Mối quan hệ giữa việc đánh giá rủi ro kiểm soát và việc xác định các phép thử nghiệm áp dụng

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 26 - 27)

phép thử nghiệm áp dụng

Để thu thập bằng chứng kiểm toán nhằm đưa ra kết luận về tính trung thực, hợp lý, hợp pháp của Báo cáo tài chính, kiểm toán viên tiến hành hai loại thử nghiệm kiểm toán: Thử nghiệm tuân thủ và thử nghiệm cơ bản.

Thử nghiệm tuân thủ là thử nghiệm nhằm mục đích thu thập bằng chứng về tính thích hợp và tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.

Thử nghiệm cơ bản là thử nghiệm nhằm mục đích thu thập bằng chứng có liên quan đến các dữ liệu do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp.

Để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có hiệu lực với chi phí thấp nhất, kiểm toán viên cần kế hợp hai thử nghiệm này trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Tuy nhiên, mức độ kết hợp hai loại thử nghiệm này còn phụ thuộc và mức rủi ro kiểm soát được đánh giá.

Nếu rủi ro kiểm soát được xác định ở mức tối đa, thì kiểm toán viên không thể dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ. Trái lại, Kiểm toán viên phải tăng cường các thử nghiệm cơ bản để phát hiện gian lận và sai sót. Trong trường hợp này, kiểm toán viên không cần thực hiện thử nghiệm tuân thủ.

Nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp hơn mức tối đa, kiểm toán viên sẽ dựa vào kiểm soát nội bộ của đơn vị để giảm bớt thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ. Ở trường hợp này, kiểm toán viên sẽ thực hiện tuần tự thử nghiệm tuân thủ và thử nghiệm và thử nghiệm cơ bản trong thực hành kiểm toán Báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (Trang 26 - 27)