3.1. Kết luận
Chất lượng giáo dục đào tạo là một trong những vấn đềrất được quan tâm ở nước ta hiện nay. Với quan niệm xem đầu tư cho giáo dục là “đầu tư cho phát triển”, nước ta ngày càng có nhiều chủ trương, chính sách cũng như giải pháp để tập trung nâng cao chất lượng giáo dục. Một trong những biện pháp quan trọng đó là “Đổi mới phương pháp dạy, học và kiểm tra đánh giá(KT-ĐG)”. Bên cạnh đó, giáo dục còn được đổi mới do nhu cầu của sự phát triển xã hội. Xã hội ngày càng phát triển vềnhiều mặt, kéo theo nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao xuất phát từmột nền giáo dục vững vàng. Giáo dục nước nhà còn xác định được nhu cầu và xu thế đổi mới trên toàn thế giới bên cạnh nhu cầu trong nước. Điều này tất yếu cần phải có một nền giáo dục chuyên nghiệp. Giáo dục ngày nay không chỉ cung cấp kiến thức cho người học một cách thụ động, một chiều mà coi trọng việc giáo dục phương pháp, giáo dục cách tự khám phá tri thức, tựkhám phá bản thân trên cơsở đó làm nền tảng cho việc học tập suốt đời. Một lý do nữa là do có sự thay đổi vềchất của các đối tượng trong giáo dục. Người học ngày nay chủ động, tích cực và hiểu biết nhiều hơn trước sự phát triển nhanh chóng và đa dạng của xã hội. Chính vì điều này đòi hỏi một nền giáo dục đa chiều, đa cấp và chủ động hơn trong công tác giảng dạy.
3.2. Khuyến nghị
Tính khả thi của các giải pháp nói trên, ngoài nỗ lực chủ quan của giáo viên bộ môn và của đông đảo học sinh trong trường mà còn phụ thuộc vào những khuyến nghị sau:
3.2.1. Đối với Sở giáo dục và Đào tạo Hà Nội
- Là cơ quan chủ quản có chức năng quản lý toàn diện nhà trường, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cần quan tâm đầu tư mạnh mẽ và toàn diện hơn đối với các trường TCCN. Trong đó ưu tiên nguồn kinh phí đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Cần có ý kiến trực tiếp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc phân luồng học sinh nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các trường TCCN và Cao đẳng.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ công tác giáo viên, đặc biệt là trang bị thêm những kỹ năng cần thiết cho giáo viên lên lớp.
3.2.2. Đối với trường Trung Trung Cấp Kinh tế - Tài chính Hà Nội * Đối với lãnh đạo nhà trường:
- Cần thường xuyên nghiên cứu, hoàn chỉnh, cụ thể hoá quy chế quản lý, điều chỉnh hoạt động nhà trường.
- Phổ biến, áp dụng rộng rãi hình thức ra đề thi hết môn và kiểm tra định kỳ thông qua việc đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và phổ biến tới toàn thể giáo viên trong trường.
- Mở rộng sự liên kết, giao lưu về chuyên môn, nghiệp vụ giữa các trường TCCN trên địa bàn và cả nước.
- Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm về các vấn đề liên quan tới về việc bồi dưỡng phương pháp giảng dạy mới cho giáo viên.
- Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để gắn kết học tập với lao động sản xuất hướng mục tiêu đào tạo đến người sử dụng lao động.
* Đối với toàn thể cán bộ, giáo viên:
- Cần nhận thức đúng và đầy đủ về vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình chủ động phấn đấu, rèn luyện để không ngừng phát triển thích nghi với yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường giao cho, xứng đáng là nhân tố quyết định nâng cao chât lượng đào tạo của nhà trường.
- Khi được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tập huấn nghiệp vụ công tác giáo viên cần thu xếp thời gian, tham gia đầy đủ để đảm bảo hiệu quả.