Các giải pháp hỗ trợ thực hiện

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM (Trang 30 - 33)

Để có thể sớm xây dựng và đưa vào vận hành thị trường OTC Việt Nam theo mô hình đã lựa chọn, vẫn cần có các giải pháp hỗ trợ cho việc phát triển thị trường.

5.1. Đẩy mạnh việc hình thành các định chế trung gian của thị trường

Các tổ chức trung gian và các hoạt động thị trường chuyên nghiệp rất quan trọng đối với hoạt động của một TTCK nói chung và thị trường OTC nói riêng.

Ngoài ra, Nhà nước cần chủ động đứng ra tổ chức thành lập các trung gian thị trường theo nhiều hình thức khác nhau như DNNN, công ty cổ phần, nhằm mở rộng khả năng thu hút công chúng đầu tư vào thị trường chứng khoán, tăng cường năng lực kinh doanh chứng khoán trên thị trường.

Sự ra đời và phát triển của các quỹ tương hỗ hay những hình thái khác của các quỹ đầu tư tập thể cũng sẽ tạo ra điều kiện cung cấp các phương tiện đầu tư khác cho các nhà đầu tư cá nhân thiếu những kinh nghiệm và kiến thức cần thiết để trực tiếp tham gia vào thị trường vốn. Các quỹ tương hỗ thông qua tổ chức quản lý danh mục đầu tư, sẽ tạo cho các nhà đầu tư nhỏ một phương tiện tốt để bước vào kinh doanh trên OTC với những chi phí phải chăng và thu được nguồn lợi trên cơ sở dựa vào những kỹ năng của các nhà quản lý danh mục đầu tư. Trong thời gian đầu vận hành thị trường, các công ty quản lý quỹ có thể được thành lập với sự tài trợ của chính phủ hay sự hỗ trợ của các định chế tài chính nhà nước.

5.2. Tăng cường năng lực quản lý, giám sát thị trường

Để đảm bảo cho thị trường OTC hoạt động, phát triển theo đúng định hướng, hệ thống giám sát phải được tổ chức chặt chẽ và có sự phân cấp quản lý với các cấp độ khác nhau:

- Giám sát tại các tổ chức kinh doanh CK, bao gồm các công ty CK, các tổ chức phụ trợ trên thị trường. Các tổ chức này đều phải chịu sự kiểm tra giám sát của các tổ chức có chức năng quản lý, giám sát cấp trên, đó là: Trung tâm quản lý OTC (sau này là Hiệp hội kinh doanh CK), Uỷ ban chứng khoán Nhà nước và các tổ chức thanh tra, kiểm tra của Nhà nước.

- Cấp giám sát tại thị trường giao dịch phi tập trung (Trung tâm quản lý OTC): thành lập các bộ phận giám sát thường xuyên và bộ phận thanh tra chuyên trách. Ngoài ra, còn phải có bộ phận thanh tra giám sát và kiểm toán đối với các công ty CK thành viên, các công ty niêm yết và bộ phận này chịu sự quản lý, giám sát của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.

5.3. Thực hiện chế độ ưu đãi về thuế đối với hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán trên thị trường OTC

Cũng như TTCK tập trung, việc đầu tư vào thị trường OTC cũng cần có những ưu đãi nhất định nhằm khuyến khích các nhà đầu tư tham gia thị trường. Trước hết là có chế độ thuế ưu đãi đối với các khoản thu nhập từ đầu tư CK của các nhà đầu tư và kinh doanh chứng khoán, mặt khác cần xem xét hệ thống tín dụng ngân hàng và nhận tiền gửi tiết kiệm trong cùng hệ thống thị trường vốn và tiền tệ thống nhất, theo hướng khuyến khích đầu tư CK dài hạn.

5.4. Tiếp tục hoàn thiện chế độ báo cáo tài chính, kế toán và kiểm toán

Tiếp tục hoàn thiện chế độ báo cáo tài chính, kế toán và kiểm toán đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp, trong đó đặc biệt chú trọng đến chế độ công khai tài chính nhằm tăng cường tính minh bạch, rõ ràng và công khai thông tin trên OTC, bảo vệ lợi ích chính đáng của các nhà đầu tư và các thành viên tham gia OTC, đảm bảo OTC phát triển lành mạnh, cạnh tranh bình đẳng.

KẾT LUẬN

Hình thành và phát triển thị trường OTC cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết. Về mặt riêng biệt, thị trường OTC ra đời sẽ tạo điều kiện cho các công ty vừa và nhỏ, các công ty mới thành lập có thể huy động vốn trên thị trường chứng khoán, cung cấp thêm các loại công cụ đầu tư đa dạng cho các nhà đầu tư, tạo cơ chế giao dịch linh hoạt, chi phí thấp, tạo cơ chế giám sát chặt chẽ và tạo một cơ chế định giá mới để góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính Việt Nam theo hướng ổn định và hiệu quả.

Xuất phát từ mục đích trên đây, Báo cáo đã tập trung nghiên cứu nhằm đưa ra những giải pháp khả thi để có thể xây dựng và đưa vào hoạt động thị

quát những lý luận cơ bản về thị trường OTC, từ bản chất, chức năng, mô hình giao dịch.. của thị trường OTC cho đến những tác động tích cực cũng như những mặt hạn chế của OTC đối với nền kinh tế.

Từ thực trạng đó, đồng thời dựa trên việc nghiên cứu những bài học kinh nghiệm của một số mô hình OTC trên thế giới, chương III của Báo cáo đã đề cập đến một số giải pháp đồng bộ mang tính khả thi nhằm hình thành thị trường OTC ở Việt Nam. Trong đó, quan trọng nhất là giải pháp xây dựng hành lang pháp lý nhằm tạo cơ sở pháp lý cho tất cả các công việc chuẩn bị tiếp theo có liên quan đến việc thành lập thị trường và các đối tượng tham gia thị trường và giải pháp về nguồn nhân lực vì yếu tố con người là yếu tố quyết định, có tính chi phối tất cả các yếu tố còn lại.

Đây chính là những đóng góp cơ bản nhất của Báo cáo về vấn đề này. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng Báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, em mong thầy cô và bạn đọc sẽ góp ý, bổ sung để Báo cáo được hoàn chỉnh hơn nữa và có thể đạt đến tầm giá trị cao hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG OTC Ở VIỆT NAM (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w