Mô phỏng động khi thêm thiết bị PSS, và SVC

Một phần của tài liệu tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật NÂNG CAO ổn ĐỊNH góc ROTOR máy PHÁT điện BẰNG bộ ổn ĐỊNH CÔNG SUẤT (PSS) và THIẾT bị bù NGANG TĨNH (SVC) (Trang 30)

: MÔ HÌNH THIẾT BỊ VÀ CÔNG CỤ MÔ PHỎNG PSS/E I.12 TÌM HIỂU PHẦN MỀM PSS/E

I.14.2Mô phỏng động khi thêm thiết bị PSS, và SVC

Góc rotor máy phát G1, G2, G3, G4 dao động trong 2 chu kỳ đầu tiên sau đó dần trở nên ổn định, và đạt đến giá trị đồng bộ sau khoảng 10 giây.

Hình vẽ IV-25: Góc rotor máy phát G2 khi có PSS/SVC

Hình vẽ IV-26: Góc rotor máy phát G3 khi có PSS/SVC

Hình vẽ IV-28: Điện áp trên thanh góp 8 khi có PSS/SVC Điện áp trên thanh góp 8 dần ổn định sau khoảng 5 giây, tuy nhiên giá trị điện áp lúc này nhỏ hơn giá trị điện áp ban đầu (0,9 pu)

Công suất trên đường dây mạch 7-8, 8-9 mạch 1 đạt đến giá trị ổn định ban đầu (200MVA) sau khoảng 6 giây dưới tác dụng của thiết bị PSS/SVC.

Nếu so sánh sự ổn định của hệ thống khi không có PSS/SVC và khi có PSS/SVC, thì các hình vẽ IV -31, IV -32, IV -33, IV -34, IV -35, IV -36, IV -37 chỉ ra rằng: khi chưa có PSS/SVC, thì góc rotor máy phát điện, điện áp trên thanh góp và dòng công suất trên đường dây 7-8, 8-9 mạch 1 (base-case: đường màu đỏ) dao động khá lớn và trạng thái cuối cùng là mất ổn định hoàn toàn. Khi có PSS/SVC thì dao động tắt nhanh hơn và nhanh chóng đạt tới giá trị ổn định sau khoảng 5s.

Hình vẽ IV-31: Góc rotor máy phát G1 trong hai trường hợp không có và có PSS/SVC

Hình vẽ IV-32: Góc rotor máy phát G2 trong hai trường hợp không có và có PSS/SVC

Hình vẽ IV-33: Góc rotor máy phát G3 trong hai trường hợp không có và có PSS/SVC

Hình vẽ IV-34: Góc rotor máy phát G4 trong hai trường hợp không có và có PSS/SVC

Hình vẽ IV-36: Công suất trên đường dây 7-8 mạch 1 khi không có và có PSS/SVC

Hình vẽ IV-37: Công suất trên đường dây 8-9 mạch 1 khi không có và có PSS/SVC

Từ hình vẽ ta thấy rằng khi dùng đồng thời PSS và SVC (đường màu đỏ) có hiệu quả cao hơn trong việc nâng cao ổn định quá độ. Trong hình vẽ IV -38 và IV -39 chứng tỏ hiệu quả của PSS và SVC trong việc cản dao động góc rotor và công suất truyền tải giữa hai hệ thống con. Trong trường hợp cơ bản dao động nhiều hơn và mất nhanh chóng mất ổn định, và khi có PSS thì dao động ít hơn và nhanh chóng đến trạng thái ổn định với giá trị xấp xỉ giá trị ban đầu khi chưa xảy ra ngắn mạch, đặc biệt khi thêm SVC thì dao động tắt

nhanh hơn và giá trị điện áp đạt giá trị tốt hơn (bằng giá trị điện áp khi chưa xảy ra ngắn mạch) hay nói cách khác là HTĐ an toàn hơn.

Hình vẽ IV-38: Công suất trên đường dây 8-9 mạch 1 trong các trường hợp không có PSS/SVC, khi chỉ có PSS, và khi có cả PSS/SVC

Hình vẽ IV-39: Điện áp tại thanh góp 8 trong các trường hợp không có PSS/SVC, khi chỉ có PSS, và khi có cả PSS/SVC

I.15 KẾT LUẬN

Trong chương này, đầu tiên tác giả giới thiệu chung phần mềm PSS/E, tính toán mô phỏng quá trình quá độ, sự cố bằng PSS/E,

Nghiên cứu về ổn định quá độ góc rotor máy phát điện đối với HTĐ chuẩn được thực hiện theo kịch bản là tại t = 1s, ngắn mạch xảy ra trên đường dây 8-9 mạch 2, và sau 0,3s thì đường dây bị cắt ra.

Các mô phỏng về hệ thống điện chuẩn trong 3 trường hợp. Trường hợp 1, khi không có PSS và SVC. Trường hợp 2, khi chỉ thêm thiết bị PSS. Trường hợp 3, khi thêm cả thiết bị PSS và SVC được thực hiện trong chương này.

Phần cuối cùng của chương IV có sử dụng chương trình PSS/E để mô phỏng đáp ứng của hệ thống, và xem xét tác dụng của PSS và SVC khi có sự cố ngắn mạch trên đường dây 8-9 mạch 1 từ đó cho thấy tác dụng cản dao động góc rotor và công suất của PSS, SVC trong hệ thống điện.

Một phần của tài liệu tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật NÂNG CAO ổn ĐỊNH góc ROTOR máy PHÁT điện BẰNG bộ ổn ĐỊNH CÔNG SUẤT (PSS) và THIẾT bị bù NGANG TĨNH (SVC) (Trang 30)