2.1. Đối tượng bảo hộ
Theo Đạo luật số 452/2001 ban hành ngày 29/11/2001 của Cộng hòa Séc về việc Bảo vệ chỉ định về nguồn gốc và chỉ dẫn địa lý và sửa đổi Đạo luật về Bảo vệ người tiêu dùng và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/04/2002, chỉ dẫn địa lý được định nghĩa như sau:
“Geographical indication means the name of a territory used for identification of the goods originating from this territory provided that this goods has certain quality, renown or other characteristics which are attributable to this geographical origin and provided that productionor processing and/or preparation of such goods takes place within the defined territory.” (Section 2.b)
Nghĩa là:
“Chỉ dẫn địa lý được hiểu là tên gọi của một khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước được sử dụng để xác định hàng hóa có xuất xứ từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước đó miễn là hàng hóa có những danh tiếng, chất lượng hay đặc tính nhất định có được do nguồn gốc địa lý đó và miễn là quá trình sản xuất hoặc chế biến/ chuẩn bị hàng hóa đó diễn ra trong khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước nói trên.” (Mục 2.b).
Định nghĩa đưa ra tương đối rõ ràng và dễ hiểu. Đối tượng bảo hộ chỉ dẫn địa lý mà cộng hòa Séc đưa ra đó là những tên gọi địa lý của một khu vực lãnh thổ xác định, dùng để chỉ xuất xứ của những hàng hóa mà những danh tiếng, chất lượng hay những đặc tính nhất định của hàng hóa đó do đặc trưng địa lý ấy quy định. Bên
cạnh đó, quá trình sản xuất, chế biến hay chuẩn bị hàng hóa đó phải được diễn ra trong khu vực địa lý đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý.Quy định này đưa ra nhằm mục đích tránh việc sử dụng chỉ dẫn địa lý với mục đích gây cho người tiêu dùng sự hiểu sai hoặc hiểu nhầm về nguồn gốc, danh tiếng, hay chất lượng của hàng hóa.
Một số chỉ dẫn địa lý của cộng hòa Séc đã được bảo hộ rộng rãi và phổ biến là:
Bia Pilsner Urquell
Bên cạnh đó, nhằm thực thi Đạo luật số 452 của cộng hòa Séc, Bộ Nông nghiệp của nước này đã cho ban hành Nghị định ngày 31/05/2002 thực thi Đạo luật số 452/2001 về việc Bảo vệ chỉ định về nguồn gốc và chỉ dẫn địa lý và sửa đổi Đạo luật về Bảo vệ người tiêu dùng, trong đó quy định danh sách những nông sản và thực phẩm bao gồm những nông sản, thực phẩm dùng cho dinh dưỡng của con người và không dùng cho dinh dưỡng của con người, mà việc đăng ký bảo hộ chúng theo chỉ dẫn địa lý cần phải có mô tả kỹ thuật đi kèm.
