Hầu hết các công trình nghiên cứu đều khẳng định rằng trong chăn nuôi tiêu chảy là hội chứng nan giải gây thiệt hại kinh tế nhiều nhất.
27
Phạm Hùng và cs (2002). [3], khi nghiên cứu về ''sự biến động hàm lượng kháng thể thụđộng chống virus dịch tả ở lợn con" cho biết: Khi lợn mẹ được miễn dịch thì chúng sẽ truyền kháng thể cho lợn con qua sữa đầu. Trong 7 ngày đầu tiên, hàm lượng kháng thể ở lợn con và lợn mẹ là tương đương nhau. Lượng kháng thể thụ động giảm dần theo thời gian nhưng với tốc độ
khác nhau giữa các đàn và cá thể trong cùng một đàn. Có những lợn lượng kháng thể thụđộng còn khả năng bảo hộ sau 7 tuần tuổi.
Tác giả Nguyễn Quế Côi và cs. (2006) [2], cho biết: Hội chứng ỉa chảy trong chăn nuôi địa phương chiếm 36,25% trong các bệnh gia súc mắc phải vào các tháng 9, 10, 11 dương lịch.
Theo Đỗ Ngọc Thúy và cs. (2002-2003) [16], cho biết các chủng E.
coli gây bệnh tiêu chảy cho lợn con ở các tỉnh miền bắc Việt Nam thuộc về 5 tổ hợp các yếu tố gây bệnh và 5 nhóm serotype kháng nguyên O (O 149; K91; O8; G7; O8; O101; O64).
Theo Hoàng Văn Hoan và cs. (2002-2003) [4], với 15 mẫu bệnh phẩm phân lập ở lợn có 13 chủng E. coli chiếm 86,6 % và 6 chủng salmonella
chiếm 40%. Trong khi ở gà nuôi công nghiệp tỷ lệ nhiễm E. coli trong phân
lập là rất cao 100% và Salmmonella 62,5%.
Theo tác giả Lê Hữu Phước (1997) [12], cho biết tỷ lệ nhiễm phân trắng lợn con thay đổi theo sự biến đổi của nhiệt độ, ẩm độ, và tương quan nghịch với nhiệt độ không khí, do đó để hạn chế lợn con mắc phân trắng thì ngoài biện pháp về dinh dưỡng, cần đảm bảo chế độ tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp.
Theo Phạm Sỹ Lăng (2002) [6], bệnh phân trắng được theo dõi từ
những năm 1959 tại cơ sở chăn nuôi tập trung. Điều tra tại nông trường Thanh Hóa cho thấy tỷ lệ lợn con sơ sinh mắc bệnh và chết trong khoảng đầu năm 1961 là 74%. Tại nông trường Xuân Mai - Hà Tây (1982) có 16 đàn lợn
đang bú mắc bệnh, tỷ lệ chết 50%. Lợn con thường bị bệnh phân trắng vào giai đoạn 8 - 10 ngày tuổi, cá biệt những con trên 1 tháng tuổi mới mắc bệnh.
28
Theo Nguyễn Thiên Thu và cs. (2002-2003) [17], trong "Nghiên cứu về
sản xuất kháng thể khác loài từ lòng đỏ trứng gà và phòng trị bệnh ỉa chảy do
E. coli và Salmonella ở lợn con", đã đưa ra kết luận: Gà có khả năng đáp ứng miễn dịch với E.coli và Salmonella gây bệnh ở lợn. Đạt đỉnh cao hiệu giá kháng thể trong máu gà ở tuần thứ 5 sau tiêm lần đầu và kéo dài tới 12 tuần. Chế phẩm kháng thể từ lòng đỏ trứng gà có độ an toàn và hiệu quả điều trị
cao đối với vật thí nghiệm và lợn.
Theo Phan Đình Thắm (1995) [15] , nhất thiết lợn con sơ sinh phải
được bú sữa đầu để cho lợn con có sức đề kháng chống bệnh. Vì trong sữa
đầu có nhiều albumin và globulin cao hơn sữa thường. Đây là chất chủ yếu giúp cho lợn con có sức đề kháng. Vì vậy, cần phải chú ý cho lợn con được bú sữa đầu đểđảm bảo cho sự phát triển của lợn con.
Theo Đỗ Trung Cứ và Nguyễn Quang Tuyên (2000) [1], dùng chế
phẩm Effective microgranizm (EM) phòng chống bệnh tiêu chảy cho lợn con trước và sau cai sữa. Dùng chế phẩm EM trộn vào thức ăn cho lợn tập ăn cho kết quả là số vi khuẩn Salmonella và E. coli trong một gam phân giảm, tỷ lệ
tiêu chảy giảm 29%, tỷ lệ tái nhiễm giảm 50%. Khả năng tăng trọng cao, các chỉ tiêu sinh lý, huyết sắc tố, hồng cầu, bạch cầu bình thường.
Theo Cù Hữu Phú và cs. (2002-2003) [9], "Kết quả điều tra tình hình tiêu chảy của lợn con theo mẹ tại một số trại lợn miền Bắc Việt Nam, xác
định tỷ lệ kháng sinh và các yếu tố gây bệnh của các chủng E. coli phân lập
được" cho thấy: Lợn con theo mẹ bị mắc bệnh tiêu chảy với tỷ lệ trung bình là 28,36% và tỷ lệ chết trung bình là 4,45% so với tổng số lợn mắc bệnh. Các mẫu phân lợn bị tiêu chảy nhiễm E. coli với tỷ lệ trung bình là 79,75% và C.
Pefringens với tỷ lệ trung bình là 21,23%. Vi khuẩn E. coli phân lập được mang đầy đủ các đặc tính sinh vật hóa học điển hình và là tác nhân quan trọng gây bệnh tiêu chảy ở lợn con. Các chủng E. coli phân lập được hầu hết đều kháng với các loại kháng sinh thông thường...
29
Theo Lê Văn Nam và cs. (1998) [8], cho biết bệnh lợn con chủ yếu do
E. coli gây ra. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như: Chuồng trại bẩn,
ẩm ướt, sữa đầu ít, chăm sóc nái chửa không đúng kỹ thuật và do bất lợi về
thời tiết.