Tiến trình dạy học

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO HƯỚNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ THCS (Trang 76)

10. Đóng góp của khóa luận

2.2.4.Tiến trình dạy học

79

Kết luận chƣơng 2

Nội dung chính của chương 2 là thiết kế các bài dạy học vật lí có tích hợp giáo dục môi trường. Để có thể thiết kế các bài dạy học này một cách có hiệu quả, phần đầu của chương đã nêu lên định hướng nội dung giáo dục môi trường qua dạy học vật lí ở THCS. Các định hướng bao gồm:

- Nguyên tắc lựa chọn nội dung tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học vật lí.

- Nguyên tắc lựa chọn phương pháp giáo dục môi trường trong dạy học vật lí.

- Các định hướng nội dung tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học vật lí THCS. Trong đó nêu lên gợi ý tích hợp giáo dục môi trường trong môn vật lí THCS.

- Quy trình thiết kế bài dạy học có tích hợp nội dung giáo dục môi trường, trình bày các bước thực hiện khi tổ chức hoạt động nhận thức của HS theo hướng tích hợp giáo dục môi trường.

80

Chƣơng 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm

Trên cơ sở tiến trình dạy học đã được thiết kế ở trên, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm để đánh giá giả thiết của đề tài. Mục đích của thực nghiệm sư phạm là đánh giá tính khả thi của tiến trình dạy học đã được thiết kế; tìm ra được những thiếu sót của đề tài, từ đó có thể chỉnh sữa, bổ xung, góp phần nâng cao chất lượng của đề tài.

3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm

Nhiệm vụ đặt ra cho việc thực nghiệm sư phạm được xác định như sau:

- Khảo sát để lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

- Tổ chức dạy học một bài đã trình bày ở trên cho các lớp đối chứng và thực nghiệm.

- Cho học sinh 2 lớp thực nghiệm và đối chứng làm bài kiểm tra sau đợt thực nghiệm.

- So sánh, đối chiếu kết quả học tập và xử lí kết quả thu được của 2 lớp.

- Từ đó rút ra nhận xét về tính khả thi của đề tài.

3.3. Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm

- Bài “Khúc xạ ánh sáng” Vật lí 9.

- Học sinh lớp 9 1 và 9 4 trường THCS Nguyễn Hồng Ánh, huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng.

3.4. Nội dung thực nghiệm sƣ phạm

Quá trình thực nghiệm sư phạm được tiến hành vào giữa tháng 4 năm học 2014- 2015.

Đối với lớp thực nghiệm sử dụng bài giảng được thiết kế theo hướng tích hợp giáo dục môi trường, còn lớp đối chứng thì giữ nguyên điều kiện và nội dung vốn có.

81

Kết quả thực nghiệm được rút ra từ việc so sánh 2 lớp.

3.5. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm

Việc chọn chất lượng lớp thực nghiệm và đối chứng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cuối cùng của việc thực nghiệm sư phạm. Vì thế, chúng tôi chọn 2 lớp có lực học tương đồng nhau.

Từ sự xem xét, cân nhắc đó chúng tôi đã lựa chọn được mẫu thực nghiệm gồm 2 lớp thực nghiệm và đối chứng có sĩ số gần bằng nhau, có trình độ và chất lượng học tập tương đương nhau. Sau khi nghiên cứu chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở các lớp sau:

Trƣờng Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

THCS Nguyễn Hồng Ánh 33 học sinh 33 học sinh

3.6. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm

3.6.1. Nhận xét tiến trình dạ học

Qua quan sát các giờ dạy ở 2 lớp, chúng tôi đã rút ra một số nhận xét sau:

- Đối với lớp đối chứng: Mặc dù nội dung chương trình dạy giống với lớp thực nghiệm, nhưng trong hoạt động nhận thức của học sinh lớp giáo viên ít hoặc không lồng vào các nội dung giáo dục môi trường nên giáo viên chủ yếu là truyền giảng, học sinh tập trung lắng nghe và ghi chép. Tuy học sinh có trả lời các câu hỏi giáo viên đặt ra nhưng chưa thể hiện rõ sự hứng thú và tự giác.

