cho cán bộ phòng Tài nguyên & Môi trường các huyện, thị xã, thành phố.
Đối với nước thải công nghiệp hàng quý Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh ra thông báo yêu cầu các đối tượng kê khai lưu lượng và thành phần các chất ô nhiễm có trong nước thải.
Đối với dự án đầu tư mới trên địa bàn thành phố UBND thành phố đã yêu cầu chủ dự án phải lập Báo cáo ĐTM hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật trước khi dự án đi vào hoạt động.
2.4. Hiện trạng môi trường nước sông cầu chảy qua khu vực thành phốThái Nguyên Thái Nguyên
Theo Sở tài nguyên và môi trường Thái Nguyên, từ năm 2005 - 2010, chất lượng nước trên Sông Cầu đoạn qua thành phố không đáp ứng được QCVN 08:2008/BTNMT đối với nguồn loại A1, A2 (nguồn nước mặt sử dụng cho mục đích sinh hoạt). Kết quả quan trắc cho thấy, BOD trong nước sông Cầu đoạn chảy bắt đầu vào địa phận thành phố Thái Nguyên (từ điểm sau hợp lưu với suối Phượng Hoàng đến điểm Cầu Gia Bảy và từ điểm sau hợp lưu với suối Xương Rồng đến điểm trước khi hợp lưu với suối Phố Hương), hàm lượng các chất hữu cơ tăng nhẹ, BOD dao động từ 6,3 - 9,2mg/l vượt từ 1,1 - 1,3 lần; COD cũng có diễn biến tương tự; TSS dao động từ 30,2 - 35,2 mg/l và vượt từ 1,01 - 1,17 lần; Amoni vượt 1,5 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT cột A2. Chất lượng nước không đảm bảo sử dụng mục đích sinh hoạt. Nguyên nhân đoạn sông này bị ô nhiễm hữu cơ do
hoạt động đô thị, nước thải sinh hoạt và dịch vụ khu vực thành phố Thái Nguyên gây lên.
Cùng với tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn, cụ thể là việc các nhà máy, nhà hàng dịch vụ, dân cư tập chung không ngừng được mở rộng thì việc môi trường nước sông Cầu khu vực thành phố Thái Nguyên nguy cơ bị tăng tải lượng ô nhiễm là điều hoàn toàn có khả năng xảy ra.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu 3 nguồn nước thải là nguồn nước thải công nghiệp, nước thải bệnh viện và nước thải sinh hoạt.
3.1.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Phạm vi: Địa bàn khu vực thành phồ Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên - Thời gian: Từ ngày 06/02/2012 đến 30/04/2012
3.2. Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu
3.2.1. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá chung về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên
- Đánh giá thực trạng nước thải trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. + Xác định một số nguồn phát sinh nước thải trên địa bàn thành phố. + Đánh giá chất lượng nước thải trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. + Đánh giá ảnh hưởng của nước thải đến môi trường nước mặt - nơi tiếp nhận nước thải trong khu vực thành phố Thái Nguyên.
- Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải tới môi trường.
3.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Đối với nước thải công nghiệp: Các chỉ tiêu nghiên cứu là pH, COD, BOD5, TSS, Fe, dầu mỡ, Coliform.
- Đối với nước thải bệnh viện: Các chỉ tiêu nghiên cứu là pH, COD, BOD5, TSS, S2-, NO3-, NH4-, PO43-, Coliform.
- Đối với nước thải sinh hoạt: Các chỉ tiêu nghiên cứu là: pH, BOD5, TSS, S2-, NO3-, NH4-, dầu mỡ, Coliform.
- Đối với nước mặt: Các chỉ tiêu nghiên cứu là: pH, BOD5, COD, TSS, SO42-, Coliform.
- Đối với nước ngầm: Các chỉ tiêu nghiên cứu là: pH, TSS, COD, SO42, Coliform.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phát phiếu điều tra phỏng vấn một số hộ gia đình trên địa bàn thành phố Thái Nguyên để thu thập số liệu về:
- Hiện trạng cống thải.
- Công tác truyền thông vệ sinh môi trường.
3.3.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên ở Trung tâm Quan trắc & Công nghệ môi trường.
