Nguyên lý hoạt động của cảm biến PIR

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, ứng dụng vi điều khiển PIC 16 –F877A, thiết kế hệ thống điều khiển, giám sát báo cháy, chống trộm cho xưởng thực hành điện – Trường Đại học Sao Đỏ (Trang 36)

7. Cấu trúc của đề tài

1.7.3. Nguyên lý hoạt động của cảm biến PIR

Các nguồn nhiệt (với người nguồn thân nhiệt) đều phát ra tia hồng ngoại, qua kính Fresnel, qua kính lọc lấy tia hồng ngoại, nó được cho tiêu tụ trên 2 cảm biến hồng ngoại gắn trong đầu dò, và tạo ra điện áp được khuếch đại với transistor FET. Khi có một vật nóng đi ngang qua, từ 2 cảm biến này sẽ cho xuất hiện 2 tín hiệu và tín hiệu này sẽ được khuếch đại để có biên độ đủ cao và đưa vào mạch so áp để tác động vào một thiết bị điều khiển hay báo động.

Hình 1.18. Nguyên lý chuyển động ngang của các nguồn thân nhiệt

Hình vẽ cho thấy 2 vùng cảm ứng nhậy cảm tương ứng với 2 cảm biến trong đầu dò. Khi có người đi ngang, từ thân người sẽ luôn phát ra tia nhiệt, nó được tiêu tụ mạnh với kính Fresnel và rồi tiêu tụ trên bia là cảm biến hồng ngoại, vậy khi người đi ngang, ở đầu ra của cảm biến PIR sẽ thấy xuất hiện một tín hiệu, tín hiệu này sẽ được cho vào mạch xử lý để tạo tác dụng điều khiển hay báo động.

Ở hình 1.19 khi chưa có có người đi vào vùng ảnh hưởng của cảm biến PIR, thì đầu ra của cảm biến chưa có tín hiệu

Hình 1.19. Hoạt động của cảm biến PIR khi con người chưa vào vùng ảnh hưởng

Hình 1.20. Hoạt động của cảm biến PIR khi con người vào vùng ảnh hưởng

Khi có người vào cùng ảnh hưởng 1 và vùng ảnh hưởng 2 lần lượt đầu ra của cảm biến PIR xuất hiện tín hiệu pha dương và pha âm. Tín hiệu này sẽ được đưa vào mạch xử lý để tạo tác dụng điều khiển hay báo động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, ứng dụng vi điều khiển PIC 16 –F877A, thiết kế hệ thống điều khiển, giám sát báo cháy, chống trộm cho xưởng thực hành điện – Trường Đại học Sao Đỏ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w