Giải pháp thực hiện đề án

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các đơn vị hành chính sự nghiệp của huyện thanh oai, thành phố hà nội giai đoạn 2015 2020 (Trang 30)

2.4.1. Nâng cao nhận thức của cấp ủy, cán bộ, đảng viên về tầm quan trọng chi bộ và sinh hoạt chi bộ

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trước hết phải nâng cao nhận thức của từng cấp ủy, của từng đảng viên về vai trò, nhiệm vụ của tổ chức

cơ sở đảng và các chi bộ trực thuộc trong cơ quan, đơn vị.

Hành động thực tiễn có đúng đắn, chuẩn mực hay không phụ thuộc rất lớn vào việc nhận thức có thấu suốt hay không. Vì vậy, để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Thanh Oai hiện nay, trước hết phải làm cho cán bộ, đảng viên thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về tổ chức cơ sở đảng và các chi bộ trực thuộc.

Nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng phải coi trọng giáo dục nhận thức cho cán bộ, đảng về vai trò sinh hoạt chi bộ, về mục đích, yêu cầu, nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ, để bồi dưỡng lòng nhiệt tình và và ý thức trách nhiệm của các cấp uỷ đảng và đảng viên đối với sinh hoạt chi bộ.

Tuyên truyền, giáo dục để mỗi đảng viên, cán bộ ý thức sâu sắc ý nghĩa, tác dụng, vai trò của sinh hoạt chi bộ là hình thức lãnh đạo, xây dựng tổ chức chủ yếu ở cơ sở của Đảng; thấy rõ sinh hoạt chi bộ là một hoạt động quan trọng qui định chất lượng của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Phải làm cho cán bộ, đảng viên thấy rõ chất lượng sinh hoạt chi bộ đóng vai trò quyết định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ: thông qua sinh hoạt chi bộ, đảng viên tiếp nhận đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, thông tin thời sự chính trị, nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng thảo luận, thuyết phục, nhận nhiệm vụ, tham gia xây dựng nội bộ Đảng. Bởi vậy, tham gia đầy đủ, tích cực sinh hoạt chi bộ là nghĩa vụ và cũng là quyền lợi của mỗi đảng viên.

2.4.2. Đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ

- Đổi mới nội dung sinh hoạt chi bộ

Các cấp ủy, tổ chức đảng ở cơ sở thực hiện nghiêm túc, có nền nếp chế độ sinh hoạt đảng định kỳ. Nội dung sinh hoạt chi bộ phải cụ thể, thiết

thực, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc xảy ra ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Mỗi quý, các chi bộ phải sinh hoạt chuyên đề ít nhất một lần để bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho đảng viên trong chi bộ. Vì vậy, đối với các chi bộ trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp ở huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay cần đẩy mạnh việc đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ nhằm xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.

Nội dung sinh hoạt phù hợp là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng sinh hoạt chi bộ. Để xác định nội dung sinh hoạt phù hợp cần thực hiện nghiêm sự chỉ đạo, hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ hàng tháng của đảng uỷ cơ quan, đơn vị. Đồng thời, cấp uỷ cần lựa chọn chủ đề sinh hoạt trong hàng tháng, hàng quý trên cơ sở chương trình công tác đã xác định và yêu cầu của đơn vị trong từng thời gian. Xác định nội dung sinh hoạt Đảng phù hợp phải trên cơ sở bám sát nhiệm vụ chính trị của đơn vị, đề ra những quyết định chính trị và tổ chức thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao năng lực lãnh đạo chính quyền, Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội; giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên.

- Đổi mới hình thức sinh hoạt chi bộ

Hình thức sinh hoạt chi bộ có tác động rất lớn đến chất lượng buổi sinh hoạt. Nội dung và hình thức có quan hệ biện chứng với nhau. Hình thức phù hợp với nội dung sẽ làm cho sinh hoạt chi bộ hấp dẫn, sinh động và hiệu quả. Hình thức sinh hoạt được cải tiến, phù hợp với nội dung sẽ kích thích sự tích cực của đảng viên, góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Nếu không đổi mới hình thức sinh hoạt sẽ gây cho đảng viên cảm giác nhàm chán, tẻ nhạt.

2.4.3. Duy trì nền nếp sinh hoạt chi bộ, chi ủy; nâng cao chất lượng điều hành trong sinh hoạt chi bộ

- Duy trì nền nếp sinh hoạt chi bộ, chi ủy

Các cấp ủy đảng phải chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có nền nếp chế độ sinh hoạt định kỳ theo qui định của Điều lệ Đảng; chuẩn bị chu đáo nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ.

Điều lệ Đảng qui định “Chi bộ, chi uỷ sinh hoạt thường lệ mỗi tháng một lần; họp bất thường khi cần” và “Đảng uỷ, chi uỷ cơ sở họp thường lệ mỗi tháng một lần; họp bất thường khi cần”. Trong sinh hoạt chi bộ, đảng bộ, yêu cầu đầu tiên là duy trì sinh hoạt thường xuyên, nền nếp. Việc duy trì nền nếp sinh hoạt có tác động đến ý thức, thói quen sinh hoạt của đảng viên nên là căn cứ quan trọng không thể thiếu trong khi đánh giá chất lượng sinh hoạt đảng. Sinh hoạt trở thành nền nếp tạo cho đảng viên ý thức tổ chức, tự giác chấp hành Điều lệ Đảng, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng.

- Nâng cao chất lượng điều hành sinh hoạt chi bộ.

