Xác định điều kiện lên men, chiết tách kháng sinh tối thích.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh tổng hợp kháng sinh từ streptomyces 182 15 (Trang 45)

Sau khi lên men lần 1 ta chọn được môi trường MT1dt là môi trường tối thích cho xạ khuẩn Streptomyces 182.15 sinh tổng hợp kháng sinh. Khóa luận đã chọn được 9 dạng chủng tốt nhất của chọn lọc ngẫu nhiên, đột biến lần 1 và lần 2 để tiến hành lên men lần 2. Kết quả lên men cho thấy dạng chủng ĐB2.18 là chủng có khả năng sinh tổng hợp kháng sinh tốt nhất.

Khóa luận cũng đã chọn được dung môi chiết tối thích là Ethylacetat và pH tối thích để chiết là pH=3. Tuy nhiên dung môi Ethylactetat vẫn chưa chiết kiệt được hoàn toàn KS từ dịch lên men. Vì vậy cần tiến hành chiết nhiều lần phần nước để có thể thu được lượng KS lớn nhất từ dịch lên men. Mặt khác, KS ít bền với nhiệt nên trong quá trình tách chiết KS tránh tiếp xúc ở nhiệt độ cao. Kháng sinh thu được là hỗn hợp nhiều chất (chất màu, chất béo…). Do vậy, việc tách và tinh chế có ý nghĩa quan trọng. Trong khóa luận chúng tôi đã tiến hành tinh chế 2 lần: lần thứ nhất sử dụng hệ dung môi 4 chạy sắc ký cột mục đích để loại tạp. Sau khi loại tạp, hệ dung môi Ethylacetat: Methanol: n-Hexan (28:1:1) sau khi đã được thử trên SKLM cho kết quả tách tốt nhất, được sử dụng để chạy sắc ký cột để tách riêng các thành phần kháng sinh. Tuy vậy hiệu suất thu được KS tinh khiết vẫn còn thấp. Chúng tôi sẽ đề xuất tách hỗn hợp KS1 và KS2 này để tăng hiệu suất tinh chế kháng sinh. Rất có thể

KS1 và KS2 có liên quan tới tác dụng của chúng trên vi khuẩn Gr(+) và Gr(-) nên có thể ứng dụng để tiến hành đột biến và chọn lọc theo hướng chọn chủng có HTKS mạnh trên vi khuẩn Gr(+) và Gr(-) để quá trình tách chiết và tinh chế của 2 KS thuận lợi và có hiệu suất cao hơn [19].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sinh tổng hợp kháng sinh từ streptomyces 182 15 (Trang 45)