Danh sách các nông sản và thực phẩm dùng cho dinh dưỡng của con người: Bia
Nước khoáng thiên nhiên
Nước giải khát chiết xuất từ thực vật (đặc biệt là nước trái cây, nước ép, nước hòa tan và các chất lấy từ các nguyên liệu thiên nhiên, thực vật tươi hoặc khô hoặc một số bộ phận của thực vật đã qua xử lý)
Các sản phẩm sữa, bánh mỳ, và các sản phẩm bánh kẹo Nhựa thiên nhiên
Thịt
Cá, động vật giáp xác và động vật thân mềm Các sản phẩm từ sữa
Trứng
Rau quả và khoai tây dùng cho dinh dưỡng của con người và các phần rễ hoặc củ khác có thể ăn được
Trái cây và vỏ trái cây khô, vỏ cam quýt hoặc vỏ dưa hấu
Trái cây, rau quả và khoai tây dùng cho dinh dưỡng của con người hoặc những phần khác thuộc rễ hoặc củ có thể ăn được
Gia vị, cà phê, trà, trái cây và thảo dược ngoại trừ bạc hà Ngũ cốc và mạch nha
Hạt giống dầu, tinh bột, gluten lúa mỳ, inulin
Nhà máy chế biến công nghiệp, mục đích dành cho dinh dưỡng của con người (đặc biệt là các nhà máy được dùng để sản xuất đường, tinh bột, dầu thực vật, chất béo, xơ thực vật, chất đạm, tannin,…)
Cây dược liệu Pectin
Mỡ động vật từ thịt lợn, gia cầm, thịt bò, cừu hoặc dê
Stearin, oleostearin và các stearin mỡ động vật, dầu mỡ, oleomargarin và dầu mỡ động vật, chưa nhũ hoá, chưa pha trộn và cũng không được xử lý theo bất kỳ cách nào khác
Mỡ, dầu từ cá hoặc động vật có vú ở biển, tinh chế cũng như chưa tinh chế Dầu thực vật khác, dầu thô, tinh chế hoặc tinh khiết
Chất béo và dầu có thể ăn được, nguồn gốc động vật hoặc thực vật hydro hóa, tinh chế cũng như chưa tinh chế, tuy nhiên không phải tiếp tục xử lý
Bơ thực vật và chất béo khác ăn được đã qua chế biến
Các nguyên liệu thừa từ việc chế biến mỡ động vật hoặc các loại sáp động vật hoặc thực vật
Mật ong
Đường (củ cải hoặc mía) ở trạng thái rắn
Các chất làm ngọt tự nhiên khác, đường ở dạng lỏng và các sản phẩm lỏng từ đường
Đường mật, tẩy màu hoặc không Đường hương liệu hoặc đường màu
Các chất làm ngọt tự nhiên khác và đường mật hương liệu hoặc màu Hạt cacao hoặc bột cacao sống hoặc đã rang
Các sản phẩm khác từ trái cây, rau hoặc các bộ phận khác của cây
Hèm nho, trong quá trình tự lên men hoặc với quá trình làm lên men ngoại trừ bằng cách cho thêm chất có cồn
Hèm nho lên men bằng cách cho thêm chất có cồn Rượu táo, vang lê, và các loại rượu vang khác
Danh sách các nông sản và thực phẩm không dùng cho dinh dưỡng của con người:
Dầu nguyên chất Bần
Màu cánh kiến (nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật) Cây cảnh và hoa trang trí
Cỏ khô
2.2. Điều kiện bảo hộ
a) Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
Căn cứ vào định nghĩa đã nêu của cộng hòa Séc trongĐạo luật số 452/2001 ban hành ngày 29/11/2001 về việc Bảo vệ chỉ định về nguồn gốc và chỉ dẫn địa lý và sửa đổi Đạo luật về Bảo vệ người tiêu dùng và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/04/2002, có thể hiểu rằng để một chỉ dẫn địa lý được đăng ký bảo hộ ở Cộng hòa Séc, cần đáp ứng được ba tiêu chí chung nhất, đó là:
(1) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
(2) Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định;
(3) Quá trình sản xuất hoặc chế biếnvà/hoặc chuẩn bị hàng hóa đó diễn ra trong khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó.
Đây là những tiêu chí rõ ràng và hết sức phù hợp với các điều ước, hiệp định quốc tế. Chỉ những chỉ dẫn đáp ứng được đầy đủ cả ba tiêu chí nói trên mới được cấp phép bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo luật của cộng hòa Séc. Những chỉ dẫn địa lý đã được đăng kí bảo hộ sẽ được lưu giữ tại Cục sở hữu Trí tuệ của Cộng hòa Séc.
b) Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý
Theo mục 4, Đạo luật số 452/2001 ban hành ngày 29/11/2001 của Cộng hòa Séc về việc bảo vệ chỉ định về nguồn gốc và chỉ dẫn địa lý và sửa đổi Đạo luật về bảo vệ người tiêu dùng, chỉ dẫn địa lý sẽ được bảo hộ ngoại trừ các trường hợp bị loại trừ khỏi việc đăng kí sau đây:
(1) Một chỉ dẫn mà, mặc dù cách đọc đơn thuần theo nghĩa đen của nó xác định vùng lãnh thổ mà hàng hóa có xuất xứ từ đó, nhưng lại có khả năng gây ra sự nhầm lẫn trong cách hiểu rằng hàng hóa có nguồn gốc từ một vùng lãnh thổ khác, sẽ không được phép đăng ký với tư cách là một chỉ dẫn địa lý.