Chất lượng điều hành sinh hoạt chi bộ của cấp ủy, trực tiếp là người chủ trì cuộc sinh hoạt là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa quyết định thành công của cuộc sinh hoạt chi bộ. Việc điều hành sinh hoạt phụ thuộc phần lớn vào năng lực, kinh nghiệm của cấp uỷ, trước hết là người chủ trì. Vì vậy, cần tăng cường trách nhiệm của cấp uỷ đi đôi với việc nâng cao năng lực tổ chức điều hành của cấp uỷ, nhất là bí thư cấp uỷ. Cấp uỷ cần quán triệt các nguyên tắc sinh hoạt Đảng, phát huy dân chủ của đảng viên trong tranh luận, thảo luận, làm rõ chân lý trên tinh thần giữ vững kỷ luật, tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Đồng thời, cần dự kiến các tình huống có thể xảy ra để xử lý kịp thời và đúng đắn; thực hiện một cách chu

đáo chặt chẽ, khoa học qui trình tổ chức sinh hoạt, điều hành hội nghị.

2.4.4. Chăm lo bồi dưỡng phẩm chất và năng lực cho đội ngũ cấp ủy, cán bộ, đảng viên.

Chất lượng cấp ủy phụ thuộc vào chất lượng của từng cấp ủy viên, đặc biệt là đồng chí bí thư chi bộ. Để chọn được cấp ủy có chất lượng, vấn đề quan trọng là bảo đảm quyền dân chủ thực sự để đảng viên lựa chọn và bầu được những đồng chí tiêu biểu có phẩm chất chính trị, trình độ, năng lực tổ chức thực tiễn; có đạo đức, lối sống lành mạnh, được đảng viên và quần chúng tín nhiệm.

Chất lượng sinh hoạt chi bộ phụ thuộc vào phẩm chất và năng lực của đội ngũ đảng viên, vì vậy để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ phải tăng cường công tác giáo dục, rèn luyện đảng viên; thực hiện tốt việc phân công và quản lý đảng viên.

Thường xuyên giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt đẹp, nâng cao năng lực cho đội ngũ cấp ủy, cán bộ, đảng viên. Để nâng cao chất lượng đội ngũ cấp ủy còn phải thường xuyên chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng, kinh nghiệm thực tiễn, kiến thức mới cho đội ngũ chi ủy viên, trước hết là bí thư chi bộ.

2.4.5 Phát huy dân chủ, thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình, phê bình trong sinh hoạt chi bộ.

Trong sinh hoạt chi bộ, nếu thực sự phát huy dân chủ sẽ mang lại tác dụng lớn cho chi bộ và từng cán bộ, đảng viên. Bởi phát huy dân chủ là phương pháp tốt nhất để thực hiện thành công nghị quyết của chi bộ; thực hiện kế hoạch chuyên môn nhanh nhất, hiệu quả nhất; sẽ khơi dậy, phát huy thế mạnh, năng lực, trách nhiệm, kinh nghiệm của tất cả cán bộ, đảng viên trong chi bộ cùng tham gia giải quyết công việc một cách thấu đáo, toàn diện,

sát thực tế.

Phát huy dân chủ sẽ đề cao trách nhiệm, nâng cao năng lực của đồng chí bí thư chi bộ và lãnh đạo đơn vị, vì những đồng chí này có trách nhiệm đưa ra quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm về công việc, nghị quyết, kế hoạch đưa ra.

Phát huy dân chủ cũng là cơ hội tốt để cán bộ, đảng viên trong chi bộ, đảng bộ học hỏi lẫn nhau về phương pháp, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm nhằm không ngừng nâng cao năng lực của bản thân. Mặt khác, mỗi đảng viên muốn ý kiến tham gia của mình có cơ sở khoa học và thực tiễn và được chấp nhận thì phải tự giác nghiên cứu kỹ dự thảo, thận trọng cân nhắc để tham gia thế nào là tốt nhất.

Để thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình đúng đắn và có chất lượng tốt, yêu cầu các cấp ủy tiếp tục chỉ đạo các chi bộ trong các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt phương châm, phương pháp và thái độ đúng đắn trong tự phê bình và phê bình. Trước hết tự phê bình và phê bình phải xuất phát từ lợi ích của Đảng và nhân dân, từ tình đồng chí thân ái; phải quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ, tránh lợi dụng dân chủ để phê bình, đả kích cá nhân và tổ chức, vô chính phủ hoặc lợi dụng phê bình để trù dập người khác…

2.4.6. Tăng cường sự lãnh đạo, hướng dẫn và kiểm tra của cấp ủy cấp trên đối với sinh hoạt chi bộ

Nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi bộ đảng là nhiệm vụ của toàn Đảng. Sự lãnh đạo của cấp trên trước tiên thể hiện ở việc nghiên cứu và ban hành những chính sách, quy định đúng đắn làm chuẩn mực hướng dẫn hoạt động của chi bộ trong các đơn vị cơ sở. Sự lãnh đạo của cấp trên thể hiện ở sự gương mẫu trong công cuộc đổi mới, nhất là đổi mới tư duy, đổi

mới về tổ chức và cán bộ, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của chính ngay cấp trên đối với chi bộ trong các đơn vị cơ sở. Cấp trên cần tập trung chỉ đạo chặt chẽ việc kiện toàn tổ chức chi bộ ở các đơn vị cơ sở, nhất là "các chi bộ yếu kém, đồng thời kiện toàn cấp ủy và tăng cường cán bộ ở những nơi có nhiều khó khăn, nội bộ mất đoàn kết" thuộc các loại hình khác nhau.

Mặt khác, cấp uỷ cấp trên cần tăng cường kiểm tra giám sát chế độ sinh hoạt và chất lượng sinh hoạt của các tổ chức đảng. Có biện pháp cụ thể để theo dõi, giám sát, đôn đốc các chi bộ, đảng bộ giữ vững chế độ sinh hoạt và sinh hoạt có chất lượng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các đơn vị hành chính sự nghiệp của huyện thanh oai, thành phố hà nội giai đoạn 2015 2020 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w