- Đối với lớp thực nghiệm: Nội dung chương trình chủ yếu là lí thuyết, ít có thí nghiệm minh họa và kiểm chứng. Tuy nhiên ở mỗi tiết học giáo viên đã có sự phân công nhiệm vụ từ trước để các nhóm học sinh chuẩn bị nội dung thảo luận, do đó hoạt động của giáo viên và học sinh diễn ra trong giờ học thực sự chủ động và tích cực hơn. Trong giờ học thời gian diễn giảng của giáo viên đã được rút ngắn và tăng cường hoạt động của học sinh. Học sinh rất tập trung theo dõi quá trình định hướng của giáo viên, nên số lượng cũng như chất lượng các câu trả lời của học sinh đưa ra cao hơn hẳn so với lớp đối chứng. Việc tích hợp giáo dục môi trường vào nội dung dạy học không làm

82

mất nhiều thời gian của giáo viên nhưng nó mang lại sự hứng thú và tích cực trong học tập của học sinh.

3.6.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm

Sau khi khảo sát, đánh giá, kiểm tra, chúng tôi đã thông kê được như sau:

Bảng 3.1: Kết quả của bài kiểm tra

Điểm Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

SL % ni SL % ni 1 0 0,00 0 0 0,00 0 2 0 0,00 0 0 0,00 0 3 0 0,00 0 1 3,03 1 4 1 3,03 1 0 0,00 0 5 0 0,00 0 5 15,15 5 6 4 12,12 4 7 21,21 7 7 8 24,24 8 8 24,24 8 8 10 30,30 10 8 24,24 8 9 6 18,18 6 4 12,12 4 10 4 12,12 4 0 0,00 0  33 33 33 33 - Điểm trung bình cộng +Lớp thực nghiệm: 1 1 . 1.4 4.6 8.7 10.8 6.9 4.10 7,82 33 n i i i n i i n X X n             +Lớp đối chứng: 1 1 .Y 1.3 5.5 7.6 8.7 8.8 4.9 6,85 33 n i i i n i i n Y n            

83

Bảng 3.2: Xếp loại bài kiểm tra

Lớp Tổng Số

Xếp loại Kém Yếu Trung

Bình Khá Giỏi Điểm 0-2 3 - 4 5 - 6 7 - 8 9 - 10 Thực nghiệm 33 HS (ni) 0 1 4 18 10 % 0,00 3,03 12,12 54,54 30,31 Đối chứng 33 HS (ni) 0 1 12 16 4 % 0,00 3,03 36,36 48,48 12,13 0 10 20 30 40 50 60 Kém Yếu Trung Bình Khá Giỏi Lớp thưc nghiêm Lớp đối chứng

84

Bảng 3.3: Phân phối tần suất kết quả bài kiểm tra

Điểm ( , ) Thực nghiệm Đối chứng (%) - ( - )2 (%) - ( - )2 1 0 0,00 -6,82 0,00 0 0,00 -5,85 0,00 2 0 0,00 -5,82 0,00 0 0,00 -4,85 0,00 3 0 0,00 -4,82 0,00 1 3,03 -3,85 14,82 4 1 3,03 -3,82 14,59 0 0,00 -2,85 0,00 5 0 0,00 -2,82 0,00 5 15,15 -1,85 17,11 6 4 12,12 -1,82 13,25 7 21,21 -0,85 5,06 7 8 24,24 -0,82 5,38 8 24,24 0,15 0,18 8 10 30,30 0,18 0,32 8 24,24 1,15 10,58 9 6 18,18 1,18 8,35 4 12,12 2,15 18,49 10 4 12,12 2,18 19,01 0 0,00 3,15 0,00  33 60,90 33 66,24

85 - Các tham số thống kê của bài kiểm tra:

2 2 ( ) 2 1,90 1,38 1 i i TN TN TN TN n X X S S S n         2 2 (Y ) 2 2, 07 1, 44 1 i i DC DC DC DC n Y S S S n        

Qua bảng số liệu trên, lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có 100% học sinh tham gia kiểm tra. Kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là vì những lý sau: các em lớp thực nghiệm được bổ xung thêm các kiến thức tích hợp giáo dục môi trường nên các em có thể dễ dàng trả lời đúng những câu tích hợp trong đề kiểm tra. Ngoài ra, sự hứng thú học tập cũng giúp các em học tốt hơn. Theo khảo sát, 100% học sinh lớp thực nghiệm thích học tích hợp, trong đó 66,7% học sinh thích học vì nó giúp các em có hứng thú học tập.

