Kết quả thấm Nitơ plasma trên mẫu

Một phần của tài liệu tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật quy trình gia công bánh răng (Trang 28)

b) Chương trình điều khiển quá trình công nghệ thấm Nitơ

6.3.3Kết quả thấm Nitơ plasma trên mẫu

- Độ cứng:

Vật liệu sử dụng trong thí nghiệm đều bằng thép 45X. Kết quả kiểm tra thực hiện ở cùng một chế độ thấm là thời gian thấm 8 giờ và nhiệt độ thấm 5500C cho độ cứng là 850HV 0.1

- Tổ chức tế vi và chiều sâu lớp thấm:

Hình 6.14. Tổ chức tế vi của mẫu thép 45X sau khi thấm (500x)

Độ phóng đại lớn thể hiện được chiều sâu lớp thấm, phần nền vẫn là tổ chức peclit và ferrit.

Bề mặt không được bằng phẳng do quá trình bắn phá của plasma làm cácbon và sắt bị bứt phá ra ngoài.

Kết quả cho thấy: Khi làm việc trong điều kiện tải trọng lớn, nhiệt độ và môi trường bề mặt của chi tiết chịu ứng suất lớn hơn miền bên trong. Bề mặt tiếp xúc của chi tiết có xu hướng bi mài mòn lớn hơn những miền khác. Trong các phương pháp nhiệt luyện thì thấm Nitơ plasma là phương pháp tốt nhất vì đó là quá trình dễ điều khiển cấu trúc bề mặt để bề mặt chi tiết có những tính chất tốt nhất phù hợp với điều kiện làm việc, tăng độ bền, độ mỏi của chi tiết.

Hình 6.16. Sản phẩm bánh răng sau khi thấm nitơ plasma

6.4. Kết luận:

- Thấm Nitơ là một công nghệ ứng dụng rộng rãi để nâng cao chất lượng bề mặt của các chi tiết chịu mài mòn.

- Các thông số công nghệ đựoc thiết lập thành một chương trình điều khiển tự động và được cài đặt trên thiết bị.

- Sau khi thấm cho độ dày từ 8 - 20µm và độ cứng đạt 750 – 850HV 0.1 đáp ứng được các yêu cầu nâng cao độ mài mòn chi tiết.

6.5 Kiến nghị

Thấm Nitơ có rất nhiều ưu điểm nhưng công nghệ khá phức tạp, chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng. Chính vì vậy công nghệ này cần tiếp tục được nghiên cứu sâu để có thể ứng dụng rộng rãi nâng cao chất lượng bề mặt chi tiết máy.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật quy trình gia công bánh răng (Trang 28)