Lắp đặt máy lạnh:

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VÀ THÔNG GIÓ CHO TÒA NHÀ TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP SÀI GÒN – SỐ 195 ĐIỆN BÊN PHỦ (Trang 30)

Lắp đặt các tổ hợp máy lạnh

Các indoor được lắp đặt và nối ống gió theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Các indoor loại âm trần được treo trên các thanh ren có lò xo chống rung, phía dưới có khay hứng nước ngưng tụ có độ nghiêng về phía ống thoát..

Tổ hợp máy nén – ngưng tụ outdoor ngồi trên các bệ giảm chấn, đặt ngoài trời. Các tổ máy lạnh được vận chuyển vào vị trí bằng xe cẩu và hệ thống con lăn, pa lăng, kích ... Khi vận chuyển máy, đảm bảo an toàn cho máy, tránh va đập, chấn động mạnh gây hỏng hóc, gẫy vỡ, ...

Sau khi các tổ hợp đã vào vị trí, lắp các cụm chống rung và tiến hành lắp đặt đường ống dẫn môi chất, các thiết bị phụ trợ tương ứng.

Sau đây là một số điểm cơ bản khi lắp đặt máy lạnh. Có thể không áp dụng một số điều nếu máy lạnh được cấp đồng bộ:

Lắp đặt đường ống hút : Các đường ống hút lắp đặt sao cho có khả năng loại trừ môi chất lỏng hoặc số lượng lớn dầu có thể trở về máy nén trong thời gian làm việc, lúc nghỉ và khi khởi động. Đường ống hút phải được đặt nghiêng 1/20 về phía máy nén.

Đối với chế độ làm việc duy trì áp lực thấp trong cac te, đường hút từ dàn bay hơi ra phải được tạo si phông đi lên ngay sau chỗ đặt bầu cảm nhiệt để không cho môi chất lỏng chảy về máy nén khi không làm việc. Trong trường hợp ngược lại, không cần đoạn khuỷu này.

Lắp đặt đường ống đẩy :

Đường ống nằm ngang đặt nghiêng theo hướng dòng môi chất về phía dàn ngưng tụ để dầu không quay trở lại máy nén. Đường ống đứng phải có tiết diện phù hợp đảm bảo khi phụ tải nhỏ nhất cũng đủ để chuyển dầu lên trên.

Lắp đặt đường ống dẫn lỏng : Vận chuyển dịch lỏng từ dàn ngưng tụ tới van tiết lưu và duy trì ở áp suất cao để tránh bay hơi trên đường ống, vì có hơi thì sự làm việc của van tiết lưu không chính xác. Vì thế áp suất của lỏng không được thấp hơn áp suất bão hòa ở nhiệt độ của môi chất lỏng. Muốn vậy độ giảm áp của lỏng trên đường tới van tiết lưu không được quá 70 kPa, để không xảy ra bay hơi khi lỏng được quá lạnh 3 - 5K.

Hút chân không hệ thống :

Sau khi toàn bộ máy lạnh được lắp đặt xong thành hệ thống, sau khi đã thử kín và thử bền hệ thống thì tiến hành công tác hút chân không hệ thống để thử kín chân không và chuẩn bị nạp môi chất.

Đối với tổ hợp máy nén kín và nửa kín dùng bơm chân không để hút chân không hệ thống. Mở toàn bộ van khoá của hệ thống, cấp điện để mở van điện từ, nối bơm chân không vào hệ thống và cho chạy đến áp suất 10 mm Hg, sau đó thì chạy tiếp 4 giờ nữa. Nếu sau 24 tiếng áp suất chân không không tăng quá 10 mm Hg thì hệ thống được coi là kín và không còn hơi nước.Trong quá trình hút chân không, có thể gia nhiệt cho các thiết bị, vỏ máy nén và đường ống của hệ thống để ẩm trong hệ thống dễ bay hơi và bị hút ra ngoài.

Nạp dầu (nếu có) :

Sau khi thử bền kín và hút chân không có thể nạp dầu vào máy nén. Dầu máy phải đúng chủng loại đã định trước, nguyên hộp và khô. Định lượng dầu vào nạp vào cac te qua đường nạp dầu.

Nạp môi chất (nếu có) :

Sau khi thử bền kín và hút chân không có thể nạp môi chất vào hệ thống. Quy trình nạp môi chất phải tuân thủ hướng dẫn lắp đặt của nhà sản xuất. Môi chất phải đúng chủng loại đã định trước là freon R410. Các van chặn của hệ thống phải được mở hoàn toàn.

Dùng phương pháp nạp freon R410 lỏng vào dàn ngưng tụ hoặc bình chứa. Chai freon R410 được đặt trên cân bàn để định lượng và được nối với bình chứa qua bộ nạp. Nạp freon R410 lỏng vào bình chứa đến khi cân bằng áp suất. Chuyển chai freon R410 và bộ nạp vào đầu hút của máy nén. Cho tổ hợp máy nén - bình chứa và tổ hợp quạt gió - ngưng tụ hoạt động. Mở dần các van chặn cho máy nén hút hơi freon R410 từ chai, nén vào dàn ngưng tụ rồi về bình chứa. Khống chế áp suất đầu hút để không vượt quá 5.5 kg/cm2. Đặt chai freon R410 đứng để đảm bảo hút hơi freon. Có thể sấy nhẹ bình bằng nước ấm 40OC.

Cho máy chạy thử : Mở toàn bộ các van chặn đảm bảo thông giữa bình chứa và van tiết lưu, dàn bay hơi và máy nén. Cho tổ hợp máy nén, ngưng tụ và bay hơi hoạt động. Theo dõi và điều chỉnh các thông số như áp suất hút, áp suất đẩy, nhiệt độ ... Nếu hệ thống hoạt động đạt chế độ yêu cầu thì có thể tháo chai freon R410 và bộ nạp. Công tác nạp freon R410 được coi là hoàn tất.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ VÀ THÔNG GIÓ CHO TÒA NHÀ TỔNG CÔNG TY NÔNG NGHIỆP SÀI GÒN – SỐ 195 ĐIỆN BÊN PHỦ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w