Tổng quan tài liệu

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng sinh trưởng, sử dụng thức ăn và tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ tại trại chăn nuôi Đoàn Hương, xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 31)

2.2.1. Cơ s khoa hc ca đề tài

2.2.1.1. Cơ sở khoa học của việc lai tạo

Lai tạo là biện pháp nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi và chất lượng sản phẩm thông qua tận dụng ưu thế lai; là giải pháp kỹ thuật đột phá để thúc

đẩy chăn nuôi lợn phát triển nhanh cả về quy mô, năng suất, chất lượng đáp

ứng với nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng và là điều kiện tiền đềđể phát triển ngành chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp hiện đại tạo ra giá trị hàng hoá lớn.

Hiện nay, có rất nhiều chương trình lai tạo, nhân giống lợn nuôi thịt. Nhà khoa học người Mỹ G. H. Shull là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ ưu thế lai vào năm 1914, để chỉ hiệu quả lai biểu hiện vượt trội về sức sinh trưởng, sinh sản và chống chịu của con lai ở thế hệ thứ nhất so với các dạng bố mẹ của chúng. Hiện tượng này thể hiện rất rõ ở những con lai thu được từ sự giao phối giữa các dòng tự phối với nhau.

Hiện nay ở nhiều nước có ngành chăn nuôi lợn phát triển thì 70 - 90% lợn nuôi thịt là lợn lai hybrid.

Tại Việt Nam, có nhiều chương trình lai tạo ra lợn nuôi thịt 4 - 5 máu, trong đó có hệ thống nhân giống hình tháp của công ty PIC. Đây là một mô hình giống chiếm khoảng 30% thị phần sản xuất giống lợn lai hybrid tại Việt Nam. Với 3 dòng thuần đàn cụ kỵ là dòng L11 (giống Yorkshire, chuyên hoá theo tăng khối lượng, tỷ lệ nạc), dòng L06 (giống Landrace, chuyên hoá theo khả năng sinh sản) và dòng L64 (giống Pietrain chuyên hoá theo tỷ lệ nạc cao). Ngoài ra còn có 2 dòng tổng hợp là L19 và L95.

Để tạo ra lợn lai nuôi thịt 4 - 5 máu có năng suất, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, hiện nay, người ta thường cho lợn đực giống dòng 402 lai với lợn nái CA và C22. Trong đó, lợn đực dòng 402 được tạo ra từ việc cho

lai tạo giữa lợn đực dòng L64 và lợn nái dòng L11. Còn lợn nái CA và C22 thì dòng bố mẹ được tạo ra bằng cách cho lai giữa lợn đực dòng L19 với lợn nái C1050 và C1230.

Lợn lai hybrid nuôi thịt 4 - 5 máu có năng suất chăn nuôi cao, phẩm chất thịt tốt (tỷ lệ nạc cao), phù hợp với phương thức chăn nuôi công nghiệp hiện nay, được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, cần phải đáp ứng đủ yêu cầu về dinh dưỡng (số lượng và chất lượng thức ăn), về

chăm sóc nuôi dưỡng (theo Nguyễn Thiện và cs, 1996 [22] ).

2.2.1.2. Sinh trưởng, phát dục của lợn * Khái niệm

Theo Trần Đình Miên (1975) [10], sinh trưởng là quá trình tích luỹ

các chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng về chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước. Phát dục là quá trình thay đổi về chất lượng tức là tăng thêm, hoàn chỉnh các tính chất, chức năng các bộ phận của cơ thể gia súc.

Sinh trưởng và phát dục được đặc biệt quan tâm trong nhân giống vật nuôi. Sinh trưởng được thể hiện rõ nhất là sự tăng về khối lượng hoặc kích thước xảy ra qua các giai đoạn tuổi và được vẽ lên dưới dạng đường cong chữ

S (Sigmoid).

Đường cong này chỉ ra rằng đời sống được bắt đầu vào lúc thụ thai và sinh trưởng nhanh tới lúc sinh ra và sau đó đến tuổi dậy thì hay tuổi thành thục về giới tính. Sau tuổi thành thúc về giới thì tốc độ sinh trưởng chậm lại

đến khi trưởng thành. Gia súc có tốc độ sinh trưởng nhanh thì hiệu quả sử

dụng thức ăn tốt hơn gia súc sinh trưởng chậm.