(2) Nếu người nộp đơn đăng ký cho chỉ dẫn địa lý đối với rượu vang, rượu mạnh có thể đảm bảo rằng việc sử dụng những chỉ dẫn này sẽ không có khả năng gây ra sự hiểu biết sai lệch về nguồn gốc thực sự của hàng hóa, thì nhiều hơn hai chỉ dẫn địa lý chứa đựng những tên gọi địa lý có cách viết hoặc cách đọc giống nhau (đồng âm) có thể được đăng ký với điều kiện nguyên tắc về vị thế bình đẳng của các nhà sản xuất trên thị trường được tuân thủ.
(3) Tên gọi chung của hàng hóa không được phép đăng ký như là một chỉ dẫn địa lý, bất kể thực tế là hàng hóa có xuất xứ từ vùng lãnh thổ đó.
(4) Theo những trường hợp ngoại lệ nêu tại khoản 2, một dấu hiệu trùng lặp với một chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký trước đó, hay một dấu hiệu trùng với tên của một loại cây trồng vật nuôi, mà có thể dẫn đến những giả định có tính lừa dối về nguồn gốc thực sự của sản phẩm do kết quả của sự trùng lặp này, sẽ không được đăng ký làm chỉ dẫn địa lý đối với hàng hóa giống hệt nhau.
c) So sánh với luật Việt Nam
Về cơ bản, cả luật Séc và luật Việt Nam đều có cách quy định giống nhau về điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý. Tức là, luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 cũng có cách quy định tương tự về điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý, bao gồm điều kiện chung về bảo hộ chỉ dẫn địa lý và các trường hợp loại trừ khỏi bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Điều này là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với tinh thần của Hiệp định TRIPS của tổ chức Thương mại Thế giới WTO, tổ chức mà trong đó cả Séc và Việt Nam đều là thành viên chính thức.
Tuy nhiên, luật của Séc có quy định chặt chẽ hơn luật Việt Nam về điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ. Ngoài hai điều kiện giống với khoản 6, Điều 79, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, cộng hòa Séc còn yêu cầu chỉ dẫn địa lý được bảo hộ phải đáp ứng thêm một điều kiện nữa, đó là quá trình sản xuất hoặc chế biến và/hoặc chuẩn bị hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý đó phải diễn ra trong khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó.
Đối với các trường hợp loại trừ khỏi việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, luật Séc đề cập đến việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm rượu vang và rượu mạnh, nhấn mạnh rằng việc đăng ký có thể được thực hiện nếu người nộp đơn
đăng ký đảm bảo được rằng việc sử dụng những chỉ dẫn này sẽ không có khả năng gây ra sự hiểu biết sai lệch về nguồn gốc thực sự của loại rượu đó và tuân thủ nguyên tắc về vị thế bình đẳng của các nhà sản xuất trên thị trường. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005 không đề cập đến vấn đề này trong mục đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý mà đưa nội dung này vào Điều 129 - Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý, khoản 3, mục d. Vấn đề này cũng được quy định rất rõ ràng trong Điều 23 của Hiệp định TRIPS với nội dungBảo hộ bổ sung đối với các chỉ dẫn địa lý dùng cho rượu vang và rượu mạnh, cụ thể như sau:
“Mỗi Thành viên phải quy định những biện pháp pháp lý để các bên liên quan ngăn ngừa việc sử dụng một chỉ dẫn địa lý của các rượu vang cho những loại rượu vang không bắt nguồn từ lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó hoặc sử dụng chỉ dẫn địa lý của rượu mạnh cho những loại rượu mạnh không bắt nguồn từ lãnh thổ tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó, kể cả trường hợp có nêu chỉ dẫn về xuất xứ thật của hàng hoá hoặc chỉ dẫn địa lý được sử dụng dưới dạng dịch hoặc được sử dụng kèm theo các từ như "loại", "kiểu", "dạng", "phỏng theo" hoặc những từ tương tự như vậy. [4]
Việc đăng ký một nhãn hiệu hàng hoá dùng cho rượu vang, có chứa hoặc được cấu thành bằng chỉ dẫn địa lý của rượu vang, hoặc nhãn hiệu hàng hoá dùng cho rượu mạnh, có chứa hoặc được cấu thành bằng chỉ dẫn địa lý của rượu mạnh phải bị từ chối hoặc bị huỷ bỏ hiệu lực, một cách mặc nhiên nếu pháp luật quốc gia của Thành viên cho phép như vậy, hoặc theo yêu cầu của bên liên quan, đối với những loại rượu vang hoặc rượu mạnh không có xuất xứ tương ứng.
