C. Kinh nghiệm HĐ, vị thế và khả năng
4. Sự nổi tiếng của thương hiệu 7% Rất nổi tiếng Trung bình Rất ít biết đến 0.00 5 Sự phụ thuộc vào các đối tác3%Rất ít phụ thuộcTrung bìnhPhụ thuộc rất nhiều0
CHỈ TIÊU THÔNG TIN TC ĐƯỢC KIỂM TOÁN
Điểm Trọng số Kết quả
1. Chỉ tiêu tài chính 50%
2. Chỉ tiêu phi tài chính 0.00 50%
Tổng điểm Xếp hạng DN Hạng khách
Nguồn: Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt
Xếp hạng khách hàng:
Khách hàng xếp loại AA : Tốt Khách hàng xếp loại A : Khá
Khách hàng xếp loại BB : Trung bình Khách hàng xếp loại B : Trung bình yếu Khách hàng xếp loại C : Yếu kém
Với định hướng đa dạng hóa, khác biệt hóa dịch vụ ngân hàng, triển khai thêm nhiều hoạt động, dịch vụ mới trong ba năm vừa qua Navibank đã thu được nhiều thành tựu trong việc nghiên cứu phát triển hoạt động, dịch vụ mới. Nhờ sự am hiểu thị trường, kinh nghiệm và sự năng động trong triển khai các hoạt động trước là nền tảng tốt khi Navibank phát triển hoạt động bao thanh toán sau này. Trong những năm qua Ngân hàng không ngừng cải tiến, hoàn thiện các hoạt động, dịch vụ sẵn có mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Thành tích của Navibank về lĩnh vực này nổi trội trong năm 2008. Tính đến cuối năm 2008 Navibank đã đa dạng hóa hoạt động và dịch vụ ngân hàng bằng việc triển khai thêm các hình thức hoạt động, dịch vụ mới trong đó có 7 hình thức cho vay mới, 2 hình thức tiền gửi và 4 dịch vụ ngân hàng hiện đại là Dịch vụ Mobilebanking, Dịch vụ Internetbanking, Dịch vụ VnTopup và Ví điện tử Payoo).
f. Cơ sở vật chất và công nghệ ngân hàng
Navibank quản lý thông tin khách hàng hiệu quả từ việc sử dụng hệ thống Microbank (phần mềm core-banking) do CTCP Giải Pháp Phần Mềm Thiều Quang cung cấp nhờ đó việc quản lý khách hàng được thống nhất, không bị chồng chéo, hạn chế nhầm lẫn hay thất lạc thông tin khách hàng, cập nhập thông tin khách hàng nhanh chóng tới mọi chi nhánh của ngân hàng. Mỗi khách hàng sử dụng một dịch vụ bất kỳ tại Navibank sẽ được cung cấp một mã số CIF (Customer Information File), với mã số duy nhất đó khiến khách hàng có thể giao dịch tại bất kỳ điểm giao dịch nào của ngân hàng và thực hiện giao dịch với bất kỳ dịch vụ nào mà ngân hàng vẫn có thể quản lý tốt toàn bộ giao dịch của khách hàng đó. Nó cũng là cơ sở để ngân hàng thiết kế và triển khai các dịch vụ, quản lý tài sản và hệ thống khách hàng, cho phép ngân hàng cung cấp dịch vụ bảo mật hơn, tốt hơn và nhanh hơn. Đây là điều kiện tốt để ngân hàng thực hiện bao thanh toán cho khách hàng khi phải quản lý một số lượng khách hàng lớn với một kho dữ liệu cần quản lý.
Hiện nay, trên thế giới nhiều quốc gia phát triển đã hiện đại hóa công nghệ để tăng cường khả năng cạnh tranh bằng cách cho phép khách hàng có nhu cầu bao thanh toán giao dịch thông qua Internet hoặc điện thoại (e-factoring). Tại Navibank, các khách hàng cũng đã được hưởng lợi ích từ việc phát triển e-banking tại ngân hàng. Với dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động
(Mobile Banking Service) Khách hàng có thể: - Vấn tin số dư tài khoản tiền gửi thanh toán; - Vấn tin 3 giao dịch gần nhất;
- Vấn tin tỷ giá hối đoái; - Vấn tin lãi suất tiền gửi;
- Cung cấp thông tin tài khoản tiền gửi ngay sau khi được ghi Có; - Cung cấp thông tin tài khoản tiền gửi ngay sau khi được ghi Nợ;
- Cung cấp các thông tin tự động khác (giới thiệu sản phẩm mới, dịch vụ mới, chương trình khuyến mãi, …).
Với dịch vụ Internet banking của Navibank, thông qua việc kết nối Internet, truy cập vào trang www.navibank.com.vn, khách hàng có thể:
- Theo dõi thông tin liên quan đến tài khoản tiền gửi, tài khoản tiền vay. - Sao kê chi tiết giao dịch tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản tiền vay. - Cập nhật các thông tin về tỷ giá, lãi suất, mạng lưới giao dịch của
Navibank,...
Đây sẽ là điều kiện tốt để sau khi triển khai bao thanh toán Navibank sớm đưa e-factoring vào danh mục hoạt động của mình do đội ngũ cán bộ đã có điều kiện tiếp xúc và sử dụng thành thạo công nghệ hiện đại, các khách hàng Navibank đang phục vụ cũng đã có thói quen sử dụng công nghệ này.