Khối lượng Trưởng thành Phát dục Cai sữa Sơ sinh Giai đoạn tuổi

Khối lượng cơ thể là một tính trạng số lượng, phụ thuộc vào loài, giống, giới tính, lứa tuổi và hướng sản xuất. Hầu như gia súc hướng thịt nặng hơn những gia súc có hướng sản xuất khác. Người ta thường sử dụng 2 chỉ số để

mô tả tốc độ sinh trưởng ở vật nuôi. Đó là tốc độ sinh trưởng tuyệt đối và tốc

độ sinh trưởng tương đối.

Tốc độ sinh trưởng phụ thuộc vào loài, giống, tính biệt và đặc điểm cá thể. Ngoài ra, tốc độ sinh trưởng còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường như: thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, chuồng trại, bệnh tật…

* Quy luật sinh trưởng phát dục

- Quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn

Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [14], quá trình sinh trưởng phát dục của lợn được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn trong thai (prenatal) và giai đoạn ngoài thai (postnatal).

Quá trình sinh trưởng trong thai là một phần quan trọng trong chu kỳ

sống của lợn bởi các sự kiện của thời kỳ này có ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển và khả năng sinh sản của lợn. Quá trình phát triển trong thai được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn phôi thai, giai đoạn tiền thai và giai đoạn bào thai. Giai đoạn phôi thai từ lúc trứng được thụ tinh đến 22 ngày tuổi, ở giai

đoạn này hợp tử dịch chuyển và làm tổ ở sừng tử cung (trong vòng 22 ngày

đầu), phân chia nhanh chóng thành khối tế bào và thành các lá phôi. Giai đoạn tiền thai từ ngày thứ 23 - 29, hình thành nên hầu hết các cơ quan bộ phận trong cơ thể. Giai đoạn thai từ ngày thứ 40 - đẻ, là giai đoạn phát triển nhanh nhất về kích thước và khối lượng của thai.

Giai đoạn ngoài thai được chia làm 4 thời kỳ: thời kỳ bú sữa; thời kỳ

thành thục; thời kỳ trưởng thành và thời kỳ già cỗi. Lợn con khi mới sinh ra chưa thành thục về sinh lý và thể vóc, có rất nhiều thay đổi diễn ra trong thời kỳ đầu tiên trong khi sinh để phù hợp cho cuộc sống của nó sau này. Có một số thay đổi và các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi đó như khối lượng sơ

sinh, số con đẻ ra trên ổ, lượng đường glucose trong máu, vấn đề điều tiết thân nhiệt, khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, sự thay đổi về thành phần hóa học của cơ thể theo tuổi. Đây là những sự thay đổi quan trọng trong

những ngày đầu tiên của lợn sữa khi sinh, cần phải có những nghiên cứu đầy

đủ và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến sinh trưởng của lợn.

- Quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều

Không đồng đều về khả năng tăng khối lượng: Lúc còn non khả năng tăng khối lượng chậm, sau đó tăng khối lượng nhanh dần, tùy theo các giống lợn khác nhau mà tăng khối lượng khác nhau. Từ đó mà nhà chăn nuôi sẽ xác

định được thời điểm lợn sinh trưởng nhanh nhất để kết thúc vỗ béo cho thích hợp, giảm giá thành sản phẩm.

Không đồng đều về sự phát triển các cơ quan bộ phận cơ thể: Trong quá trình sinh trưởng và phát dục của cơ thể lợn có những cơ quan phát triển nhanh, có cơ quan phát triển chậm hơn.

Không đồng đều về sự tích lũy các mô mỡ, nạc, xương. Sự phát triển của bộ xương có xu hướng giảm dần theo lứa tuổi (tính theo sinh trưởng tương

đối), của thịt giữ mức độ bình thường trong giai đoạn đầu sau khi sinh sau đó giảm dần từ tháng thứ 5, sự tích lũy mỡ tăng dần từ 6 - 7 tháng tuổi. Dựa vào quy luật này, các nhà chăn nuôi cần căn cứ vào mục đích chăn nuôi mà quyết

định thời điểm giết mổ phù hợp để có thểđạt tỷ lệ nạc cao nhất. * Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn

* Sinh trưởng tích lũy (kg)

Sinh trưởng tích luỹ là khối lượng cơ thểđược xác định ở các thời điểm.

* Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)

Sinh trưởng tuyệt đối là khối lượng cơ thể lợn tăng lên trong một đơn vị

thời gian (gam/con/ngày).

* Sinh trưởng tương đối (R%)

Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm của khối lượng cơ thể tăng lên trong khoảng thời gian 2 lần cân so với khối lượng trung bình của giai đoạn đó.

