II. Thực trạng và tiến độ phhổ cập giáo dục THC Sở huyện Văn Quan từ năm
2. Giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận
Tiếp tục tuyên truyền, thực hiện tốt nghị quyết TW 2 (khóa VIII) và các Nghị quyết của Đảng về chiến lược phát triển giáo dục để mọi người nhận thức sâu sắc rẳng: trong giai đoạn cách mạng hiện nay, muốn xây dựng thành công CNXH cần phải đi từ giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trước mắt phải tập trung ưu tiên nhất về các phương diện: chính sách, tổ chức, quản lí, đội ngũ cán bộ giáo viên và đầu tư cho giáo dục – đào tạo.
Đối với đồng bằng, thành thị, khâu tuyên truyền vẫn được coi trọng thì đối với huyện miền núi như Văn Quan càng cực kì quan trọng. Đảng bộ chính quyền huyện
đã chỉ đạo các xã, các cơ quan ban ngành của huyện phải đề ra biện pháp cụ thể của từng ngành, từng xã, phân công rõ trách nhiệm của các tổ chức xã hội đối với các thành viên của mình. Cụ thể đó là: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc, Hội người cao tuổi.... Có biện pháp cụ thể để các thành viên của Hội có trách nhiệm như thế nào trong việc tuyên truyền vận động nhân dân đưa con em ra lớp đi học phổ thông, bổ túc văn hóa. Như trên đã đề cập, đổi tượng phổ cập giáo dục THCS là đối tượng thanh niên độ tuổi từ 11 – 18, độ tuổi này ở miền núi cao là lao động chính, nhất là đồng bào Nùng, Tày... tại vùng sâu, vùng xa đã lập gia đình thì việc đưa họ ra học các lớp học bổ túc buổi chiều ban đêm là rất khó khăn. Đối với Văn Quan, các tổ chức không chỉ tuyên truyền cho các thành viên của tổ chức mình am hiểu, quyết tâm thực hiện mà còn phải trực tiếp phụ trách 1 thôn cụ thể của xã mình, tổ chức họp dân hàng tháng tuyên truyền vận động để dân hiểu việc có lợi khi có con học và bất lợi không khi có học. Nhưng nếu chỉ tuyên truyền và vận động mãi mà không được thì phải có biện pháp hỗ trợ.
Với một huyện miền núi Văn Quan, sau tuyên truyền là việc kí cam kết giữa chính quyền huyện với xã, với thôn, giữa các ngành với địa phương, thôn bản và giữa các ngành, các thôn bản với các hộ gia đình, giữa các tổ chức xã hội với các thành viên của mình tại các thôn bản về việc đi học và đối với người trong độ tuổi phổ cập. Tức là tuyên truyền để hiểu và tự giác thực hiện là chính, nhưng với trường hợp cố tình không đi học thì bản cam kết là bắt buộc. Chính vì vậy mà phong trào giáo dục nói chung, công tác PCGDTHCS nói riêng, trong đó có việc mở các lớp bổ túc THCS cho người trong độ tuổi được đi học nhiều, duy trì sĩ số được liên tục và phong trào tăng về số lượng, mạnh về chất lượng trong toàn huyện từ năm 2000 – 2005. Có phong trào và giữ được phong trào, Văn Quan đã tranh thủ các nguồn kinh phí của cấp trên nhưng cũng chủ động phát huy nội lực của mình, đó là việc lập quỹ giáo dục, trong đó có PCGDTHCS của các ngành, các cơ quan đơn vị, địa phương. Một huyện miền núi kinh tế khó khăn nhưng một năm có hơn 200 triệu đồng quỹ giáo dục quả là
một sự cố gắng rất lớn. Nguồn kinh phí này vừa để hỗ trợ xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất cho giáo dục, vừa hỗ trợ cho những học sinh khó khăn đi học, nhất là đi học bổ túc THCS, đó là nguồn động viên thiết thực, kịp thời và là việc phải có đối với công tác PCGD THCS của một huyện miền núi như Văn Quan.
3. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ
Nghị quyết TW 2 (khóa VIII) chỉ rõ: ”Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo viên”. Đội ngũ giáo viên THCS hiện nay của Văn Quan còn thiếu về số lượng và không đồng bộ về cơ cấu các môn Thể dục, Tiếng Anh. Chất lượng đội ngũ còn bất cập chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng PCGDTHCS. Bởi vậy cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, xây dựng đội ngũ giáo viên chất lượng ngày càng cao.
Để giải quyết vấn đề thiếu giáo viên THCS, phòng GD&ĐT Văn Quan bố trí giáo viên một số môn đặc thù như Tiếng Anh, Âm nhạc, Mỹ thuật dạy liên trường.
Để nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên phòng giáo dục tăng cường chỉ đạo các trường về công tác thi đua. Các phong trào thi đua giáo viên giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh hàng năm. Thường xuyên động viên kịp thời, khuyến khích giáo viên đầu tư thời gian nghiên cứu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn. Bên cạnh đó, phòng giáo dục chủ động chỉ đạo các trường vùng 1 liên kết với các trường vùng 2, vùng 3. Hàng tháng, tổ chức dự giờ, thăm lớp giữa các trường, giáo viên giỏi vùng 1, vùng 2 dạy mẫu cho giáo viên vùng 3 và ngược lại để chất lượng giáo dục tiếp tục được nâng lên.
Đội ngũ giáo viên THCS chưa hoàn chỉnh hàng năm được cử đi bồi dưỡng nâng cao văn bằng, chứng chỉ trong hè; tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và khuyến khích giáo viên tham gia học các lớp tại chức trong hè góp phần hạn chế mặt yếu kém về chất lượng, năng lực của đội ngũ giáo viên cũng như giảm bớt sự căng thẳng về thiếu giáo viên các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Tiếng Anh, Thể dục... dạy các lớp thay sách giáo khoa chương trình phổ thông mới.
4. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục
Nghị quyết TW2 (khóa VIII) khẳng định: ”Giáo dục – đào tạo cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển” và chỉ rõ: ”Kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, tạo môi trường lành mạnh ở mọi nơi, trong từng cộng đồng, từng tập thể”.
Vì vậy, Chính phủ đã ra Nghị quyết 90/NQ-CP về phương hướng và chủ truơng xã hội hóa giáo dục. Đó là một hệ thống các địh hướng hoạt động của cá nhân và tổ chức nhằm trả lại chức năng giáo dục của xã hội, cho xã hội và trả lại chức năng xã hội của giáo dục cho chính nó. Bởi vậy việc giáo dục không thể chỉ diễn ra ở nhà trường mà cả ở gia đình và ngoài xã hội, càng không thể phó thác công tác giáo dục, công tác PCGDTHCS cho nhà trường mà phải coi giáo dục là sự nghiệp của toàn dân. Đối với Văn Quan, cần phải đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục hơn nữa để phát huy nội lực của toàn dân, tranh thủ sự quan tâm của các cấp ngành để phát triển sự nghiệp giáo dục và làm tốt công tác PCGDTHCS.
5. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, phối hợp giáo dục chính quy với giáo dục không chính quy
Phối hợp giáo dục chính quy với giáo dục không chính quy để mở rộng mạng lưới trường, lớp, đáp ứng nhu cầu tiểu họcv à THCS của những người trong độ tuổi. Tiếp tục vận động và tổ chức cho những người tốt nghiệp tiểu học nhưng không có điều kiện vào học THCS chương trình phổ thông và học sinh bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn được theo học các lớp bổ túc THCS. Tiếp tục vận động các nhà giáo, cán bộ nhân dân tham gia tổ chức lớp học, tham gia giảng dạy cho các đối tượng có hoàn cacnhs khó khăn theo phương thức không chính quy, đóng góp hỗ trợ về tài chính, cơ sở vật chất cho công tác phổ cập. Xây dựng mối liên hệ giữa ngành giáo dục với các ngành, các tổ chức đoàn thể, các dự án, các chương trình để nâng cao chất lươngj và hiệu quả PCGDTHCS.
- Tiếp tục duy trì thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra định kì, sơ kết tổng kết và đánh giá việc duy trì, củng cố và nâng cao chuẩn PCGDTHCS. Chuẩn bị tốt các điều kiện cơ bản, mở lớp trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông thực hiện chủ trương phổ cập trung học phổ thông trong thời gian tới.
Trên đây là một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ PCGDTHCS ở huyện miền núi Văn Quan tỉnh Lạng Sơn mà chúng tôi đã thực hiện trong những năm vừa qua, chắc chắn những giải pháp còn mang tính chủ quan và cá nhân. Nhưng lương tâm nghề nghiệp, tinh thần trách nhiệm của một người quản lí giáo dục, tôi mạnh dạn đưa ra trong tiểu luận này với mong muốn góp phẩn dù rất nhỏ vào việc thực hiện nâng cao chất lượng PCGDTHCS ở huyện miền núi Văn Quan trong thời kì cách mạng mới: xóa đói giảm nghèo, đổi mới quê hương và góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
PHẦN THỨ BA: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
I. Những kiến nghị
- Về chính sách: Đảng và Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung cụ thể hơn chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với đội ngũ các thầy, cô giáo người làm công tác quản lí, chỉ đạo giáo dục – đào tạo, để đội ngũ này yên tâm và đầu tư công sức chỉ đạo tốt công tác giáo dục – đào tạo, nhất là ở các vùng miền núi, hải đảo. HIện nay tại huyện Văn Quan, đội ngũ các thầy, cô giáo làm công tác quản lí và chỉ đạo chuyên môn tại Phòng giáo dục là những người có phẩm chất, năng lực chuyên môn vững vàng nhưng lại không được hưởng chế độ ưu đãi nào, đó là một điều bất hợp lí. Do vây, khi điều động lên phòng Giáo dục, anh chị em như nhận một kỉ luật án tiền lương.
- Về quy mô trường lớp: Nhà nước và địa phương cần xây dựng kế hoạch để mở rộng hệ thống trường dạy nghề phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn nhằm giải quyết sức ép về nhu cầu học lên của một số bộ phận học sinh sau khi tốt nghiệp THCS. Hiện nay ở Văn Quan hàng năm có khoảng 40% học sinh tốt nghiệp THCS không được vào học THPT, đây là thiệt thòi lớn cho các em sau này.
Khẩn trương đầu tư cơ sở vật chất để xúc tiến việc tách cấp học mầm non ra khỏi tiểu học, tiểu học ra khỏi THCS vì mỗi cấp học có một đặc thù riêng, điều lệ riêng, sinh hoạt không đồng bộ.
Hiện nay còn một số xã vùng III của huyện như: Song Giang, Việt Yên, Hữu Lễ, Hòa Bình chưa có điện lưới quốc gia. Vì vậy, các chương trình đầu tư cho xã vùng III không hiệu quả: TV, đầu VCD, DVD không có điện để hoạt động phục vụ chương trình thay sách giáo khoa, việc thông tin 2 chiều của các xã vùng III với huyện gặp rất nhiều khó khăn, do không có điện thoại. Bên cạnh đó, đường giao thông liên thôn, liên xã của các xã vùng III chưa thuận lợi, về mùa mưa đường rất lầy lội, sạt lở gây ách tắc giao thông nên phát triển kinh tế - xã hội rất khó khăn.
Đối với cán bộ quản lí các trường được thực hiện bổ nhiệm theo định kì, hết nhiệm kì tổ chức bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm và rà soát kết quả công việc của đồng chí đó trong cả nhiệm kì. Kiên quyết miễn nhiệm những cán bộ quản lí không hoàn thành nhiệm vụ công tác và không còn được tín nhiệm. Hiện nay ngành giáo dục Văn Quan thực hiện đôi lúc còn nể nang, chưa thật kiên quyết. Tăng cường chế độ luân chuyển cán bộ đối với đội ngũ cán bộ quản lí trường học, không để cán bộ quản lí giữ vị trí công tác tại một đơn vị quá lâu dẫn đến trì trệ, nhàm chán, sáo mòn.
