Hình 2.16 Lưu đồ thuật toán tìm phiếu thi
(1) Lấy ngưỡng tự động: chuyển từ ảnh màu thu nhận từ
camera sang ảnh xám và lấy ngưỡng tự động bằng thuật toán Otsu.
(2) Tìm 4 góc phiếu thi: phiếu thi có hình chữ nhật, nếu
camera bị lệch so với mặt phẳng phiếu thi thì ảnh phiếu thi có thể sẽ có dạng hình bình hành hoặc hình thang. Như vậy dù thế nào thì ảnh chụp của phiếu thi cũng sẽ là hình tứ giác.
Dựa vào đặc điểm này, ta tìm 4 góc của phiếu thì bằng cách tìm biên của ảnh nhị phân có được từ bước (1). Sau đó tìm đường bao của phiếu thi. Từ đường bao có thể xác định tọa độ 4 góc của phiếu thi.
4 góc của phiếu thi phải được sắp xếp theo đúng thứ tự trên trái, dưới trái, dưới phải, trên phải để thực hiện chính xác phép biến đổi phối cảnh tiếp theo. Thuật toán sắp xếp điểm này như sau:
• Xác định tọa độ trọng tâm của 4 góc (tọa độ trọng tâm là trung bình cộng tọa độ của 4 điểm trên)
• Xác định 2 điểm trên và dưới: 2 điểm trên là điểm có tọa độ y nhỏ hơn tọa độ trọng tâm, 2 điểm còn lại là điểm dưới.
• Xác định được các điểm trên trái, dưới trái, dưới phải, trên phải bằng cách so sánh tọa độ x của 2 điểm trên và 2 điểm dưới, điểm nằm bên trái sẽ có x nhỏ hơn.
• Xác định ma trận biến đổi phối cảnh (perspective transform matrix) với các điểm nguồn (source point) là 4 điểm của phiếu thi tìm được ở trên, 4 điểm đích (destination point) tương ứng lần lượt sẽ là (0,0), (0,1188),(840,1188), (840,0).
• Thực hiện phép biến đổi phối cảnh để chuẩn hóa phiếu thi về kích thước 840x1188.
Hình 2.17 Thực hiện phép biến đổi phối cảnh để chuẩn hóa phiếu thi