LIÊN HỆ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu CƠ SỞ HÌNH THÀNH KIẾN TRÚC RESORT (Trang 25)

Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng này, với đường bờ biển trãi dài hơn 2000km, với nhiều bãi tắm đẹp, khí hậu ôn hoà … càng giúp cho loại hình này phát triển mạnh. Đặc biệt khu vực Nam Trung Bộ sở hữu nhiều bãi tắm đẹp : Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu.. trở thành những nơi phát triễn resort mạnh, đáp ứng nhu cầu khu vực, cả nước và quốc tế.

So với các nước trong khu vực, tại Việt Nam, thị trường du lịch nghỉ dưỡng còn khá mới mẻ. Song trong hai năm trở lại đây, thị trường bất động sản đã đón nhận không ít thông tin về các dự án đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng du lịch, nhà nghỉ dưỡng.

LIÊN HỆ VIỆT NAM

Việt Nam với lợi thế có chiều dài bờ biển, rừng núi hoang sơ với nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia và nhiều rừng cấm, đó là những di sản thiên nhiên của quốc gia, chứa đầy tiềm năng cho phát triển du lịch sinh thái như Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, động Phong Nha, vườn quốc gia Cát Tiên, vườn quốc gia Cúc Phương, khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long .v.v. đặc biệt là đã có tới 8 khu dự trữ sinh quyển Việt Nam được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới nằm ở khắp ba miền.

LIÊN HỆ VIỆT NAM

Đối với Việt Nam loại hình du lịch này đã được các công ty trong ngành du lịch khai thác từ nhiều năm nay, bước đầu đã có kết quả khả quan. Khai thác thị trường MICE là một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam

Đánh giá về tiềm năng phát triển MICE, đoàn chuyên gia WTO cho rằng: VN có tiềm năng rất lớn và nếu phát triển MICE sẽ là đối thủ đáng ngại của Singapore (trung tâm thu hút MICE lớn nhất Đông Nam Á hiện nay). Cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều di sản văn hóa, thiên nhiên thuộc hàng kỳ quan thế giới, bãi biển đẹp, hệ thống khách sạn, resort phát triển…

LIÊN HỆ VIỆT NAM

Vốn là một đất nước nông nghiệp truyền thống lâu đời, người Việt có tín ngưỡng tôn kính thiên nhiên qua phong tục thờ các nữ thần như nữ thần rừng núi (Thánh mẫu Thượng ngàn), nữ thần mây (Pháp Vân), nữ thần sấm (Pháp Điện), nữ thần mưa (Pháp Vũ), nữ thần nước (Bà Thuỷ/Thoải), phong tục cúng thần cây đa, ma cây gạo… Những hình thức tín ngưỡng cổ xưa này có nhiều nét tương đồng với Shinto của Nhật và là mảnh đất thuận lợi tiếp nhận các đợt sóng Thiền du nhập vào nước ta qua chiều dài lịch sử dân tộc.

Về cơ bản, các dòng Thiền ở nước ta là Thiền tông Phật giáo. Tuy nhiên, lối sống Thiền theo thời gian đã ảnh hưởng sâu đậm đến cuộc sống của nhân dân bên ngoài các Phật đường. Không kể nghệ thuật bonsai và cắm hoa có ảnh hưởng từ Zen Nhật Bản, dấu ấn Thiền trong đời thường còn gặp ở nghệ thuật ẩm thực Việt Nam, nhất là ẩm thực Hà Nội và Huế, trong một số phong cách nghệ thuật sắp đặt vườn nhà và nội thất, trong môn võ Thái cực trường sinh đạo, trong nghệ thuật gốm méo ở Phù Lãng (Bắc Ninh), trong các dòng thơ Thiền (Thiền thi) và ca nhạc Thiền (Thiền ca). Cũng còn gặp các Zen café hay Zen spa ở một số thành phố du lịch.

LIÊN HỆ VIỆT NAM

Chưa thể nói rằng ZT đã thực sự xuất hiện ở Việt Nam, nhưng với dấu ấn Thiền đậm nét trong tầm sâu văn hoá dân tộc, với nguồn du khách ngày càng tăng trong bối cảnh công nghiệp hoá, đô thị hoá đất nước và hội nhập toàn cầu, chắc chắn ZT sẽ là loại hình du lịch đầy hứa hẹn. Gốm méo Phù Lãng là một ví dụ.

Làng gốm Phù Lãng đón tiếp ngày càng đông không chỉ khách hàng mà cả

khách du lịch. Phù Lãng trở thành một điểm sáng giá trong loại hình du lịch ZT mới mẻ, nhất là nó lại nằm trên đường từ Hà Nội đi Yên Tử – quê hương của Trúc Lâm Thiền Tông.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ HÌNH THÀNH KIẾN TRÚC RESORT (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(30 trang)