* Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất toàn xã theo địa giới hành chính là 5.571,45 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 5.208,92 ha, chiếm khoảng 93.49%, đất phi nông nghiệp 290,69 ha, chiếm 5,22%, bao gồm đất ở nông thôn là 15,23 ha và đất chuyên dùng 134,06 ha, đất chưa sử dụng 71,93 ha chiếm 1,29%, chủ yếu là đất đồi núi tại xóm vùng cao. Đất đai xã Dân Chủ khá phong phú, đa dạng về chủng loại đặc biệt diện tích đất nông nghiệp lớn thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây trồng có năng suất và giá trị kinh tế cao, diện tích rừng khá lớn, đây là điều kiện tốt để giữ gìn và bảo vệ nguồn tài nguyên đất quý giá.
Diện tích đất đai của xã Dân Chủ được thể hiện ở bảng và hình dưới đây: Bảng 3.1: Diện tích đất đai của xã Dân Chủ 2013 STT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 5.571,45 100 1 Đất nông nghiệp 5.208,92 93,49 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 668,68 12 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 496,40 8,91 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 172,28 3,09 1.2 Đất lâm nghiệp 537,98 81,45 1.2.1 Đất rừng sản xuất 504,34 9,05 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 2.829,24 50,78 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 2,26 0,04
2 Đất phi nông nghiệp
290,69 5,22 2.1 Đất nhà ở 15,23 0,27 2.2 Đất chuyên dung 134,06 2,41 2.3 Đất nghĩa trang nghĩa địa 10,03 0,18 2.4
Đất sông suối và mặt nước chuyên dung
131,37 2,36
3 Đất chưa sử dụng
71,93 1,29
(Nguồn: Ban địa chính xã Dân Chủ năm 2013)[4]
Xã có tiềm năng để phát triển nông nghiệp khi chiếm tới 93,49% và đất phi nông nghiệp chiếm 5,22% tổng diện tích đất tự nhiên. Đó là một lợi thế lớn khi tỷ trọng đất phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao và cần quy hoạch phát triển có chiều sâu và tầm nhìn xa hơn đối với các ngành dịch vụ phi nông nghiệp. Khi có sự chỉđạo đúng đắn trong công tác khuyến nông, khuyến lâm thì phát huy tối đa hiệu quả mà diện tích đất này mang lại để đảm bảo thu
nhập và công ăn việc làm ổn định cho người dân. Áp dụng các mô hình VAC, VACR, trồng cây công nghiệp, cây lâu năm trên đất đồi…trên từng khu đất trên địa bàn xã. Phát huy tốt thế mạnh này thì kinh tế xã sẽ được cải thiện rõ rệt. Ngoài ra ở xã có các loại đất feralit đỏ vàng người dân có thể sử dụng đê sản xuất gạch nung phục vụ cho nhu cầu trong xây dựng trong và ngoài xã tạo thu nhập cho một số hộ gia đình nhất định.
Tuy nhiên đất đai vẫn bị phân chia nhỏ lẻ, manh mún theo từng khu, phần lớn là đất ít phù sa, cằn cỗi, đất xấu đất bặc màu chiếm tỷ lệ lớn. Chính vì vậy, công tác cải tạo, san lấp đất làm tăng chi phí giá thành sản xuất cho người dân, lợi nhuân thu từ nông nghiệp giảm. Tỷ lệ đất chưa sử dụng, đa số là không sử dụng được vì đồi dốc hoặc rửa trôi chiếm 1,29% đây là tổn thất lớn cho ngành trồng trọt của xã.
* Tài nguyên nước
Với hệ thống sông suối chảy qua địa bàn xã, nguồn nước mặt phân bố không đều đến nhiều khu vực vùng cao thiếu nước vào mùa kh sông Bằng Giang, bắt nguồn từ Trung quốc chảy qua xã Sóc Hà, Quý quân Huyện Hà Quảng. Nhìn chung nguồn nước khá phong phú cơ bản đáp ứng được sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
Nguồn nước ngầm. Qua khảo sát sơ bộ cho thấy với địa hình đồi núi có độ dốc lớn và hiện tượng sạt lở, nguồn nước ngầm thường rất sâu nên việc đầu tư khai hác nguồn nước ngầm để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt rất là tốn kém và hiệu quả không cao.
* Tài nguyên nhân văn
Trên địa bàn xã có 5 dân tộc sinh sống. Được phân bố theo 23 xóm hành chính người dân sống giản di, chân thất, cần cù lao động, có ý thức dân tộc, đoàn kết và có truyền thống cách mạng, mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa riêng, phong tục tập quán riêng tạo nên nền văn hóa đa dạng.
Bảng 3.2: Thành phần dân tộc xã Dân Chủ năm 2013 STT Dân tộc Hộ Tỷ lệ (%) 1 Kinh 5 0,44 2 Tày 716 63,87 3 Nùng 276 24,62 4 Hmông 122 10,88 5 Dao 2 0,17 Tổng 1.121 100
(Nguồn: Ban thống kê UBND xã Dân Chủ năm 2013)[2]
Qua bảng trên ta thấy thành phần dân tộc sinh sống trên địa bàn xã chủ yếu là dân tộc tày và nùng, dân tộc tày chiếm tỷ lệ cao nhất với 68,87% và dân tộc nùng là 24,62%. Trong khi đó dân tộc dao sinh sống trên địa bàn xã rất ít, chỉ có 2 hộ trong tổng 1.121 hộ trên địa bàn xã với tỷ lệ rất thấp là
0,17%.