Toàn bộ phân tích của Ricardo về lợi thế so sánh thực chất dựa trên sự khác nhau giữa các nước trong công nghệ san xuất dẫn đến năng suất khác nhau và đòi hỏi về lao động khác nhau. Cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam có lợi thế so sánh về giá thuê nhân công lao động, thêm vào đó là lợi thế về tài nguyên thiên nhiên nên chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy các mặt hàng xuất khẩu của chúng ta chủ yếu là các san phẩm tài nguyên thô chưa qua tinh chế như dầu thô, than đá,... và các loại hàng hóa có hàm lượng nhân công cao như nông san, dệt may, giày dép,..
Chúng ta hãy cùng xem xét một ví dụ về kim ngạch xuất nhập khẩu của mặt hàng nông thủy san giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong những năm gần đây. Nhìn chung giá nông san ở Việt Nam rẻ hơn một cách tương đối so với giá nông san ở Hoa Kỳ và Việt Nam có thể được coi là có lợi thế so sánh về mặt hàng này. Trong suốt 5 năm trở lại đây, Việt Nam gần như xuất siêu nông san vào thị trường Mỹ nhưng khoang cách ngày càng giam dần. Nếu như vào năm 2005, xuất khẩu nông san vào Mỹ cao gấp 4 lần so với chiều nhập khẩu thì tới năm ngoái, xuất khẩu nông san vào Mỹ đạt 1,44 tỉ đô la trong khi nhập khẩu từ Mỹ lên tới 1 tỉ đô la. Tình hình đang trở nên bi quan hơn bởi theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiêp Mỹ (USDA) thì trong 3 tháng đầu năm 2010 các doanh nghiệp Mỹ xuất nông san vào thị trường Việt Nam đạt 417 triệu đô la Mỹ tăng tới 79,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi ở chiều ngược lại, nông san Việt Nam xuất vào thị trường Mỹ chỉ tăng có 10,58% lên 339,3 triệu đô la Mỹ, điều này đồng nghĩa với Việt Nam đang nhập siêu nông san từ thị trường Mỹ. Mặc dù những tiêu chí thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ có khác biệt so với tiêu chí của Tổng cục thống kê nhưng đó cũng là một thông tin đáng lo ngại cho hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam trong năm nay. Phai chăng lợi thế so sánh về mặt hàng nông san đã dần dịch chuyển từ Việt Nam sang cho Mỹ?
Nhiều mặt hàng nông thủy san có thế mạnh của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ như gạo, tôm đang bị chững lại, thậm chí tụt giam như tôm sú, mặt hàng
chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu thủy san vào thị trường Mỹ thì trong 3 tháng đầu năm nay, kim ngạch bị giam 1%, còn gạo giam tới 78%. Do nhiều mặt hàng nông lâm thủy san chế biến của Việt Nam phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, trong đó có thị trường Mỹ nên kim ngạch nhập khẩu từ Mỹ tăng mạnh, chẳng hạn gỗ nguyên liệu nhập khẩu trong quí I từ Mỹ tăng 135%, lúa mì tăng 280%, hạt đậu nành tăng 52%, đặc biệt các san phẩm sữa tăng 183%...
Tuy chúng ta có lợi thế về mặt tài nguyên thiên nhiên và giá thuê nhân công rẻ hơn rất nhiều so vơi Mỹ nhưng lợi thế này đang dần bị áp đao bởi nhũng hạn chế từ chất lượng san xuất kém hiệu qua, hàm lượng khoa học kỹ thuật trong san phẩm thấp và năng suất lao động chưa cao. Thêm vào đó cũng cần phai chú ý rằng Mỹ không hề thua kém Việt Nam về thế mạnh tài nguyên thiên nhiên nếu không muốn nói là giàu cơ hơn khá nhiều. Mặt khác Mỹ lại có chiến lược mua tài nguyên giá rẻ từ các nước đang phát triển về để phục vụ cho hoạt động san xuất và quan trong nhất là nền khoa học ứng dụng của quốc gia này phát triển vào tầm bậc nhất thế giới. Tất ca những lợi thế này đủ để áp đao Việt Nam nếu như chúng ta không tìm ra một giai pháp kịp thời. Để khắc phục vấn đề này, vận dụng linh hoạt lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo, ban đầu chúng ta nên tăng cường nhập khẩu các mặt hàng vốn đã ko có lợi thế so sánh như máy móc, trang thiết bị kỹ thuật để khôi phục lại lợi thế so sánh vốn có về các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng, điển hình như nông san hay hàng dệt may để giành lại lợi thế trong hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên không phai chúng ta nên bỏ qua các mặt hàng mà nước ta không có lợi thế so sánh so với các nước khác. Việt Nam nên quan tâm đầu tư một cách hợp lý để dần dần giam bớt sự bất lợi về san xuất và xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao song song với việc tiếp tục duy trì lợi thế về các mặt hàng như nông san, dệt may,... để tiến tới sự đồng đều ổn định trong hoạt động thương mại quốc tế nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Một việc quan trọng nữa là Việt Nam cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề chuyên môn cao, có kiến thức về khoa học kỹ thuật và có kha năng ứng dụng tốt trong hoạt động san xuất kinh doanh. Lợi thế về giá thuê lao động rẻ có thể tạo thuận lợi cho nước ta trong bước đầu hội nhập nền kinh tế quốc tế nhưng không thể xây dựng được nền móng vững chắc lâu dài cho sự phát triển của nền kinh tế.
Tuy các quan điểm của Trường phái trọng thương và Lý thuyết của Trường phái cổ điển về thương mại quốc tế còn chứa đựng nhiều hạn chế nhưng sau khi được bổ sung bởi sự vận dụng lý thuyết chi phí cơ hội của G. Haberler và những nghiên cứu của các nhà kinh tế học hiện đại thì tập hợp những lý thuyết này đã trở nên thực tế hơn, có kha năng ứng dụng cao trong hoạt động san xuất và thương mại quốc tế của mỗi quốc gia. Chúng ta cần kết hợp linh hoạt giữa việc nghiên cứu các lý thuyết kinh tế cũng như theo sát xu hướng phát triển kinh tế quốc tế hiện nay để có được sự chủ động tích cực trong hội nhập và phát triển kinh tế.