CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VINA
3.2.5.Tăng cường năng lực tài chính của công ty
hơn ba mươi công ty niêm yết trên thị trường và cho ra báo cáo công ty định kỳ một tháng một báo cáo phân tích công ty lần đầu hoặc cập nhật
+ Báo cáo chiến lược: báo cáo chiến lược công ty cung cấp định kỳ hàng năm dưới hình thức báo cáo phân tích thường niên
+ Báo cáo ngành: định kỳ một tháng công ty cung cấp một báo ngành tới khách hàng
+ Báo cáo bình luận kinh tế vĩ mô: định kỳ một tháng công ty cung cấp một báo cáo bình luận kinh tế vĩ mô tới khách hàng
+ Báo cáo phân tích chuyên biệt theo yêu cầu ý tưởng của khách hàng: công ty cung cấp khi có yêu cầu của khách hàng.
- Đối tượng sử dụng các báo cáo:
Khoảng 80% khách hàng cá nhân, tổ chức trong nước có tài khoản giao dịch mở tại công ty yêu cầu nhận các báo cáo của công ty, và 100% khách hàng cá nhân và tổ chức nước ngoài có tài khoản tại công ty yêu cầu nhận các báo cáo của công ty. Bên cạnh đó, có một số khách hàng cá nhân và tổ chức (các quỹ đầu tư, các công ty tài chính) không có tài khoản mở tại công ty cũng sử dụng những báo cáo phân tích của công ty thông qua những hợp đồng hỗ trợ thông tin.
Bảng 7: Báo cáo doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2009 và 2010 (Nguồn: Báo cáo thường niên Công ty Cổ phần chứng khoán Vina năm 2010)
(Đơn vị tính: đồng)
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán Năm kết thúc 31 tháng 12 năm 2010 Năm kết thúc 31 tháng 12 năm 2009
Doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán 3.678.029.450 6.348.208.770 Doanh thu hoạt động đầu tư chứng khoán 776.442.579 189.211.604 Doanh thu hoạt động tư vấn 4.712.436.688 894.164.694
- Tư vấn tài chính 3.957.961.688 894.164.694
- Tư vấn đầu tư 754.475.000 -
Doanh thu hoạt động repo chứng khoán - 604.265.846
Doanh thu khác 2.907.538.044 1.182.850.203
TỔNG CỘNG 12.074.446.76
1 9.218.701.117
Doanh thu từ hoạt động phân tích cơ bản của công ty được thể hiện ở mục doanh thu khác. Cụ thể trong năm 2009, doanh thu từ hoạt động phân tích cơ bản của công ty là hơn 200 triệu đồng và 250 triệu đồng trong năm 2010.
2.3.Đánh giá thực trạng của hoạt động phân tích cơ bản của công ty
2.3.1.Kết quả đạt được
- Số lượng các loại báo cáo của công ty tăng trưởng
Trong năm 2007, công ty cung cấp hai loại báo cáo, đến này công ty cung cấp 6 loại báo cáo. Qua bốn năm hoạt động số lượng các loại báo cáo tăng lên 300%, cho thấy sự đa dạng trong loại hình dịch vụ của hoạt động phân tích cơ bản.
- Công ty cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phân tích khác biệt
Bên cạnh các sản phẩm truyền thống như: các báo cáo phân tích hàng ngày, báo cáo phân tích hàng tuần, công ty còn cung cấp những sản phẩm khác biệt, đặc trưng. Đội ngũ phân tích của công ty là nhóm đầu tiên ở Việt Nam cung cấp đầy đủ dự báo 5 năm, giá dự kiến và khuyến nghị. Đây cũng là minh chứng cho những nỗ lực hoàn thiện chất lượng nghiên cứu của công ty. Các khách hàng của công ty hoàn toàn có
thể tiếp cận các mô hình phân tích đó. Hiện nay công ty có năm mức khuyến nghị để các nhà đầu tư đưa ra quyết định của mình.
