Một là, xây dựng chính sách, tạo môi trường thuận lợi nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế, đặc biệt trong các doanh nghiệp. Gắn với nhiệm vụ này, cần đẩy mạnh các hoạt động tư vấn, môi giới, dịch vụ về khoa học- công nghệ để phát triển thị trường công nghệ. Chuẩn bị ngay việc xây dựng các văn bản hướng dẫn để sớm thực thi có hiệu quả Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Chuyển giao công nghệ sau khi được Quốc hội thông qua. Xây dựng phát triển các trung tâm giao dịch khoa học-công nghệ tại các vùng kinh tế lớn trong cả nước.
Hai là, đổi mới cơ bản chính sách đầu tư và cơ chế tài chính cho khoa học-công nghệ phù hợp với đặc thù của hoạt động khoa học-công nghệ và thúc đẩy đầu tư của toàn xã hội cho đổi mới công nghệ để có thể đạt mức 1,5% GDP vào năm 2010. Chú ý tập trung đầu tư cho con người để phát triển tài sản trí tuệ của đất nước và xây dựng các cơ chế, chính sách đặc biệt để phát triển tiềm lực khoa học-công nghệ
Ba là, xây dựng lộ trình hội nhập quốc tế về khoa học-công nghệ để lĩnh vực này có đủ năng lực phục vụ trực tiếp cho phát triển kinh tế-xã hội, giải quyết được các nhiệm vụ khoa học-công nghệ quốc gia ở tầm quốc tế; nhanh chóng củng cố và mở rộng mạng lưới đại diện khoa học-công nghệ ở nước ngoài. Tạo điều kiện để các viện nghiên cứu hàng đầu của khu vực và thế giới có chi nhánh nghiên cứu tại Việt Nam.
Bốn là, cần có các giải pháp để sớm hình thành các tập thể khoa học và công nghệ mạnh với đội ngũ các nhà khoa học đầu ngành, tổng công trình sư, kỹ sư trưởng, kỹ thuật viên lành nghề có trình độ khu vực và quốc tế, đủ sức hoàn thành các nhiệm vụ khoa học-công nghệ quốc gia ở tầm quốc tế. Đầu tư có trọng điểm để xây dựng một số viện nghiên cứu đạt trình độ quốc tế.
KẾT LUẬN
Công cuộc đổi mới đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay đang bước vào thời kỳ mới - đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ những giá trị lớn lao của học thuyết Mác-Lênin về hình thái kinh tế - xã hội. Đây là cơ sỏ lý luận cho đường lối cách mạng của Đảng cộng sản, so sánh con đường cách mạng vô sản vào quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới XHCN. Khi tiến hành phân tích hình thái kinh tế xã hội TBCN, Các Mác đã khẳng định: Sự phát triển của những hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên, song không pahỉ quốc gai nào, dân tộc nào cũng nhất thiết phải trải qua tất cả các hình thái đã có trong lịch sử. Do những điều kiện khách quan và chủ quan nhất định, một quốc gia, một dân tộc có thể bỏ qua một hình thái kinh tế xã hội nhất định nào đó. Với Việt Nam con đường phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là con đường phát triển tất yếu, khách quan hợp quy luật và về thực chất đó chính là quá trình thự hiện Công nghiệp hoá hiện đại hoá đât nước theo phương thức “út ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt”. Nhằm tạo ra sự biến đổi về chất ủa xã hội trên tất cả cá lĩnh vựa nhằm phát triển nhanh lực lượng sản xuất và xây dựng nền kinh tế hiện đại. Mọi sự phát triển rút ngắn đều phải nhằm mục đích là cuối cùng phải tạo ra sự phát triển vượt bậc thậm chí nhảy vọt của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên dù phát triển tuần tự hay rút ngắn thì cũng đều là sự phát triển lien tục của lực lượng sản xuất. Tại đại hội IX đại hội đầu tiên trong thế kỷ XXI, dựa trên lý luận và thực tiễn sau mười năm năm đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin đảng ta đã khẳng định:” Con đường đi lên của nước ta là sự quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt là về khoa học công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất xây dưng nền kinh tế hiện đại”(Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB chính trị quốc gia HN 2001, trang 84). Như vậy trong sự nghiệp
công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước không thể không dựa trên nền tảng vững chắc của khoa học công nghệ hiện đại. Hơn nữa cần biết phát huy những lợi thế của đất nước và tận dụng được những khả năng vốn có, đồng thời tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn nhưng thành tựu mới về khoa học công nghệ. Có như vậy chúng ta mới có thể phát huy được nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần vốn có của Việt Nam để biến khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp như CacMac đã từng dự báo và làm cho khoa học công nghệ trở thành nền tảng động lực của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Trong suốt thời kỳ đó chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về mọi mặt của đời sống xã hội. Cuộc sống của người dân được cải thiện rõ rệt, có nhiều chuyển biến sâu sắc. Có được thành công đó không thể không kể đến vai trò của tri thức khoa học – công nghệ.
Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, thế kỷ có nhiều biến đổi sâu sắc của đời sống xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Đây là thử thách cũng là thời cơ cho các quốc gia, các dân tộc trên thế giới trong đó có Việt Nam. Trong xu thế đó bất cứ một quốc gia nào, dân tộc nào nếu không xây dựng cho mình một thực lực khoa học – công nghệ mạnh mẽ sẽ có nguy cơ tụt hậu ngày càng xa. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy “ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu ”. Tư tưởng của Người đến nay vẫn còn nguyên giá trị và tiếp tục tỏa sáng. Yêu cầu khách quan đặt ra đối với Việt Nam hiện nay là phải tập trung đổi mới để nâng cao tiềm lực, trình độ kỹ thuật khoa học – công nghệ, nhanh chóng nắm bắt lấy và làm chủ các thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến trên thế giới. Năng lực sáng tạo làm chủ khoa học – công nghệ là yếu tố đảm bảo cho con người làm chủ bản thân, làm chủ tương lai. Mặc dù trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa việc áp dụng khoa học – công nghệ còn nhiều bất cập, tuy nhiên, nhất định chúng ta sẽ làm được và sẽ làm tốt bởi mang trong mình sức mạnh đoàn kết dân tộc và trí thông minh, sáng tạo của người Việt Nam.
Với phạm vi một bài tiểu luận nhóm em xin kết thúc bài viết của mình. Nhóm em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn của cô để bài tiểu luận của nhóm em đạt kết quả cao. Hy vọng bài tiểu luận này sẽ giúp nhóm em củng cố tư duy về triết học và nhận thức đối với các quy luật xã hội.