- Thu thập các số liệu phân tích nước mặt, nước ngầm trên địa bàn nghiên cứu từ các báo cáo hiện trạng môi trường, báo cáo ĐTM của các đơn vị:
+ Suối Xương Rồng + Suối Mỏ Bạch
+Tại Xí nghiệp luyện Kim màu II
+ Tại Công ty CP luyện cán thép Gia Sàng
- Thu thập một số văn bản liên quan đến quản lý nước thải trên địa bàn thành phố Thái Nguyên tại Trung tâm Quan trắc & Công nghệ môi trường, phòng Công nghệ môi trường.
3.3.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá số liệu
Phương pháp tổng hợp: So sánh kết quả phân tích các mẫu nước thải được lấy để nghiên cứu với QCVN nhằm đánh giá hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải và mức độ ảnh hưởng của chúng đến chất lượng nguồn nước mặt trong khu vực thành phố Thái Nguyên. Cụ thể như sau:
- So sánh với tiêu chuẩn QCVN 08: 2008/BTNMT, để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nước thải đến chất lượng nước mặt.
- So sánh với tiêu chuẩn QCVN 09: 2008/BTNMT, để đánh giá mức độ ảnh hưởng của nước thải tới nguồn nước ngầm.
- So sánh với tiêu chuẩn QCVN 14: 2008/BTNMT, để đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt.
- So sánh với tiêu chuẩn QCVN 40: 2009/BTNMT, để đánh giá chất lượng nước thải công nghiệp.
- So sánh với tiêu chuẩn QCVN 28: 2010/BTNMT, để đánh giá chất lượng nước thải bệnh viện.
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên là thành phố lớn thứ ba miền Bắc sau Hà Nội và Hải Phòng, thành phố đông dân thứ 10 cả nước, trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc. Thành phố Thái Nguyên được thành lập vào năm 1962 và là một thành phố công nghiệp. Thành phố Thái Nguyên nằm bên bờsông Cầu. Diện tích 189,705 km2 và dân số 330.707 người (năm 2010)[7]. Thành phố Thái Nguyên từng là thủ phủ của Khu tự trị Việt Bắc trong suốt thời kỳ tồn tại của khu tự trị này (1956 - 1965). Ngoài ra, thành phố Thái Nguyên được cả nước biết đến là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực nghiên cứu là khu vực thành phố Thái Nguyên, thuộc địa bàn của 9 phường: Quang Trung, Quán Triều, Quang Vinh, Phan Đình Phùng, Hoàng Văn Thụ, Trưng Vương, Gia Sàng, Đồng Quang, Túc Duyên. Khu vực có vị trí tiếp giáp với các bên như sau:
- Phía Bắc giáp sông Cầu; phía Tây Bắc tới hết phường Quán Triều, giáp phường Tân Long.
- Phía Nam giáp nhà máy cán thép Gia Sàng.
- Phía Tây giáp tuyến đường sắt Thái Nguyên - Hà Nội. - Phía Đông giáp sông Cầu.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
a. Địa hình
Thành phố Thái Nguyên nằm ở mức địa hình thấp và tương đối phẳng. Tuy nhiên dạng địa hình gò đồi của miền trung du Bắc Bộ vẫn chiếm ưu thế. Xen kẽ những đồi gò thoải dạng bát úp là những thung lũng đồng bằng nhỏ bằng phẳng, các bậc thềm phù sa mới và thềm đất dốc tụ. Diện tích khu vực gò đồi chiếm 50,2% diện tích tự nhiên. Trong quá trình đô thị hoá và công
nghiệp hoá, bề mặt địa hình vốn có của đô thị Thái Nguyên đã bị biến cải nhiều, nhất là trong khu vực nội thành.
b. Địa mạo
Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc Nam, thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc vùng phía Bắc chủ yếu là đá phong hoá mạnh (castơ) tạo thành nhiều hàng động, thung lũng nhỏ. Phía Tây Nam có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất 1.590 m, các vách núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài hai dãy núi kể trên còn có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến Võ Nhai tạo nên vùng ít mưa và dãy núi Bắc Sơn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Cả ba dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa Đông Bắc vì vậy Thái Nguyên ít chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Đông Bắc.