2.2.1.3. Đặc điểm sinh lý của lợn con

* Đặc điểm về sinh trưởng

Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [14 ], lợn con sinh trưởng và phát dục lúc 21 ngày tuổi gấp 4 lần, lúc 30 ngày tuổi gấp 5 - 6 lần, lúc 40 ngày

tuổi gấp 7 - 8 lần, lúc 50 ngày tuổi gấp 10 lần và lúc 60 ngày tuổi gấp 12 - 14 lần.

Lợn con bú sữa sinh trưởng nhanh nhưng không đều qua các giai đoạn. Tốc độ sinh trưởng nhanh trong 21 ngày đầu, sau đó giảm. Điều này xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do lượng sữa của mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng hemoglobin giảm. Thời gian giảm sinh trưởng kéo dài khoảng 2 tuần, còn gọi là giai đoạn khủng hoảng của lợn con.

Do sinh trưởng phát dục nhanh nên khả năng tích lũy các chất dinh dưỡng rất mạnh. Ví dụ: Lợn con 3 tuần tuổi tích lũy 9 - 14 g protein/1kg khối lượng cơ thể, trong khi đó lợn trưởng thành chỉ tích được 0,3 - 0,4 g. Điều đó cho thấy: Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con cao hơn lợn trưởng thành rất nhiều,

đặc biệt là protein.

Theo Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2005) [25], khối lượng sơ sinh và khối lượng lúc 60 ngày tuổi có mối tương quan tỷ lệ thuận với nhau khá chặt chẽ. Khối lượng sơ sinh không chỉ liên quan đến khối lượng cai sữa mà còn liên quan tới tỷ lệ chết khi sơ sinh cũng như tỷ lệ sống đến cai sữa. Ở lợn ngoại, khối lượng sơ sinh từ 1,1 - 1,35 kg thì tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt 75%. Trong khi đó, khối lượng sơ sinh 0,57 kg hoặc nhỏ hơn chỉ sống sót hơn 2% khi cai sữa.

* Đặc điểm về cơ quan tiêu hóa

Cùng với sự tăng lên về khối lượng, sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể cũng đồng thời xảy ra. Ở lợn con, cơ quan tiêu hóa phát triển nhanh nhưng chưa hoàn thiện. Sự phát triển thể hiện ở sự tăng nhanh dung tích và khối lượng của bộ máy tiêu hóa, chưa hoàn thiện thể hiện ở số lượng cũng như hoạt lực của một số men trong đường tiêu hóa lợn con bị hạn chế.

Dung tích dạ dày của lợn con lúc 10 ngày tuổi có thể tăng gấp 3 lần lúc sơ

sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 8 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 60 lần (dung tích lúc sơ sinh khoảng 0,03 lít).

Dung tích ruột non của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi gấp 6 lần và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần (dung tích ruột non lúc sơ sinh 0,11 lít).

Dung tích ruột già lợn con lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 1,5 lần lúc sơ sinh, lúc 20 ngày tuổi tăng gấp 2,5 lần, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần (dung tích ruột già lúc sơ sinh khoảng 0,04 lít). (Trần Văn Phùng và cộng sự, 2004 [14]).

Dịch tiêu hóa tiết ra ban ngày 31%, ban đêm 69% cho nên lợn con bú nhiều vào ban đêm. Đến ngày sắp cai sữa dịch vị tiết ra cân bằng, ban ngày 49% và ban đêm 51%. Hai tuần đầu trong dịch vị dạ dày lợn con chưa có HCl nên tính kháng khuẩn chưa cao vì vậy lợn con hay bị hội chứng tiêu chảy.

* Đặc điểm về cơ năng điều tiết thân nhiệt

Lợn con sơ sinh tỷ lệ nước trong cơ thể cao đến 82% chỉ 30 giây sau đẻ, lượng nước đã giảm 1,5 - 2% kèm theo nhiệt độ cơ thể giảm dần 5 - 100C. Sau 3 tuần tuổi thân nhiệt của lợn con tương đối ổn định và đạt 39 - 39,50C. Lợn con mới đẻ cần được sưởi ấm những ngày đầu bằng thùng úm, ổ, có đèn sưởi hoặc bếp than, củi nhất là những đêm trời lạnh. Chế độ nhiệt như sau:

Ngày mới sinh 350C sau đó cứ mỗi ngày giảm đi 20C đến ngày thứ 8 là 210C. Nhiệt độ này được duy trì đến lúc lợn con cai sữa.

