Đối với sinh viên

Một phần của tài liệu Phát triển cộng đồng tại ấp Tiền Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn (Trang 29)

5. Khuyến nghị

5.4. Đối với sinh viên

- Tự nhìn nhận lại những hoạt động đã thực hiện tại cộng đồng và so sánh với lý

thuyết phát triển cộng đồng được truyền đạt ở trường;

- Có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về các vấn đề cộng đồng;

- Tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân; phát huy những mặt đạt được và

- Giữ vững mối quan hệ đã tạo được với phường và khu phố nhằm tạo hình ảnh tốt về sinh viên trường Đại học Lao động – Xã hội (CSII).

Kết luận

Với chương trình học tập và thực hành của bộ môn phát triển cộng đồng trong chương trình học của chúng em và sự cho phép cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi từ Ban nhân dân ấp Tiền Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn. Mỗi người chúng em đã được trang bị cho riêng mình những kĩ năng và kiến thức được học và hành trong thời gian qua. Đó thực sự là điều mà chúng em cảm thấy thật sự rất quý báu để lấy làm hành trang cho những lần thực tế sau, từ những cô cậu sinh viên nhút nhát mà giờ mỗi người chúng em lại thấy như mình đã lớn thêm được ít, đã biết cách giao lưu và tiếp xúc lâu hơn với người dân, dạn dĩ hơn khi đứng trước đàm đông trình bày ý kiến của mình. Học trên lớp với li thuyết là như thế nhưng đi thực hành rồi chúng em thấy rằng mình cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa, cần phải xâm nhập vào cộng đồng nhiều hơn nữa để trở thành những tác viên cộng đồng tương lai với nhiều kinh nghiệm và kĩ năng chuyên môn được vận dụng đúng đắn.

Trên đây là bài báo cáo thực hành của nhóm 3 chúng em, trong bài chắc chắn sẽ còn nhiều những sai sót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy, chúng em xin chân thành cảm ơn.

CẢM NGHĨ CỦA CÁ NHÂN SAU CHUYẾN ĐI THỰC TẾ

Thời gian cứ thấm thoát trôi đi mới đây mà một tháng thực hành xong môn Phát Triển Cộng Đồng thực tế tại ấp Tiền Lân, Xã Bà Điểm, Huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh đã kết thúc. Một tháng tuy không phải là quá dài đối với một ai đó

nhưng so với tôi một tháng qua, tính đúng ra thì chuyến đi thực tế của nhóm chúng tôi đi về ấp ấp Tiền Lân, Xã Bà Điểm, cũng chỉ hơn 15 ngày. Nhưng chỉ với một thời gian ngắn ngủi đó đã cho tôi nhìn nhận ra được rất nhiều điều mới lạ, không chỉ là nâng cao khả năng của bản thân trong công việc, trau dồi kiến thức mà còn em một cái nhìn thật hơn về cuộc sống.. Sau khi nghe thầy giáo triển khai hướng dẫn thực hành môn phát triển cộng đồng. với vai trò là nhóm trưởng tôi cùng bạn Hà Thị Kim Ngân ngay ngày hôm sau đã tức tốc tìm nơi thực hành, người ta nói quả không sai “ học phải đi đôi với hành” từ lúc vào học cho tới ngày đi thực hành có lẽ đây là lần đầu tiên tôi được trực tiếp làm việc với cộng đồng với vai trò là một sinh viên. Cái cảm giác run sợ dường như bao phủ cả bộ não của tôi.

Lần đầu tiên cầm kế hoạch thực hành trên tay, thật sự tôi không thoát khỏi hoang mang và lo lắng. Bao nhiêu câu hỏi tự đặt ra trong đầu, “Liệu người dân ở đây có nhiệt tình giúp đỡ hay không? Họ có làm khó mình hay không? Hay mình sẽ phải làm những vấn đề gì? Sẽ giải quyết vấn đề đó như thế nào? Và mình sẽ gặp những khó khăn gì đây?” Vì đây là lần đầu tiên một sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, sẽ phải làm việc trực tiếp với người dân nên càng lo lắng hơn. Lần xâm nhập này, ngoài những kiến thức được học từ sách vở, thầy cô thì kinh nghiệm làm việc chưa có, các kỹ năng để ứng dụng vào thực tế còn non kém. Em cảm thấy khó khăn hơn khi phải tham gia tiếp xúc với người dân. Nhưng rồi, mọi lo lắng cũng nhanh chóng qua đi khi tham gia họp với mọi người, chúng em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình và thân thiện của các chú trong ban lãnh đạo khu phố nên đã nhanh chóng hòa đồng được với mọi người. Và có lẽ khi tham gia cuộc họp của các tổ, em thấy rằng giữa các tổ đều xảy ra những vấn đề chung chủ yếu đều liên quan đến môi trường như vứt rác bừa bãi, rác thải xí nghiệp ở đầy các con đường hay như ngập lụt những khi trời mưa… Khi nhận thấy vấn đề chung của khu phố và nhóm sinh viên chúng em có thể ứng dụng được trong đợt thực hành này là làm về vấn đề “cải thiện cảnh quang môi trường”.

