3. THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TÁI BẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU VIỆT NAM
BẢNG 3: DANH SÁCH TỔN THẤT LỚN – THÂN TÀU
Tên tàu Ngày Nguyên nhân Đã trả
( $ )
Ước ( $ )
Tràng An 07.08.00 Đâm va và chìm tại Nam
Trung Quốc
1.200.000
Lục Nam 07.10.01 Chìm tại Haldia,Ấn Độ 1.024.207
Phú Xuân 13.09.02 Cháy buồng máy chính tại
Malaysia
2.997.943
Văn Phong 09.12.03 C/w với 4 tàu cá tại Hàn
Quốc
879.839
Vihan 05 30.08.04 Mắc cạn tại Nhật Bản 2.606.144
Hà Tiên 29.12.04 C/w “Nature of Princees” 577.709
Sea Bee 01.05.05 Chìm tại Thượng Hải 1.700.000 300.000
Mỹ Đình 20.12.04 Mắc cạn tại Quảng Ninh 4.712.414
Mimosa 12.05.05 C/w “Trinity” và chìm 2.004.650
Long Xuyên 06.09.05 Mắc cạn tại Hàn Quốc 639.028
Florence 07.04.06 Sự cố khi hạ thủy 2.000.000 2.750.000
F. Dock 14.07.06 Chìm tàu do bão Billis 8.400.000
Hoàng Đạt 36 15.05.07 Đâm va và chìm tại cảng
Lotus
1.200.000
Hoàng Anh star 04.09.07 Chìm tại Vũng Tàu ( số tiền
bảo hiểm )
22tỷ VND
Hoàng Đạt 126 03.10.07 Chìm tàu do bão số 5 ở
Quảng Bình
1.200.000 ( Nguồn: Phòng tái bảo hiểm Hàng hải - VINARE )
Như vậy chỉ tính riêng những tổn thất lớn đã được thông báo rộng rãi trên thị trường bảo hiểm thì các công ty bảo hiểm cũng đã phải bồi thường trên 20 triệu $. Ngoài ra còn nhiều tổn thất bộ phận vẫn đang trong quá trình giải quyết.
Thị trường bảo hiểm quốc tế đang có xu hướng xem xét kỹ lưỡng hơn
khi nhận tái bảo hiểm các dịch vụ bảo hiểm hàng hải Việt Nam, trong đó có bảo hiểm thân tàu do kết quả kinh doanh không tốt. Nếu việc giảm phí vẫn tiếp tục diễn ra và tình hình tổn thất không được cải thiện thêm ở một vài năm tới, khi đó các công ty bảo hiếm sẽ khó có thể mua tái bảo hiểm bảo vệ ở thị trường tiềm năng có uy tín.
Trước tình hình trên, đòi hỏi các doanh nghiệp khai thác bảo hiểm gốc cần bắt tay với nhau nhiều hơn để tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh khi kết quả kinh doanh nghiệp vụ này đã quá xấu trong nhiều năm nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh.