựa trên hiểu biết kiểm toán viên về hoạt động đơn vị và kết quả thủ tục kiêm toán khác. - Khi kết quả công việc của chuyên gia
không cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp hoặc kết quả này lại không phù hợp với các bằng chứng kiểm toán khác đã thu thập được thì kiểm toán viên phải xác định nguyên nhân khác biệt bằng cách:
Trao đổi với Ban giám đốc dơn vị, với chuyên gia.
Thực hiện thủ tục kiểm toán bổ sung.
Mời chuyên gia khác hay sửa đổi báo cáo kiêm toán.
- Việc đánh giá tính đầy đủ và thích hợp của công việc chuyên gia cho mục đích kiểm toán bao gồm;
Tính phù hợp và hợp lý của các phát hiện và kết luận của chuyên gia, và tính nhất quán của các phát hiện và kết luận đó với các bằng chứng kiểm toán khác.
Tính phù hợp và hợp lý của các giả định và phương pháp mà chuyên gia đã sử dụng.
Tính phù hợp, đầy đủ và chính xác của nguồn dữ liệu mà chuyên gia đã sử dụng, có ảnh hưởng đáng kể đến công việc của chuyên gia.
- Nếu kiểm toán viên nhận thấy công việc của chuyên gia không đầy đủ, thích hợp cho mục đích kiểm toán, kiểm toán viên phải:
Thỏa thuận với chuyên gia về nội dung và phạm vi công việc mà chuyên gia cần tiến hành thêm.
Thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp.
Nếu kiểm toán viên kết luận là công việc của chuyên gia không đầy đủ, thích hợp cho mục đích kiểm toán và kiểm toán viên không thể giải quyết được vấn đề này thông qua các
thủ tục kiểm toán bổ sung thì kiểm toán viên có thể phải trình bày ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần trên báo cáo kiểm toán do đã không thu được đầy đủ bằng chứng thích hợp.
Dẫn chứng công việc của chuyên gia trong báo cáo kiểm toán
- Khi phát hành báo cáo chấp nhận toàn phần, kiểm toán viên không được đề cập tới công việc của chuyên gia vì sẽ làm người sử dụng hiểu lầm có sự chia sẻ trách nhiệm hay có ý kiến ngoại trừ.
- Kiểm toán viên có thể dẫn chứng tư liệu của chuyên gia khi phát hành báo cáo kiểm toán không chấp nhận toàn phần nếu được sự đồng ý của chuyên gia.
- Nếu chuyên gia không đồng ý nhưng kiểm toán viên xét thấy cần thiết phải dẫn chứng tư liệu chuyên gia cần tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn pháp luật.
- Khi phát hành báo cáo chấp nhận toàn phần, kiểm toán viên không được đề cập tới công việc của chuyên gia trừ trường hợp pháp luật và các quy định có yêu cầu, kiểm toán viên phải dẫn chứng đến công việc của chuyên gia trong báo cáo kiểm toán.
- Trường hợp ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần và kiểm toán viên xét thấy cần thiết, kiểm toán viên có thể dẫn chứng công việc của chuyên gia để giải thích cho ý kiến đó nhưng phải được sự chấp thuận trước của chuyên gia và cần phải nói rõ việc dẫn chứng này không làm giảm trách nhiệm của kiểm toán viên đối với ý kiến kiểm toán.
PHẦN C: SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CHUẨN MỰC HIỆN HÀNH VÀ DỰ THẢO
KẾT LUẬN
Tư liệu của kiểm toán viên nội bộ và công việc chuyên gia có thể là những bằng chứng kiểm toán cần thiết cho kiểm toán độc lập trong quá trình thực hiện để đưa ra ý kiến trên Báo cáo kiểm toán.
Chuẩn mực kiểm toán 610 hướng dẫn việc xem xét, đánh giá việc có sử dụng tư liệu của kiểm toán viên nội bộ nhằm phục vụ cho việc thu thập các bằng chứng kiểm toán. Việc đánh giá về chức năng kiểm toán nội bộ trong công ty là cần thiết, như là một phần trong quá trình kiểm toán độc lập xem xét và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong công ty. Nếu chức năng kiểm toán nội bộ được đánh giá là một hoạt động hữu hiệu của công ty và các tư liệu của kiểm toán viên nội bộ được đánh giá là có thể sử dụng cho mục tiêu kiểm toán, việc này sẽ trợ giúp cho công việc kiểm toán độc lập khá nhiều trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán, có thể giảm thiểu các thủ tục kiểm toán nếu có sự thực hiện trùng lặp của kiểm toán viên nội bộ và kiểm toán viên độc lập. Tuy nhiên, việc sử dụng tư liệu của kiểm toán viên nội bộ không thay thế hoàn toàn được cho các thủ tục kiểm toán cần thiết, đồng thời cũng không làm giảm trách nhiệm kiểm toán độc lập với ý kiến của Báo cáo kiểm toán, do vậy kiểm toán viên cần xem xét, đánh giá một cách kỹ lưỡng với việc sử dụng những tư liệu này.