Bảng 8: Mức khuyến nghị đầu tư của công ty
Đánh giá So sánh với VN-Index
Mua > 15%
Tốt 0% - 15%
Trung bình = VN Index
Kém -15% - 0%
Bán < -15%
- Đối tượng sử dụng các báo cáo phân tích của công ty rất đa dạng
Khách hàng sử dụng báo cáo phân tích của công ty không chỉ là khách hàng trong nước mà còn là khách hàng nước ngoài. Công ty cung cấp các dịch vụ và sản phẩm phân tích phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Công ty phát triển các nghiên cứu của mình bám sát nhu cầu của khách hàng dựa trên tình hình thực tiễn của thị trường cũng như biến động của nền kinh tế và các chiến lược danh mục đầu tư trên cả thị trường vốn lẫn thị trường tài sản có thu nhập cố định. Đội nghiên cứu của công ty đang theo dõi 30 công ty có mức vốn hóa lớn nhất thị trường Việt Nam. Tính đến ngày 13 tháng 4 năm 2009, đây là những công ty có mức vốn trên 80 tỷ đồng (50 triệu USD).
- Công ty luôn đóng vai trò đi đầu trong việc cung cấp loại hình báo cáo mới
+ Là công ty đầu tiên đưa ra các báo cáo với các khuyến nghị dựa trên các yếu tố thị trường để hỗ trợ nhà đầu tư lựa chọn chứng khoán
+ Là công ty đầu tiên phân tích chứng khoán với các dự báo từ 3 đến 5 năm nêu ra trong báo cáo lãi và lỗ, báo cáo dòng tiền mặt và bản cân đối kế toán.
+ Là công ty đầu tiên thực hiện các bản tin nhanh tóm lược về các công ty niêm yết Đồng thời công ty đặc biệt chú ý đến yếu tố chất lượng nhằm mang lại sản phẩm độc đáo cho khách hàng. Các báo cáo phân tích của VinaSecurities luôn được đánh giá cao về các hiểu biết cơ bản, phương thức định giá và mô hình chuyên sâu trong một thị trường mới nổi như ở Việt Nam. Các báo cáo của công ty được đưa ra lần đầu và sau đó thường xuyên được cập nhật, tập trung vào đề xuất đầu tư.
Trong năm 2010, công ty cổ phần chứng khoán Vina nhận được giải thưởng The 2010 Best Analyst trong thị trường chứng khoán Việt Nam do tổ chức Bloomberg Inc đánh giá. Giải thưởng này thể hiện sự công nhận và đánh giá cao đối với chất lượng các bản báo cáo phân tích của công ty cổ phần chứng khoán Vina trên thị trường khu vực cũng như quốc tế.
2.3.2.Hạn chế
- Tần suất cung cấp các báo cáo của công ty là thấp
Hiện nay, đối với báo cáo phân tích công ty và báo cáo phân tích ngành, công ty cung cấp định kỳ báo cáo phân tích lần đầu hoặc cập nhật theo tháng. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến nay có gần 700 công ty niêm yết kinh doanh trong nhiều ngành nghề đa dạng khác nhau. Công ty mới chỉ cung cấp những báo cáo phân tích của 30 công ty công ty niêm yết, chỉ chiếm gần 5% số lượng công ty niêm yết. Công ty cung báo cáo ngành lần đầu hoặc cập nhật của khoảng năm ngành kinh tế. Hơn thế nữa, một số báo cáo phân tích công ty mới chỉ được xuất bản bằng tiếng anh, chưa có bản bằng tiếng Việt để phục vụ các nhà đầu tư trong nước.
- Chưa cung cấp bộ chỉ số phân tích so sánh của các ngành nghề kinh doanh chứng khoán.
Trên thị trường, có một số các công ty chứng khoán đã cung cấp thông tin tài chính của hầu hết các doanh nghiệp niêm yết trên hai Sở giao dịch chứng khoán đầy đủ, cập nhật liên tục, thường xuyên và tra cứu dễ dàng. Đặc biệt hơn nữa là các công ty chứng khoán này còn đưa ra những sản phẩm rất cạnh tranh trong lĩnh vực phân tích bằng việc đưa ra bộ chỉ số so sánh theo ngành nghề kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
- Doanh thu hoạt động phân tích cơ bản chứng khoán đóng góp là rất thấp
Cụ thể trong năm 2009, doanh thu từ hoạt động phân tích cơ bản của công ty là hơn 200 triệu đồng bằng 22% doanh thu hoạt động tư vấn tài chính, bằng 3% doanh thu hoạt động môi giới, và chiếm 2% tổng doanh thu của công ty. Sang đến năm 2010 doanh thu hoạt động phân tích cơ bản có gia tăng về số tuyệt đối tăng 50 triệu so với năm 2009 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu của công ty.
Trong năm 2010, doanh thu từ hoạt động phân tích cơ bản của công ty là hơn 250 triệu đồng gần bằng 10% doanh thu hoạt động tư vấn tài chính, bằng 12% doanh thu hoạt động môi giới, và chiếm 3,7% tổng doanh thu của công ty.