4.1.1.3. Đặc điểm địa chất
Mặc dù có diện tích lãnh thổ không lớn nhưng cấu trúc địa tầng của Thái Nguyên khá phức tạp, có nhiều nguồn gốc khác nhau. Tính phong phú của các giới hệ tầng quyết định rất lớn đến chất lượng đất và sự phong phú của các loại khoáng sản của Thái Nguyên. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là quy mô diện tích các loại đất cũng như trữ lượng khoáng sản của tỉnh ở mức hạn chế.
Trong bản chú giải bản đồ địa chất và khoáng sản đã liệt kê tới 28 hệ tầng, phức hệ địa chất với nhiều loại đá khác nhau. Các hệ tầng này phần lớn có dạng tuyến và phân bố theo nhiều hướng khác nhau. Phần lớn các hệ tầng nằm ở phía Bắc của tỉnh có hướng thiên về Đông Bắc - Tây Nam, trong khi các hệ tầng ở phía Nam tỉnh lại thiên về hướng Tây Bắc - Đông Nam. Các hệ tầng có chứa đá vôi (các hệ tầng Đồng Đăng, Bắc Sơn) tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc của tỉnh, không thành khối liên tục mà xen kẽ với các tầng khác nhau như: Sông Hiến, Lạng Sơn, Bắc Bun... Vùng Tây Bắc của tỉnh - huyện Định Hoá có hệ tầng Phố Ngữ, chiếm tỷ lệ diện tích lớn với các loại đá phổ biến là phiến sét, sét, sét silic, cát bột kết... Chiếm diện tích lớn ở vùng phía Nam là các hệ tầng Tam Đảo, hệ tầng Nà Khuất, hệ tầng Hà Cối với nhiều loại đá khác nhau.
Rõ ràng, với điều kiện địa chất như vậy, Thái Nguyên có nhiều loại khoáng sản, cả nhiên liệu, kim loại, phi kim loại. Tuy nhiên, chất lượng quặng không cao, trữ lượng ít đã gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế ở quy mô lớn.
4.1.1.4. Khí hậu,thuỷ văn
a. Khí hậu
* Nhiệt độ và chế độ nhiệt
Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gió mùa biến tính, chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng bắt đầu từ cuối tháng 4, kết thúc vào đầu tháng 10 hàng năm. Trong thời gian này gió mùa đông nam chiếm ưu thế tuyệt đối, nóng ẩm mưa nhiều, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 41,50C, nhiệt độ trung bình 28,50C. Mùa lạnh bắt đầu từ gần cuối tháng 11 năm trước đến gần cuối tháng 3 năm sau, gió mùa đông bắc chiếm ưu thế tuyệt đối, trong thời gian này, lượng mưa ít, thời tiết hanh khô, tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình 15,5oC, nhiệt độ thấp tuyệt đối xuống đến 3oC. Độ ẩm không khí trên địa bàn thành phố khá cao. Mùa nóng độ ẩm dao động từ 78% đến 86%, mùa lạnh từ 65% đến 70%.
*Lượng mưa và chế độ mưa
Thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng có lượng mưa lớn.
- Lượng mưa trung bình hàng năm 2.025,3 mm, phân bố theo mùa, và có sự chênh lệch lớn giữa 2 mùa.
- Mùa mưa trùng với mùa nóng, lượng mưa chiếm tới 80% lượng mưa cả năm.
- Số ngày mưa trên 100mm trong một năm khá lớn.
- Ngày mưa lớn nhất trong vòng hơn nửa thế kỷ qua là ngày 25/6/1959, tới 353 mm, làm cho tháng này có lượng mưa kỷ lục 1.103mm.
b. Thuỷ văn
Thành phố Thái Nguyên nằm giữa hai dòng sông lớn: Sông Cầu và sông Công (phụ lưu bên bờ phải của sông Cầu). Sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên dài 25 km, chiều rộng 70 - 100m. Lưu lượng nước bình quân mùa mưa 620m3/s, mùa khô 3,32m3/s. Sông Cầu là nguồn cấp nước sinh hoạt cho thành phố, nước cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp; đồng thời cũng là nơi
tiếp nhận nước thải đô thị và công nghiệp của thành phố này. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có khoảng 93 các ao, hồ, suối vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp đồng thời tiếp nhận, tiêu thoát nước cho thành phố.