Trước khi tiến hành công tác “làm cùng” với người dân, nhóm sinh viên chúng em đã được bác tổ trưởng dẫn đi xâm nhập, khảo sát toàn bộ các con đường và cuộc sống sinh hoạt của mọi người. Một điều làm em ngạc nhiên đầu tiên ngay khi vừa đặt chân xuống đi khảo sát đó là những con đường đất, chỗ thì lởm chởm đá, chỗ thì nước ngập và đặc biệt hai bên đường các quảng cáo dán dày đặt. Trong đầu tôi đã có ngay sự so

con đường còn cũ kĩ thì ở đây những con đường luôn luôn mới khi mỗi ngày là một biển quảng cáo khác nhau được dán hai bên đường “ thông cầu, khoan cắt bê tông” và câu hỏi đặt ra ở đây là thành phố lớn sao lại có những con đường như thế này chứ, thật bất ngờ? Chắc rằng, với những con đường như vậy thì mỹ quang của con đường có phải mất rồi không ?. Khi quan sát những con đường này, lòng em có hiện hữu suy nghĩ mâu thuẫn vô cùng, đây là con đường của một thành phố lớn hay sao? Nhìn những cảnh tượng như vậy thật khó hiểu và bất ngờ. Càng đi sâu vào các con đường, càng có nhiều bất ngờ hơn khi những con đường này ngập tràn rác thải sinh hoạt, vôi vữa ngày càng nhiều khiến cho diện tích của các con đường bị thu hẹp hơn. Điều đáng nói là không đâu xa xôi hết mà ở hai bên con đường này là nhà ở san sát. Hết bất ngờ này đến bất ngờ khác, khi mà tình trạng này xuyên suốt tất cả các con đường mà chúng em đi khảo sát, không có lấy một đoạn đường nào được sạch đẹp như chúng em từng tưởng tượng. Ắt hẳn, ai cũng sẽ ngạc nhiên như chúng em khi được trải nghiệm thực tế, vì trong khi những con đường lớn của thành phố sạch đẹp, hào nhoáng bên ngoài thì những con đường này lại rất bẩn và đầy ổ gà, khiến cho việc đi lại vô cùng khó khăn. Và chính vì bị rác thải “chen lấn” nên lòng đường càng hẹp hơn, mỗi lòng đường chỉ được hai xe máy đi là choáng hết chỗ. Mặc dù vậy nhưng mọi người vẫn cứ hiển nhiên, dửng dưng với tình trạng đó.

Dường như, mọi người không hề quan tâm, không cho đó là vấn đề mình cần phải chung tay mà thờ ơ với nó. Phía trong khu vục nhà sạch sẽ bao nhiêu thì đối lập phía ngoài đường toàn là rác thải bấy nhiêu. Mọi người cứ thản nhiên, vô tư “ mặc kệ” cho rác thải hoành hành, cho dù nó ở ngay mép tường rào “nhà mình”. Cứ thế, ngày này qua ngày khác, có thể lúc đầu chỉ là bịch ni lông nhưng dần dần chúng cứ tích tụ thành hàng trăm bịch ni lông và nhiều thứ khác. Nhà người này thấy vậy thì người khác cũng suy nghĩ “người ta không dọn thì mình dọn làm gì, đường là của chung mà”. Chính những suy nghĩ này đã gây nên ảnh hưởng lớn tới môi trường và sâu xa là cuộc sống của con người sau này. Phải chăng, đây chính là ý thức của con người thời đại kinh tế thị trường. Rác ở trước những hàng quán lề đường. Rác bên đường do người dân đổ một cách trái phép. Bất ngờ hơn, khi có một nghịch lý đang xảy ra: những nơi có biển cấm đổ rác lại là nơi hội họp của các loại rác thải. Hình như đối với họ tấm biển cấm trở thành đèn xanh tín hiệu giúp họ nhận biết đó là nơi “ có thể” đổ rác. Họ phớt lờ đi biển “cấm” to đùng - ấn tượng đập vào mắt đầu tiên – vẫn thản nhiên đổ rác. Rác từ

mọi nơi bốn phương tám hướng đổ dồn quanh tấm biển chất đống chất đống trở thành cồn thành bãi.