Kiểm toán viên độc lập không thể có kiến thức sâu rộng trên các lĩnh vực khác ngoài kế toán – kiểm toán, do vậy việc sử dụng là cần thiết trong những trường hợp như vậy. Cũng như VSA 610, VSA 620 cũng đưa ra các quy định nhằm giúp kiểm toán độc lập xem xét, đánh giá công việc chuyên gia đã thực hiện và đánh giá liệu rằng dựa công việc của chuyên gia có thể thu được các bằng chứng kiểm toán thích hợp và đầy đủ để đưa ra ý kiến hay không. Không hẳn trong tất cả các trường hợp, công việc của chuyên gia là bằng chứng phù hợp với việc đưa ra ý kiến kiểm toán, kiểm toán viên cần đánh giá trên nhiều khía cạnh theo chuẩn mực 620 để xác định điều này.
Qua quá trình tìm hiểu về 2 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 610 và 620, chúng ta có thể thấy được có một khoảng cách khá xa giữa chuẩn mực hiện hành và dự thảo của chúng. Từ đó cho thấy những chuẩn mực hiện hành có thể đáp ứng chưa đầy đủ nhu cầu của kiểm toán viên độc lập trong việc xử lý các tình huống phát sinh trong thực tế. Trong điều kiện thị trường tài chính có nhiều biến động, do bởi sự bất ổn trong tình hình hoạt động hệ thống ngân hàng, nợ xấu gia tăng đáng kể, các hoạt động ngầm của các tổ chức, cá nhân với mục đích thâu tóm làm chủ các ngân hàng, bên cạnh đó là những vụ bê bối của các Nhà quản lý của các ngân hàng gần đây đã làm ảnh hưởng đến tính ổn định nền kinh tế trên các khía cạnh vi mô và vĩ mô. Trong điều kiện phức tạp như vậy cùng với sự lạc hậu, lỗi thời của hệ thống chuẩn mực hiện tại đã tác động rất lớn đến ngành nghề kiểm toán, làm gia tăng rủi ro không hoàn thành được mục tiêu cho các cuộc kiểm toán. Việc cập nhập, ban hành những chuẩn mực mới nhằm thay thế những chuẩn mực hiện hành là điều hết sức cần thiết với mục tiêu bảo vệ kiểm toán viên, giảm thiểu các rủi ro gặp phải trong
quá trình thực hiện kiểm toán, gia tăng chất lượng dịch vụ kiểm toán và giúp ngành nghề kiểm toán thích ứng theo cùng với sự thay đổi của thực tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Hệ thống các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành 10/2007 và hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA.
- Dự thảo hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
- Giáo trình kiểm toán của khoa kế toán – kiểm toán – Trường đại học kinh tế TP.HCM.
- “International standards on Auditing within the European Union” của Dries Schockaert- Senior Manager Auditing and Assurance Standards IRE-IBR và Nathalie Houyoux.
- “THE RELATIONSHIP BETWEEN INTERNAL AND EXTERNAL AUDIT” - Professor PhD Atanasiu Pop, PhD Student Cristina Boţa-Avram và PhD Student Florin Boţa-
Avram, “Babeş-Bolyai” University of Cluj-Napoca.
- “An Analytical Model for External Auditor Evaluation of the Internal Audit Function Using Belief Functions” - Vikram Desai- Assistant Professor Wilfred Laurier University, Waterloo, Ontario, Canada;Robin W. Roberts - Burnett Eminent Scholar and Director, Kenneth G. Dixon School of Accounting, University of Central Florida, Orlando;Rajendra Srivastava - Ernst & Young Professor of Accounting and Director, The University of Kansas, Lawrence. - Một số website như: http://kiemtoan.com.vn/, http://ifac.com/.