xác định các điều kiện thực tế để các chỉ dẫn đồng âm được phân biệt với nhau trong đó phải bảo đảm đối xử công bằng với các nhà sản xuất và bảo đảm để người tiêu dùng không bị lừa dối.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo hộ các chỉ dẫn địa lý dùng cho rượu vang, Hội đồng TRIPS phải tiến hành các cuộc đàm phán về việc thành lập một hệ thống đa phương để thông báo và đăng ký các chỉ dẫn địa lý dùng cho rượu vang cần được bảo hộ tại các nước Thành viên tham gia hệ thống đó.”
Như vậy cộng hòa Séc và Việt Nam có những điểm tương đồng trong cách quy định về việc bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý, mà ở đây là cách quy định về điều kiện bảo hộ đối với các chỉ dẫn địa lý đã được đăng ký bảo hộ. Nguyên nhân ở đây một phần là do cả hai quốc gia đều tham gia với tư cách là thành viên của một số điều ước, hiệp ước và hiệp định quốc tế liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ, chẳng hạn như công ước Paris 1883 về bảo hộ Sở hữu công nghiệp (có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 08/03/1949, cộng hòa Séc từ ngày 01/01/1993), hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) của WTO kí ngày 15/04/1994.
2.3. Nội dung quyền
Cộng hòa Séc là thành viên của Công ước Paris 1883, Điều ước Lisbon 1958 và Hiệp định TRIPS của tổ chức Thương mại Thế giới WTO.
Theo mục 23, chương 8, Đạo luật số 452/2001 ban hành ngày 29/11/2001 của Cộng hòa Séc về việc Bảo vệ chỉ định về nguồn gốc và chỉ dẫn địa lý và sửa đổi Đạo luật về Bảo vệ người tiêu dùng và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/04/2002:
(1) Các chỉ dẫn địa lý đã đăng ký bảo hộ sẽ được bảo vệ chống lại các hành vi sau đây:
a) Bất kỳ hình thức sử dụng kinh doanh trực tiếp hay gián tiếp các chỉ dẫn đã được đăng ký cho những hàng hóa khác mà không liên quan đến việc đăng ký bảo hộ, nếu như hàng hóa khác đó có thể so sánh với hàng hóa đã đăng ký chỉ dẫn địa lý, hoặc việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng tốt và đã được bảo vệ của chỉ dẫn đã được đăng ký;
b) Bất kỳ việc sử dụng sai mục đích, sự bắt chước hay sự gợi ý nào liên quan đế chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ, ngay cả khi có nêu chỉ dẫn về xuất xứ thật của hàng hóa, hoặc chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ bị sử dụng dưới dạng dịch hoặc đi kèm với các từ như “loại”, “kiểu”, “dạng”, “phỏng theo” hoặc các từ tương tự như vậy;
c) Bất kỳ thông tin sai hoặc mang tính lừa dối về nguồn gốc địa lý, những đặc tính tự nhiên hoặc cơ bản của hàng hóa được ghi trên bao bì bên trong và bên ngoài, các công cụ xúc tiến hoặc các tài liệu liên quan đến hàng hóa tương ứng, cũng như chống lại việc sử dụng bao bì vận chuyển có khả năng gợi lên một ấn tượng sai lầm về nguồn gốc của hàng hóa;
d) Tất cả những hành vi khác có thể dẫn tới những giả định mang tính lừa dối