Thế đấy, vậy là con đường đẹp đẽ ngày nào giờ thay vào đó là toàn rác thải và cây cỏ lấn sâu. Ăn xong một que kem hay một chiếc kẹo, người ta vứt que, vứt giấy xuống đất. Uống xong một lon nước ngọt hay một chai nước suối, vứt lon, vứt chai ngay tại chỗ vừa ngồi mặc dù thùng rác để cách đó rất gần. Tuy vậy, họ vẫn thản nhiên, vô tư không có gì áy náy. Buổi khảo sát địa bàn cũng kết thúc, nhưng đã đọng lại trong em rất nhiều trăn trở. Hình ảnh những con đường đầy rác thải, lòng đường lởm chởm đá, ni lông, chai nhựa, vỏ kem, vỏ kẹo… đã thay thế cho những suy nghĩ của em về cảnh tượng thành phố sạch đẹp như đã từng suy nghĩ, tự hào.

Ngoài ra, ở trong tổ có một số hộ gia đình trực tiếp nuôi bò sữa trong khuôn viên nhà, là hoạt động kinh tế của những con người này. Nhưng mà các bạn cũng biết đấy, ở thành phố này đất chật người đông, nuôi động vật trong nhà thì sẽ ảnh hưởng như thế nào tới các hộ xung quanh. Và điều tất yếu cũng đến, mùi hôi thối bắt đầu bốc lên, vì khó có phương pháp xử lí. “Hương vị” hấp dẫn đó không những ảnh hưởng trực tiếp tới con người mà nó còn thu hút hàng nghìn những chú ruồi, những họ hàng thân thiện tiếp theo như muỗi, chuột cũi, chuột cống…Chúng không bỏ lỡ cơ hội vỗ béo mình – và nơi đó trở thành “địa bàn” hoạt động của chúng một cách tự do tự tại. Thật là một nơi trú ẩn an toàn, một “thiên đường” trên mặt đất. Còn con người chúng ta sẽ ra sao? Những gì chúng ta đem đến cho môi trường - môi trường sẽ trả lại cho chúng ta. Đó là quy luật nhân quả tự nhiên. Không những ảnh hưởng tới các hộ xung quanh mà nó còn ảnh hưởng tới chính những người này. Thử hỏi, đây có phải cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm tại khu phố này không?

Sau khi đã khảo sát được tình hình địa bàn, nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của Bác tổ trưởng, nhóm sinh viên chúng em đã có được buổi làm cùng với người dân, đó là dọn dẹp đường phố. Buổi dọn dẹp diễn ra với khí thế sôi nổi giữa người dân và nhóm sinh viên, tuy số lượng người dân tham gia làm không nhiều. Mọi người đều hăng say dọn dẹp và cười nói vui vẻ. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số người dân lại tỏ thái độ làm ngơ, dù cho mọi người đang dọn trước khu vực nhà mình. Trong quá trình dọn dẹp đó, mọi người có phát hiện được một số ống kim tiêm xen lẫn trong đống rác và mọi người đều hô lên “ cẩn thận kim chích ma túy đó”. Và hình như, mọi người ai

cho đã học được kiến thức trên ghế nhà trường nhưng em vẫn cảm thấy sợ. Không biết những kim tiêm này không may đâm phải vào tay, chân thì sao? Không biết tại sao trước cổng nhà mình mà mọi người lại để cho tình trạng này xảy ra?