2.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế
2.3.3.1.Nguyên nhân chủ quan
- Chính sách của công ty chưa quan tâm, chú trọng đến hoạt động phân tích cơ bản.
Hiện nay, ban lãnh đạo công ty xác định hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp là hoạt động then chốt, nên công ty tập trung nguồn lực chủ yếu cho hoạt động tư vấn tài chính doanh nghiệp. Chính vì vậy, các chính sách của công ty chưa tạo ra động lực khuyến khích cho cán bộ phân tích phát huy khả năng. Bên cạnh đó, công ty cũng chưa dành kinh phí đầu tư những nguồn lực thỏa đáng cho hoạt động phân tích cơ bản, để hoạt động phân tích cơ bản có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Chi phí đầu tư cho hoạt động của bộ phận phân tích là còn hạn chế. Trong năm 2009 và năm 2010 là rất thấp. Trong năm 2009, chi phí dịch vụ phân tích là: 37.247.906 đ, bằng 3,7% chi phí dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán, bằng 36% chi phí cho hoạt động tư vấn bảo lãnh phát hành chứng khoán, chiếm 0,13% tổng chi phí toàn công ty. Trong năm 2010 chi phí dịch vụ phân tích là: 196.230.572 đ bằng 20% chi phí cho hoạt động tư vấn, bảo lãnh phát hành chứng khoán, chiếm 0,48% tổng chi phí toàn công ty
Bảng 9: Chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty năm 2009 và 2010 (Nguồn: Báo cáo thường niên công ty cổ phần chứng khoán Vina năm 2010)
(Đơn vị tính: đồng)
Chi phí hoạt động kinh doanh chứng khoán Năm kết thúc31 tháng 12 năm 2010
Năm kết thúc 31 tháng 12
năm 2009
Chi phí cho hoạt động lưu ký, môi giới chứng
khoán 1.499.465.560 1.500.063.366
Chi phí cho hoạt động đầu tư chứng khoán 11.041.328.415 3.777.556.113 Chi phí cho hoạt động repo chứng khoán - 9.667.699.589
Chi phí cho hoạt động tư vấn, bảo lãnh phát
hành chứng khoán 942.118.233 103.094.026
Chi phí dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán 15.280.000 998.886.000
Chi phí lãi vay - 2.789.082.639
Chi phí dịch vụ phân tích 196.230.572 37.247.906 Chí phí dự phòng giảm giá các khoản đầu tư
ngắn hạn 398.216.476 -4.325.875.046
Chi phí trực tiếp cho hoạt động kinh doanh
chứng khoán 26.625.178.549 13.385.224.296
Chi phí nhân công 22.197.277.042 10.116.044.927
Khấu hao và chi phí dài hạn 320.034.507 1.009.186.277 Các dịch vụ thuê ngoài 2.942.417.567 1.165.199.450
Đánh giá lại ngoại tệ 817.814.922 742.701.358
Chi phí khác 347.634.511 352.092.284
TỔNG CỘNG 40.717.817.805 27.932.978.889
- Khả năng tài chính của công ty chứng khoán có hạn
Công ty có vốn điều lệ là 185 tỷ đồng, tuy nhiên trong vòng vài năm gần đây công ty kinh doanh không có lãi. Trong năm 2010 kết quả mà công ty đạt được là không khả quan cụ thể là công ty có kết quả lỗ 35 tỷ đồng, tăng 5% so với kết quả lỗ năm 2009. Chính vì vậy mà tiềm lực tài chính của công ty cũng gặp hạn chế, gây khó khăn cho việc tạo nguồn kinh phí để đầu tư cho các hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động phân tích cơ bản .