Tác giả Trần Văn Phùng và cs (2004)[14], đã giải thích nguyên nhân của hiện tượng mất nhiệt của lợn con như sau:

- Lớp mỡ dưới da còn mỏng, lượng mỡ và glycogen dự trữ trong cơ thể

còn thấp, trên thân lợn lông còn thưa nên khả năng cung cấp nhiệt để chống rét bị hạn chế và khả năng giữ nhiệt kém.

- Hệ thống điều khiển cân bằng nhiệt chưa hoàn chỉnh, trung khu điều tiết thân nhiệt nằm ở vỏ não của gia súc là cơ quan phát triển muộn nhất ở cả

hai giai đoạn trong thai và ngoài thai.

- Diện tích bề mặt cơ thể so với khối lượng chênh lệch tương đối cao nên lợn con bị mất nhiệt nhiều khi trời lạnh.

* Khả năng đáp ứng miễn dịch của lợn con

Theo Babara Straw (2001) [28], hệ thống miễn dịch bắt đầu phát triển ở

thai lợn chửa khoảng 50 ngày. Khoảng 70 ngày tuổi thai lợn có thể phản ứng với các tác nhân lạ với sự sản sinh ra kháng thể. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp thì môi trường dạ con là vô khuẩn và lợn con đẻ ra không có kháng thể

trong vài tuần đầu cho tới khi hệ thống miễn dịch có thể phản ứng với thách thức với kháng nguyên từ nhiều tác nhân lây nhiễm gặp phải trong môi trường.

Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [14], lợn con khi mới sinh ra trong máu hầu như không có kháng thể. Lượng kháng thể tăng nhanh ngay sau khi bú sữa đầu của lợn mẹ, cho nên khả năng miễn dịch của lợn con là hoàn toàn thụđộng, phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được nhiều hay ít từ sữa đầu của lợn mẹ đặc biệt là 7 ngày đầu sau khi sinh.

Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001) [19], ở lợn con mức độ đáp ứng miễn dịch không những phụ thuộc vào sự có mặt của kháng thể mà còn phụ

thuộc vào mức độ sẵn sàng của hệ thống miễn dịch đối với phản ứng.

2.2.1.4. Những hiểu biết về hội chứng tiêu chảy ở lợn *.Khái niệm về hội chứng tiêu chảy

Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của hội chứng bệnh lý đặc thù của

đường tiêu hóa. Hiện tượng lâm sàng này xuất phát từ nguyên nhân, triệu chứng, đặc điểm và tính chất của bệnh, được gọi với nhiều tên khác nhau:

Tên chung nhất: Hội chứng tiêu chảy (Dyspepsia).

Bệnh tiêu chảy không nhiễm trùng (Non- ifectivediarrhoea). Bệnh phân sữa (Milk - Scours).

Hoặc tiêu chảy là triệu chứng của các bệnh truyền nhiễm như: Phó thương hàn, nhiễm E. coli, viêm dạ dày ruột truyền nhiễm, dịch tả, rota virut...

* Tình hình dịch tễ

Do diều kiện khí hậu thời tiết thay đổi phức tạp, Hội chứng tiêu chảy xảy ra quanh năm ở nước ta, đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột, lạnh, độ ẩm không khí cao.

Theo Đoàn Thị Băng Tâm (1987) [20], Sử An Ninh (1993) [13], Pham Thanh Phượng và cs (1995) [16], ở nước ta bệnh tiêu chảy xảy ra quanh năm,đặc biệt là vào vụđông xuân, khi thời tiết thay đổi đột ngột và vào những giai đoạn chuyển mùa trong năm.

Kết quả nghiên cứu của Hoàng Văn Tuấn, Lê Văn Tạo, Trần Thị Hạnh (1998)[26], cho thấy bệnh tiêu chảy xảy ra ở mọi lứa tuổi, sơ sinh, cai sữa và cả lợn sinh sản, nhưng trầm trọng nhất là ở lợn con sơ sinh đến cai sữa.

Bằng rất nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều nguyên nhân chính gây Hội chứng tiêu chảy ở lợn như sau:

- Nguyên nhân do môi trường, khí hậu

Môi trường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể

gia súc. Sự thay đổi các yếu tố như nhiệt độ, ẩm độ, mưa, nắng, điều kiện chuồng nuôi đều ảnh hưởng đến sức khỏe của lợn, đặc biệt là lợn con theo mẹ

do cấu tạo và chức năng sinh lý chưa ổn định và hoàn thiện, khi gặp các yếu tố bất lợi dễ bị stress, dẫn đến nhiều bệnh trong đó có tiêu chảy (Đào Trọng

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng sinh trưởng, sử dụng thức ăn và tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ tại trại chăn nuôi Đoàn Hương, xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)