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong thời gian qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế Thành phố Thái Nguyên luôn cao hơn tăng trưởng kinh tế bình quân của tỉnh và cả nước.
Trong giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Nguyên đạt trung bình 11,11% mỗi năm, trong khi giai đoạn 2001 - 2006 trước đó là 9,14% mỗi năm. Trong thời kỳ 2006 - 2010, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng bình quân đạt 14,91%, khu vực dịch vụ đạt 11,86% và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản là 4,14% mỗi năm. Cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên cũng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp trong GDP. Năm 2011, cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên có tỉ lệ công nghiệp và xây dựng chiếm 41,77%; dịch vụ chiếm 36,95%, nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 21,28 %. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2011 dự ước đạt 22,3 triệu đồng/người, tương đương khoảng 1062 USD/người và tỉ lệ hộ nghèo giảm 2,1% so với năm 2010. Từ năm 2005 đến tháng 12 năm 2010, Thái Nguyên có 428 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký quy đổi đạt 105.000 tỷ đồng, trong đó có 16 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. GDP trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2011 ước đạt 3.352,8 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ.
4.1.2.2. Dân số và lao động
Theo số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2010 thì tổng diện tích của khu vực nghiên cứu bao gồm địa bàn của 9 phường trung tâm thành phố có tổng diện tích 87023,14 km2với số dân 97.300 người.
Bảng 4.1. Bảng thống kê diện tích và dân số các phường trên địa bàn thành phố
STT Tên phường Diện tích (Km2) Dân số (Người)
1 Quang Trung 201,14 20.663 2 Quan Triều 278,99 8.374 3 Quang Vinh 313,35 5.515 4 Đồng Quang 163,06 7.977 5 Phan Đình Phùng 270,20 14.305 6 Hoàng Văn Thụ 159,18 15.768 7 Trưng Vương 102,88 7.022 8 Túc Duyên 289,96 7.198 9 Gia Sàng 410,32 10.478 10 Tổng 87.023,14 97.300
(Nguồn niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2010)
Bảng 4.2. Bảng dân số trung bình phân theo giới tính, thành thị và nông thôn
Tổng số
Phân theo giới tính Phân theo thành thị,nông thôn
Nam Nữ Thành thị Nông thôn I, Dân số (Người) 2006 47,53 7 24,727 22,810 25,030 22,507 2007 48,17 1 25,085 23,086 25,646 22,525 2008 48,80 7 25,364 23,443 26,050 22,757 2009 49,40 0 25,579 23,821 26,380 23,020 2010 50,00 0 25,795 24,205 26,600 23,400 II, Tốc độ tăng (%) 2006 6.80 6.76 6.85 9.97 3.49 2007 1.33 1.45 1.21 2.46 0.08 2008 1.32 1.11 1.55 1.58 1.03 2009 1.21 0.85 1.61 1.27 1.16 2010 1.21 0.84 1.61 0.83 1.65
III, Cơ cấu (%) 2005 100 52.02 47.98 52.65 47.35 2006 100 52.02 47.98 52.65 47.35 2007 100 52.07 47.93 53.24 46.76 2008 100 51.97 48.03 53.37 46.63 2009 100 51.78 48.22 53.40 46.60 2010 100 51.59 48.41 53.20 46.80
(Nguồn:Phòng thống kê thành phố Thái Nguyên) 4.1.2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng
a. Tình hình kinh tế
Thái Nguyên có tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú, có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển tập đoàn cây rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả và vật nuôi. Có tiềm năng lớn để phát triển du lịch với Hồ Núi Cốc, di tích lịch sử cách mạng, có khu Gang Thép Thái Nguyên - cái nôi của ngành thép Việt Nam.
Đặc biệt, Thái Nguyên có nhiều khả năng phát triển nông - lâm nghiệp, có vùng chè nổi tiếng, đứng thứ hai trong cả nước về diện tích trồng chè. Thái