2.3.1.3 Điều kiện khách quan
Bên cạnh những điều kiện chủ quan, rất nhiều điều kiện khách quan đã chín muồi cho sự phát triển bao thanh toán tại Navibank.
a. Môi tr ư ờng kinh tế xã hội
Môi trường kinh tế xã hội Việt Nam ổn định, phát triển đang là điều kiện rất tốt cho bao thanh toán phát triển. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong khu vực và trên thế
giới, trong giai đoạn 2002-2007 tốc độ tăng GDP bình quân là 7.8%, cao thứ hai thế giới sau Trung Quốc. Năm 2008 là một năm nhiều biến động và khó khăn song GDP Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 6.23%. Chính phủ luôn luôn có những giải pháp kịp thời để kiềm chế lạm phát, phát triển ổn định kinh tế vĩ mô tạo động lực, niềm tin cho dân chúng và dự báo trong thời gian sắp tới kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao như vậy nhu cầu vốn phục vụ đầu tư phát triển cũng như nhu cầu về các dịch vụ tài chính rất lớn. Số lượng doanh nghiệp mới thành lập ở Việt Nam tăng rất nhanh đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ bên cạnh đó tiềm năng vốn trong dân cư vẫn còn rất cao, tâm lý của người dân thích giao dịch với các ngân hàng trong nước cũng là một yếu tố thuận lợi cho các ngân hàng trong nước khai thác, mở rộng thị trường và là điều kiện rất tốt cho phát triển bao thanh toán trong nước.
Trong lĩnh vực xuất- nhập khẩu, sự tăng lên của kim ngạch xuất- nhập khẩu trong những năm vừa qua tiềm ẩn một nhu cầu rất lớn cho bao thanh toán xuất- nhập khẩu. Chi tiết về kim ngạch xuất- nhập khẩu của Việt Nam được thể hiện trong biểu đồ dưới đây
Biểu đồ 2.17 Kim ngạch xuất- nhập khẩu Việt Nam giai đoạn 2006-2008
Đơn vị tính: tỷ USD
Nguồn www.customs.gov.vn
Kim ngạch xuất- nhập khẩu không ngừng tăng lên trong cả ba năm, đặc biệt là năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đạt 62.9 tỷ USD tăng 30.01% so với năm 2007 đồng thời kim ngạch nhập khẩu tăng 32.17% đạt 80.4 tỷ USD. Đây là mức kim ngạch xuất- nhập khẩu cao nhất từ trước tới nay. Trong bối cảnh đó, các phương thức thanh toán truyền thống như ủy nhiệm chi, thư tín dụng bộc lộ những hạn chế nhất định còn vai trò quan trọng của bao thanh toán ngày càng được khẳng định khiến cho mối quan tâm của các doanh nghiệp xuất- nhập khẩu
ngày càng quan tâm tới hoạt động mới này. Điều đó tạo điều kiện cho NHTM có thể phát triển bao thanh toán để dành lấy thị trường đầy hấp dẫn này.
b. Khách hàng tiềm năng
Kinh nghiệm từ Banglades, một quốc gia Châu Á đang phát triển như Việt Nam, dịch vụ bao thanh toán chủ yếu sẽ được tập trung phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ _bộ phận đóng góp to lớn vào sự phát triển của nền kinh tế nước này. Thống đốc Ngân hàng Banglades phát biểu rằng có tới khoảng 72% các giao dịch mua bán của các DNV&N dựa trên cơ sở tín dụng và thời hạn tín dụng trung bình là 7 tháng. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn vốn và sự hoạt động của các doanh nghiệp này. Do đó, ông rất nhấn mạnh yêu cầu các NHTM nhanh chóng triển khai hoạt động bao thanh toán để phần nào khắc phục tình hình này. Tương tự như vậy, ở Việt Nam tỷ lệ DNV&N hiện chiếm tỷ lệ hơn 90% tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động trong khi các tổ chức tín dụng phát triển hoạt động bao thanh toán còn ít ỏi_15 tổ chức vì vậy đây là nguồn khách hàng tiềm năng to lớn cho hoạt động bao thanh toán.
Ngoài ra, số lượng khách hàng doanh nghiệp Navibank đang phục vụ cũng là một nguồn khách hàng tiểm năng lớn cho phát triển bao thanh toán, việc liên lạc, quảng bá bao thanh toán tới các doanh nghiệp được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí thông qua hệ thống e-banking của Navibank. Hiện nay ngân hàng đang phục vụ cho khoảng 2,500 khách hàng doanh nghiệp trong đó có tới gần 95% là khách hàng DNV&N. Khách hàng doanh nghiệp của Navibank nằm rải rác ở mọi tỉnh thành trong cả nước song thường tập trung ở các khu công nghiệp lớn trên cả nước tiêu biểu như: KCN Tân Tạo; KCX Tân Thuận; KCX Linh Trung; KCN Quế Võ; KCN Thuận Thành; KCN Đại Kim…Hơn nữa Navibank đã xây dựng được đội ngũ khách hàng gắn bó trung thành với Ngân hàng thông qua Câu lạc bộ NAVIBANK . Việc quan trọng khi Navibank phát triển bao thanh toán là phải quảng bá được những lợi ích khi sử dụng bao thanh toán tại ngân hàng, đó là một trong những phương pháp tạo cầu cho dịch vụ.