Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ (c) Tổng cộng chi phí chuyển đi (a+b+c)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc (Trang 29 - 34)

Tổng cộng chi phí chuyển đi (a+b+c)

Bên cạnh đó, để kiểm soát chi phí, các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm nên lập các báo cáo kiểm soát chi phí cho từng phân xưởng sản xuất. Báo cáo kiểm soát chi phí phản ánh chi phí thực tế và dự toán của từng khoản mục chi phí phát sinh ở từng phân xưởng trong doanh nghiệp và có kết cấu tương ứng với phương pháp xây dựng dự toán của từng phân xưởng.

Bảng 3.4

Tháng... năm… Phân xưởng:... ST T Khoản mục chi phí Dự toán (định mức) Thực hiện Chênh lệch Ghi chú

1 CP nguyên vật liệu trực tiếp

Trong đó:

- Nguyên liệu chính - Tá dược

- Vật liệu phụ

2 Chi phí nhân công trực tiếp

3 Chi phí sản xuất chung

Người kiểm soát Người lập báo cáo

Sau đó, các doanh nghiệp có thể lập báo cáo chi phí sản xuất và báo cáo giá thành sản phẩm toàn doanh nghiệp theo các CPSX thực tế phát sinh. Trên cơ sở các định mức chi phí sản xuất đã xây dựng, lập báo cáo chênh lệch giá thành sản phẩm.

Bảng 3.5

BÁO CÁO CHI PHÍ SẢN XUẤT TOÀN DOANH NGHIỆP

Tháng (quý, năm)

Các loại chi phí Số tiền Tỷ trọng

1. CP nguyên vật liệu2. CP nhân công 2. CP nhân công 3. CP khấu hao 4. CP dịch vụ mua ngoài 5. CP khác bằng tiền Tổng cộng Bảng 3.6

BÁO CÁO GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Tháng (quý, năm)

Sản phẩm thực tế đơnGiá thành vị

Khoản mục

CP NVLTT CP NCTT CP SXC

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng A B C ... ... Bảng 3.7

BÁO CÁO CHÊNH LỆCH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Tháng (quý, năm)

Sản phẩm Giá thành thực tế đơn vị Giá thành định mức Chênh lệch A

BC C ... ...

3.5 Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện

3.5.1 Về phía Nhà nước

- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện để có được một hành lang pháp lý ổn định về tài chính kế toán, sửa đổi và ban hành một số quy định phù hợp với đặc thù của các doanh nghiệp sản xuất Dược phẩm.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị mang tính định hướng, làm cơ sở để các doanh nghiệp áp dụng trong từng ngành và điều kiện cụ thể của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ban hành các quy định phù hợp để có thể hướng dẫn chi tiết các doanh nghiệp trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp về các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm kết hợp giữa cung cấp thông tin của kế toán tài chính và thông tin kế toán quản trị chi phí giá thành để các doanh nghiệp qua đó vận dụng vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp mình.

3.5.2 Về phía doanh nghiệp

* Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp

- Cần nâng cao nhận thức và trình độ quản lý cho các nhà quản trị doanh nghiệp để tăng cường khả năng cạnh tranh và khả năng hội nhập với kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới. Các cấp lãnh đạo doanh nghiệp phải nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của công tác kế toán nói chung, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng để từ đó có quan điểm đổi mới và hoàn thiện công tác này nhằm phục vụ tốt hơn cho việc điều hành và quản trị doanh nghiệp.

- Các nhà quản trị phải biết đưa ra những yêu cầu về thông tin cần được bộ phận kế toán cung cấp, và quan trọng phải có kiến thức phân tích cũng như biết sử dụng thông tin. Bên cạnh đó, khi bố trí các phòng ban chức năng, phải đảm bảo được sự luân chuyển thông tin thông suốt giữa phòng kế toán tài vụ và các phòng ban, bộ phận, cá nhân có liên quan.

- Cần nắm vững luật kế toán, chuẩn mực kế toán mới ban hành và chế độ quản lý tài chính và hạch toán kế toán để vận dụng cho đúng. Đảm bảo đúng quy trình hạch toán và đúng nguyên tắc kế toán.

- Có kế hoạch tài chính để chủ động nguồn vốn cho việc đổi mới và hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo các giải pháp đề ra.

- Xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật chính xác và khoa học phục vụ cho việc lập các định mức chi phí sản xuất, làm cơ sở cho việc kiểm tra và phát hiện những chênh lệch bất hợp lý giữa các chỉ tiêu thực tế với định mức, kế hoạch.

* Về sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật

Lịch sử phát triển của việc thiết lập hệ thống thông tin cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin ở các nước trên thế giới cũng như tại Việt Nam đã chứng minh rằng sự ứng dụng phần mềm kế toán vào quản lý doanh nghiệp là một điều tất yếu. Hiện nay đa số các doanh nghiệp sản xuất Dược phẩm đều đã mua và sử dụng các phần mềm kế toán tuy nhiên chưa khai thác hết được năng lực của máy móc thiết bị cũng như của các phần mềm kế toán. Những thông tin có được từ các phần mềm kế toán vẫn chỉ bao gồm các thông tin kế toán tài chính là chủ yếu, còn thông tin kế toán quản trị chưa có hoặc có thì rất ít.

Vì vậy trước nhu cầu thông tin kế toán quản trị hiện nay đòi hỏi các nhà quản trị và các kế toán viên cần biết đặt hàng cho các chuyên viên phần mềm những yêu cầu quản lý của mình để họ có thể cung cấp được các phần mềm hiệu quả.

KẾT LUẬN

Để thực hiện được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận và tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế có tính toàn cầu thì thông tin về chi phí và giá thành có vị trí đặc biệt quan trọng và vô cùng hữu ích cho các nhà quản trị doanh nghiệp. Vì thế, thực hiện tốt kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm luôn là một vấn đề mang tính thời sự cao. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tế khảo sát, tác giả đã lựa chọn đề tài "Hoàn thiện kế toán chi

phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc" cho luận văn của mình.

Luận văn đã thực hiện được những nội dung sau:

- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong kế toán tài chính và kế toán quản trị ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tham khảo được một số kinh nghiệm về kế toán chi phí và tính giá thành ở một số nước.

- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá được thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành từ đó đánh giá được ưu nhược điểm và nguyên nhân của những tồn tại.

- Luận văn đã nêu rõ được sự cần thiết, yêu cầu cơ bản và giải pháp để hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành cho phù hợp với yêu cầu quản lý và phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.

Những đề xuất, kiến nghị trong luận văn được xuất phát từ yêu cầu thực tế với cơ sở lý luận khoa học nên phù hợp và có tính khả thi cao. Tuy nhiên do trình độ có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm thuộc khu vực miền Bắc (Trang 29 - 34)