Đánh giá giảm.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 26 - 31)

1.3.3. Hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

1.3.3.1 Tài khoản sử dụng:

Để hạch toán nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê định kỳ kế toán sử dụng các tài khoản sau:

- Tài khoản 611 "mua hàng"

Nội dung và kết cấu của tài khoản 611 như sau:

Bên Nợ: + Giá trị thực tế hàng hoá, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn đầu kỳ.

+ Giá trị thực tế nguyên vật liệu, công cụ, hàng hoá dụng cụ mua vào đầu kỳ.

Bên Có: + Giá trị thực tế hàng hoá, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tồn cuối kỳ.

+ Giá trị vật tư, hàng hoá trả lại cho người bán hoặc được giảm giá.

+ Giá trị thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sản xuất trong kỳ.

Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được mở chi tiết cho hai tài khoản cấp hai sau:

TK 6111: Mua nguyên vật liệu TK 6112: Mua hàng hoá

1.3.3.2 Trình tự hạch toán:

SƠ ĐỒ KẾ TOÁN VẬT LIỆU THEO PHƯƠNG PHÁP KIỂM KÊ ĐỊNH KỲTK 151, 152, 153 TK 151, 152, 153 TK 111, 112, 331 TK 411 TK 412 TK 151, 152, 153 TK 111, 112, 331 TK 138, 334, 642 TK 621, 627, 641 TK 1331 TK 611 (mua h ng)à Giá trị VL, dụng cụ tồn đầu kỳ chưa sử dụng

Giá trị vật liệu, dụng cụ trong kỳ Thuế VAT được khấu trừ Nhận vốn liên doanh cấp phát tặng thưởng Đánh giá tăng vật liệu dụng cụ Giá trị VL, dụng cụ tồn cuối kỳ

Giảm giá được hưởng v giá trà ị h ng mua trà ả lại Giá trị thiếu hụt mất mát

TK 1421

Giá trị dụng cụ xuất dùng lớn Phân bổ dần

1.4 Tổ chức hệ thống sổ kế toán tổng hợp ( hình thức kế toán)

Để ghi chép, hệ thống hoá đơn thông tin kế toán doanh nghiệp phải sử dụng một hình thức kế toán nhất định, phù hợp với đặc điểm và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trình độ đội ngũ kế toán hiện có.

Hiện nay, trong các doanh nghiệp thường sử dung một trong các hình thức kế toán sau:

1.4.1 Hình thức kế toán nhật ký - sổ cái

Đây là hình thức được áp dụng ở các đơn vị sự nghiệp và ở những doanh nghiệp nhỏ, sử dụng ít tài khoản kế toán.

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ duy nhất là nhật ký sổ cái.

+ Ưu điểm: Tiến hành đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, dễ đối chiếu, không cần lập bảng cân đối phát sinh các tài khoản.

+ Nhược điểm: Khó phân công lao động kế toán tổng hợp, không thích hợp với các đơn vị quy mô vừa và lớn, có nhiều hoạt động kinh tế, sử dụng nhiều tài khoản.

1.4.2 Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ:

Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều căn cứ vào chứng từ gốc để lập chứng từ ghi sổ trước khi ghi vào các sổ kế toán. Về nguyên tắc thì mỗi chứng từ gốc được lập một chứng từ ghi sổ nhưng trong thực tế do có nhiều nghiệp vụ kinh tế có

nội dung giống nhau, để giảm bớt số lượng chứng từ ghi sổ cần phải lập, kế toán căn cứ vào chứng từ gốc lập bảng kê chứng từ gốc sau đó căn cứ vào bảng kê đó để lập chứng từ ghi sổ.

+ Ưu điểm: Phương pháp này rõ ràng, dễ hiểu, dễ phát hiện sai sót để điều chỉnh. Thích hợp với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều tài khoản, có khối lượng nghiệp vụ nhiều.

+ Nhược điểm: Việc ghi chép còn trùng lặp, khối lượng ghi chép nhiều, việc đối chiếu kiểm tra số liệu dồn vào cuối tháng nên không đảm bảo tính kịp thời của thông tin kế toán. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.3 Hình thức kế toán nhật ký chung:

Có sổ số liệu để ghi vào sổ nhật ký chung và sổ nhật ký chuyên dùng là căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lý, hợp pháp tiến hành lập định khoản rồi ghi trực tiếp vào sổ nhật ký chung theo thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản. Số liệu ở sổ nhât ký chung được sử dụng để ghi vào sổ cái các tài khoản liên quan.

+ Ưu điểm: Sử dụng phương pháp này đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán.

+ Nhược điểm: Việc ghi chép ở hình thức này còn trùng lặp nhiều. Hình thức kế toán nhật ký chung thích hợp với các loại hình doanh nghiệp và thuận lợi trong việc áp dụng điện toán kế toán.

1.4.4 Hình thức kế toán nhật ký chứng từ

Đây là hình thức kế toán đang được sử dụng rộng rãi trong thực tế hiện nay. Căn cứ để ghi vào các nhật ký chứng từ là các chứng từ gốc đã được phân loại và các số liệu từ bảng phân bổ cuối tháng tổng hợp số liệu tập hợp từ các sổ nhật ký chứng từ ghi vào sổ cái tài khoản.

SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ HẠCH TOÁN CỦA HÌNH THỨC NHẬT KÝ CHỨNG TỪ

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng đối chiếu, kiểm tra

Hình thức này, thích hợp với doanh nghiệp có quy mô lớn, có nhiều nghiệp vụ kinh tế, có loại chứng từ chi phí liên quan đến nhiều đối tượng tính giá, nhiều nhân viên kế toán có trình độ.

CHỨNG TỪ GỐC GỐC SỔ CHI TIẾT SỔ QUỸ BẢNG PH N BÂ NHẬT KÝ CH NG TÚ BẢNG KÊ BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT SỔ C I C CÁ Á T I KHOÀ ẢN B O C O KÁ Á TO NÁ

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT (Trang 26 - 31)