II. Kết luận
Giáo dục THCS ở huyện Văn Quan – tỉnh Lạng Sơn trong 5 năm qua đã có bước phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Tuy vậy vẫn còn không ít khó khăn, bất cập, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Vấn đề cần tập trung giải quyết là làm thế nào để từng bước nâng cao chất lượng PCGDTHCS. Đây là công việc không đơn giản đối với một địa phương miền núi khó khăn về mọi mặt như Văn Quan. Vì vậy cùng với sự phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội địa phương, phải nhanh chóng tạo ra sự chuyển biến về nhiều mặt: xây dựng cơ sở vật chất trường học; xây dựng đội ngũ giáo viên; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Đây là lĩnh vực đòi hỏi sự tham gia giải quyết của các cấp, các ngành và không thể nóng vội mong muốn giải quyết xong trong một sớm. một chiều mà phải làm thường xuyên, liên tục, lâu dài và quyết liệt.
Nhân loại đang bước vào nền văn minh trí tuệ, giáo dục là quốc sách hàng đầu, là tương lai của mỗi dân tộc, mỗi đất nước. Tất cả các quốc gia trên thế giới đều coi giáo dục là nhân tố quyết định phát triển nhanh và bền vững của một quốc gia. Trong thời kì đổi mới, khi đưa ra các Nghị quyết Đảng ta đã đề ra những tư tưởng chỉ đạo, những giải pháp tích cực để đẩy nhanh tiến độ PCGDTHCS, đặc biệt là ở các huyện miền núi, từng bước thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn với vùng thuận lợi, vùng đồng bằng. Chúng ta tin tưởng sâu sắc rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự nỗ lực
của cấp ủy và chính quyền các cấp, cùng với sự nỗ lực vươn lên phát huy tối đa sức mạnh nội sinh của ngành giáo dục, của các trường, các cơ sở giáo dục, sự nghiệp giáo dục và đặc biệt là công tác PCGDTHCS ở huyện Văn Quan sẽ có bước chuyển mới về mọi mặt. Tôi mong muốn những giải pháp về công tác PCGDTHCS mà tôi nêu ra ở huyện miền núi Văn Quan trong thời gian tới sẽ góp phần củng cố và nâng cao hiệu quả công tác PCGDTHCS của huyện, góp phần nâng cao mặt bằng dân trí cho mọi người trong huyện nhà lên trình độ THCS, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân đưa Văn Quan nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tạo tiền đề cho các bước tiếp theo trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn miền núi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ĐCSVN, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, lần thứ VIII, lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia (XB các năm).
2. ĐCSVN, Nghị quyết Hội nghị lần 6, lần 7 BCH TW khóa VII, NXB Chính trị Quốc gia.
3. ĐCSVN, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, lần thứ 7 BCH TW khóa VIII – NXB Chính trị Quốc gia.
4. ĐCSVN, Nghị quyết lần thứ 7, lần thứ 8 BCH TW khóa IX, NXB Chính trị Quốc gia.
5. Cuốn lí luận văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng (Tập bài giảng Khoa văn hóa Phân viện Hà Nội – Học viện CTQG HCM).
6. Chỉ thị 61/CT-TW của Bộ Chính trị ”Về việc thực hiện phổ cập giáo dục THCS”.
7. Chỉ thị 01/HĐBT năm 1990 của Hội đồng bộ trưởng. 8. Luật phổ cập giáo dục tiểu học.
9. Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa 10.
10. Nghị quyết 88/NĐ-CP của Chính phủ về công tác phổ cập THCS.
11. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí công chức nhà nước ngành GD – ĐT của trường cán bộ quản lí giáo dục – đào tạo Hà Nội.
12. Các tạp chí giáo dục – đào tạo từ năm 1998 đến nay.
13. Các công báo từ năm 2000 đến nay.
14. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn khóa XII, khóa XIII.
15. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Văn Quan khóa XVII, khóa XVIII.
16. Các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận Hội nghị của Đảng bộ, Chính quyền huyện Văn Quan và tỉnh Lạng Sơn từ năm 1998 – 2000.
17. Kế hoạch 19/KH-HU ngày 31/08/1998 của Ban thường vụ huyện ủy Văn Quan