Những việc làm như vứt rác, ni lông, giấy kẹo,…tuy nhỏ nhưng lại gây tác hại vô cùng to lớn. Phải chăng dọn dẹp sạch sẽ nhà mình từ phòng khách đến nhà ăn, từ trong nhà ra ngoài vườn là tốt? Còn việc vứt rác bừa bãi, bạ đâu quăng đó cả những nơi công cộng là không cần thiết, không quan tâm không ảnh hưởng gì đến mình, đến gia đình mình. Điều này, mỗi chúng ta cần suy nghĩ lại. Bạn nghĩ sao khi một thành phố văn minh, giàu đẹp lại ngập tràn trong biển rác? Nó thể hiện hành vi của người vô văn hóa, vô ý thức, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe con ngươì. Người ta vô tư vứt rác khắp nơi mà không ý thức được, chính điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. Ngay trước cổng nhà mình đầy rẫy kim tiêm mà nhỡ có em nhỏ nào đi qua lỡ may dẫm phải thì sao đây? Hay như sáng sớm mấy cụ già cứ đi tập thể dục mà đi qua những chỗ này thì sẽ như thế nào? Hậu quả của nó để lại là khôn lường. Một điều đáng buồn nữa là ngay trong tổ có một số xí nghiệp may mặc tư nhân, cứ vứt rác xung quanh mấy con đường khá nhiều. Theo một số người dân bất bình phản ánh thì “tại mấy xí nghiệp này cứ căn lúc nào mọi người đi ngủ hết là đưa những bao vải vụn lớn vứt ở những lề đường trong hẻm, nhưng vì không có bằng chứng nên mọi người cứ để vậy”. Thoáng quan sát nét mặt Bác tổ trưởng thấy lắc đầu và thoáng buồn. Có lẽ tình trạng này xảy ra nhiều nhưng chưa giải quyết được. Ấn tượng về ý thức của người dân có lẽ là nỗi thất vọng lớn trong em ở nhũng buổi làm cùng này? Một con đường đang sạch đẹp bỗng dưng phải hứng chịu vô số rác thải từ gia đình đến rác thải xí nghiệp. Chúng vương vãi khắp nơi. Tại sao trong tổ hằng ngày đã tổ vệ sinh đi thu gom rác rồi mà vẫn có rác thải vương vãi khắp đường? Tại sao xí nghiệp lại phải đi vứt rác vào ban đêm? Có lẽ vì một chút lợi ích nhỏ nhoi là sợ đóng tiền phí mà mọi người lại gây nên tình trạng này. Mọi người chỉ cần nhìn thấy lợi ích trước mắt là đủ rồi chăng!

Bao nhiêu trăn trở, bao nhiêu suy nghĩ xuyên suốt cả thời gian thực hành tại cộng đồng cuối cùng cũng khởi sắc hơn. Các con đường trong tổ dường như đẹp hơn. “Chao ôi, đường trong hẻm cũng rộng đấy nhỉ!” – đó chính là câu nhận xét của bác tổ trưởng. Chỉ cần mỗi người, mỗi nhà có ý thức thêm một tí thì sẽ góp lại thành một khu phố sạch đẹp. Tuy nhiên, tình trạng này có duy trì được không? Khi mọi người sau ngày

nghỉ sẽ tất bật với công việc mưu sinh của mình. Mọi người có còn quan tâm đến vấn đề này nữa không? Đó chính là trăn trở của em khi xong đợt thực hành, vì thời gian thực hành quá ít, liệu mọi người có nhận thức kịp không?

Bạn thấy đó, chỉ cần có một hành động vô ý thức đó mà gây ảnh hưởng đến công việc của người khác. Ngày nay, đi đến đâu cũng có nhiều người tự hào khoe khu phố mình đang sống là một khu phố văn hóa. Thế nhưng, được đặt bảng khu phố văn hóa mà rác rưởi vương vãi khắp nơi gây phản cảm cho người đi đường. Như vậy họ chẳng khác gì tự mình mỉa mai mình, tự đánh mất thể diện mình và cả khu phố. Cỏ mọc um tùm là điều kiện thuận lợi cho sinh sôi nảy nở của loài muỗi. Từ đó phát sinh dịch bệnh sốt xuất huyết - căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng của con người. Một điều đáng buồn nữa là các quán ăn trên vỉa hè cũng có những hành vi xả rác nghiêm trọng. Những đồ ăn dư thừa hằng ngày vẫn đổ vào các cống thoát nước. Chúng khiến cho cống không thoát được nước. Chắc hẳn rằng, vào những ngày mưa lớn, do hệ thống cống thoát nước không hoạt động hiệu quả, nước tràn khắp đường phố, cản trở giao thông. Nhiều lúc nước bẩn tràn ngược vào nhà. Nhìn cảnh tượng ấy, em thật bức xúc, xót xa cho một vẻ mĩ quan bị đánh mất.

Một tháng làm việc thực tế ở cộng đồng cũng nhanh chóng trôi qua, cả nhóm cũng đã hoàn thành thời gian thực hành cho môn phát triển cộng đồng. Bao nhiêu lo lắng, hồi hộp trong buổi đầu xâm nhập cộng đồng cũng qua đi, thay vào đó là sự lưu luyến xen

Một phần của tài liệu Phát triển cộng đồng tại ấp Tiền Lân, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn (Trang 29)