- Nhân lực của Bộ phận Nghiên cứu và phân tích còn thiếu
Đội ngũ nhân viên phân tích còn hạn chế về mặt số lượng. Bộ phận Nghiên cứu và phân tích của công ty cổ phần chứng khoán Vina trong bốn năm qua duy trì ở mức trung bình là từ năm đến sáu người. Trong khi lượng nhân lực của bộ phận phân tích các công ty chứng khoán có nghiệp vụ phân tích chứng khoán mạnh lên tới 10-12 nhân viên. Với số lượng các công ty niêm yết trên hai Sở giao dịch chứng khoán ở Việt Nam hiện nay là gần 700 công ty thì việc theo dõi số liệu biến động của các số liệu công ty này thực sự là một khối lượng công việc đồ sộ. Hoạt động kinh doanh của các công ty ngày càng phức tạp và diễn ra nhanh chóng liên tục, đòi hỏi bộ phận nghiên cứu và phân tích phải tiến hành cập nhật và sang lọc một cách thường xuyên liên tục. Tuy nhiên, với số lượng nhân viên của bộ phận nghiên cứu và phân tích như vậy là không thể đáp ứng được. Trong thời gian tới, khi nền kinh tế thế giới nói
chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng thoát ra khủng hoảng và phát triển, thị trường chứng khoán sẽ trở lên hết sức sôi động. Các hoạt động IPO, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước sẽ được đẩy mạnh. Hàng hóa trên thị trường chứng khoán sẽ tăng nhanh về chủng loại và số lượng.
Chiến lược phát triển khách hàng của công ty cổ phần chứng khoán Vina là tập trung vào các nhà đầu tư “bán buôn“- tức là tập trung vào kinh doanh môi giới cho khối khách hàng tổ chức trong nước và nước ngoài, do vậy các báo cáo phân tích và nhận định thị trường, dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp đòi hỏi cần có một đội ngũ có chuyên môn sâu và rộng, đồng thời có khả năng giao tiếp và viết tiếng anh lưu loát, do vậy công ty cổ phần chứng khoán Vina đã gặp không ít khó khăn trong việc tuyển dụng những nhân tài có đầy đủ chuyên môn và khả năng ngoại ngữ nhằm đáp ứng công việc.
- Quy trình hoạt động phân tích chứng khoán bộc lộ hạn chế, chưa đáp ứng thực tiễn của hoạt động phân tích đang thay đổi.
Trong bước sưu tầm và xử lý dữ liệu, các cán bộ phân tích công ty mới chỉ dừng lại ở hoạt động thu thập các dữ liệu liên quan đến công ty cần phân tích từ các nguồn bên trong công ty như: những nguồn đã có sẵn trong cơ sở dữ liệu phân tích của bộ phận nghiên cứu và phân tích hoặc thu thập từ các nguồn bên ngoài như: tìm kiếm bản cáo bạch niêm yết, cáo bạch phát hành tăng vốn của đơn vị để tìm hiểu về đơn vị; báo cáo tài chính ít nhất ba năm gần nhất (với doanh nghiệp hoạt động trên ba năm); các bài phân tích của các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, các tổ chức khác về công ty; các bài báo đánh giá về ngành công ty đang hoạt động, triển vọng ngành, tình hình trong ngành, vị thế đơn vị, sản phẩm của đơn vị, cạnh tranh trong ngành. Các cán bộ phân tích chưa chú trọng đến việc tìm kiếm, sưu tầm dữ liệu từ chính doanh nghiệp phân tích. Đây là một nguồn cung cấp dữ liệu quan trọng, đầy đủ, giúp cho các cán bộ phân tích có thể giải đáp những thắc mắc trong quá trình sưu
2.3.3.2.Nguyên nhân khách quan
- Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 và tình trạng suy thoái của nền kinh tế thế giới năm 2010 đã gây ra sự sụt giảm của hầu hết các thị trường chứng khoán trên thế giới trong năm 2008 và năm 2011.
Sự tụt dốc của chỉ số VnIndex từ hơn 1000 điểm trong năm 2007 xuống còn hơn 300 điểm trong năm 2008. Hoạt động của thị trường chứng khoán suy giảm nghiêm trọng, giá trị khớp lệnh toàn thị trường suy giảm, nhà đầu tư mất niềm tin vào thị trường. Các công ty chứng khoán gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh: kết quả kinh doanh thua lỗ, sa thải và tinh giảm nhân lực, rút bớt nghiệp vụ hoạt động và thậm chí là đóng cửa công ty. Sự khó khăn trong kinh doanh của thị trường chứng khoán đã gây hạn chế cho hoạt động phân tích cơ bản: thiếu nguồn vốn đầu tư, nhà đầu tư rời bỏ thị trường...
- Sự hạn chế của khung khổ pháp lý thể hiện ở khâu sự vận hành vào thực tiễn còn yếu và kém hiệu quả, đặc biệt là cơ chế thực thi.
Ngay trong lĩnh vực rất quan trọng là giám sát thì tính thực thi của pháp luật về thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán còn thấp. Sự đồng bộ, thống nhất của nó với khung khổ pháp lý chung của thị trường