Với mức độ tích hợp giáo dục môi trường vào bài học vật lí như trên, các giáo viên cho rằng thời gian thực hiện việc tích hợp chỉ nên dừng lại từ 5 đến 10 phút nhằm không làm quá tải bài học và mất thời gian của tiết học.

Ngoài ra, các giáo viên còn đưa ra các thuận lợi và khó khăn gặp phải hiện nay khi tổ chức hoạt động nhận thức của HS theo hướng tích hợp giáo dục môi trường vào trong dạy học vật lí THCS. Những thuận lợi và khó khăn đó là:

Những thuận lợi

+ Môi trường có tác động trực tiếp vào cuộc sống về cả mĩ quan, vệ sinh, sức khỏe,... và bảo vệ môi trường là một hoạt động thiết thực, hữu ích, do đó dễ thu hút được sự quan tâm sự quan tâm của cộng đồng (toàn thể nhân loại tiến bộ, các tổ chức, quốc gia, quốc tế), của toàn xã hội.

+ Hiện nay các thông tin đại chúng được nâng cấp, lượng tài nguyên kiến thức trên internet rất phong phú, nếu có phương tiện và biết cách khai thác thì đó là kho tư liệu khổng lồ để giáo dục môi trường rất hữu ích.

+ Trong bộ môn Vật lí, đặc biệt là chương trình vật lí THCS có nhiều nội dung liên quan đến môi trường, tạo thuận lợi trong việc khai thác nội dung để tích hợp giáo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

86 dục môi trường.

+ Hình ảnh liên quan đến vật lí và môi trường sinh động dễ làm cho học sinh thích thú, tăng hiệu quả của việc dạy học cũng như giáo dục môi trường.

+ Độ tuổi của học sinh dễ tác động, tiếp thu và làm theo cái mới, tạo thuận lợi cho giáo viên khi tổ chức giáo dục môi trường qua môn học hay các hoạt động có liên quan.

+ Giáo viên được đi tập huấn và trang bị cơ sở lí luận về giáo dục môi trường và phương pháp tích hợp giáo dục môi trường vào trong dạy học vật lí.

Những khó khăn

+ Hoạt động giáo dục môi trường nói chung tương đối mới mẻ nên giáo viên chưa có được nhiều kinh nghiệm. Bên cạnh đó, trình độ và khả năng của một số giáo viên còn hạn chế.

+ Mặc dù các giáo được đi tập huấn về lồng ghép giáo dục môi trường trong môn vật lí, tuy nhiên tài liệu do bộ GD&ĐT phát hành chưa được rộng rãi và phổ biến.

+ Thời gian dành cho môn vật lí không nhiều, thời lượng của 1 tiết học rất ngắn (45 phút); ở một số trường, việc xin giờ ngoại khóa gặp nhiều khó khăn vì còn có nhiều hoạt động khác nhau,... do đó hạn chế việc tổ chức hoạt động giáo dục môi trường.

+ Sách giáo khoa hiện nay chưa đề cập nhiều đến các nội dung giáo dục môi trường và đề cập không rõ ràng, gây khó khăn cho giáo viên khi lựa chọn các nội dung giáo dục môi trường, đòi hỏi mất nhiều thời gian.

+ Trình độ các học sinh trong cùng một lớp học chênh lệch nhau, gây khó khăn cho giáo viên khi lựa chọn phương pháp giáo dục môi trường phù hợp.

+ Tài liệu tham khảo một số nơi tìm kiếm khó khăn và giáo viên phải mất nhiều thời gian để chuẩn bị các tư liệu có liên quan đến bài học tích hợp giáo dục môi trường.

+ Phương tiện hỗ trợ: máy chiếu đa năng, máy chiếu phim, vi tính nối mạng,... tài chính eo hẹp, không có khoản chi riêng cho giáo dục môi trường ở THCS.

87

+ Chương trình kiểm tra, đánh giá hiện nay chưa có các câu hỏi liên quan đến giáo dục môi trường, trong khi học sinh lại có tâm lí học gì thi nấy, do đó học sinh ít quan tâm đến các nội dung giáo dục môi trường.

+ Luật giáo dục môi trường chưa thực hiện triệt để và đồng bộ.

+ Hiện trạng, thực tế một số nơi về môi trường chưa tốt, gây phản cảm..., ngược với những mục đích mà giáo dục môi trường cần hướng tới.

+ Tập quán và phong tục một số nơi còn nặng nề, khó thay đổi.

88

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Nội dung được trình bày trong chương 3 ở trên đã phần nào minh chứng cho tính khả thi của khóa luận, đồng thời nó cũng được xem như là kết luận của phần giả thuyết mà chúng tôi đã nêu ra từ đầu.

Qua việc phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm theo phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa học và từ các thông số thống kê đặc trưng của dữ liệu thu được ta có thể nhận x t sơ bộ về tính khả thi của khóa luận. Việc tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh theo hướng tích hợp nội dung giáo dục môi trường trong dạy - học vật lí THCS đã làm cho học sinh tích cực hóa hơn, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy học vật lí ở trường THCS. Bên cạnh đó việc điều tra thăm dò ý kiến của giáo viên và học sinh đã giúp chúng tôi rút ra được những thuận lợi và khó khăn khi tích hợp giáo dục môi trường vào trong giờ dạy học vật lí để từ đó có thể tìm ra hướng điều chỉnh và phát triển đề tài tốt hơn trong thời gian tới.

Tóm lại, với kết quả của thực nghiệm sư phạm trên cho phép ta kiểm chứng tính khả thi của khóa luận mà giả thuyết ban đầu đã nêu ra.

89

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Nghiên cứu tổ chức dạy học tích hợp theo hướng giáo dục môi trường trong chương trình Vật lí THCS”, đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ và kết quả nghiên cứu, chúng tôi thu được những kết quả sau:

1. Xây dựng được một số nội dung về cơ sở lí luận về giáo dục môi trường.

2. Đưa ra một số gợi ý về tích hợp bảo vệ môi trường trong chương trình vật lí THCS.

3. Thiết kế được 3 giáo án vật lí THCS có tích hợp giáo dục môi trường.

4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả của việc tổ dạy học theo hướng tích hợp giáo dục môi trường.

Từ các kết quả đạt được có thể việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào trong dạy học Vật lí có tác dụng nâng cao nhận thức của học sinh về môi trường và tạo hứng thú học tập. Đặc biệt việc tích hợp giáo dục môi trường vào bài học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh những thuận lợi trong quá trình thực hiện khóa luận, chúng tôi vấp phải một số khó khăn sau:

- Việc dạy học có tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, người giáo viên luôn phải cập nhật tình hình môi trường để tìm ra phương án dạy phù hợp với tình hình hiện tại, đặc biệt là tình hình môi trường ở địa phương. Quan trọng hơn cả, giáo viên phải dành nhiều thời gian để trao dồi chuyên môn và khả năng khai thác thông tin.

- Do hạn chế về thời lượng dạy học, sự chênh lệch về các đối tượng HS nên chúng tôi không thể triển khai, áp dụng hết các phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong dạy học Vật lí như đã đưa ra.

Một số kiến nghị

Dựa trên cơ sở đã nghiên cứu, những thuận lợi và khó khăn gặp phải, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

- Trong chương trình, sách giáo khoa Vật lí cần thể hiện rõ hơn các nội dung liên quan đến môi trường để giáo viên dễ dàng khai thác nội dung và phương pháp thích

90 hợp.

- Cần thể chế hóa và tiến hành đồng bộ tất cả các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường trong từng lớp học, cấp học. Ban hành Chiến lược giáo dục bảo vệ môi trường quốc gia và các văn bản hướng dẫn để các sở GD&ĐT, các trường có kế hoạch triển khai thực hiện. Đồng thời cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện giáo dục bảo vệ môi trường một cách thường xuyên.

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở GD&ĐT, Sở Tài nguyên môi trường trong việc trang bị cho giáo viên và học sinh những kiến thức và kỹ năng khai thác các nội dung về môi trường liên quan đến vật lí, trang bị cơ sở vật chất, phương tiện đầy đủ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP THEO HƯỚNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ THCS (Trang 76)