Giới thiệu các chức năng của phần mềm MicroStation

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm microstation và TMV map trong công tác biên tập bản đồ và lập hồ sơ địa chính từ kết quả đo ngoại nghiệp (Trang 30)

Trong MicroStation cho phép người sử dụng thực hiện lệnh thông qua cửa sổ lệnh quan sát, các thực đơn, các hộp thoại và các bảng công cụ trên cửa sổ hiển thị tệp đang mở:

- Status: Hiển thị trạng thái của yếu tố được chọn.

- Message: Hiển thị các thuộc tính hiện thời của các yếu tố. - Command: Hiển thị tên của lệnh đang được thực hiện. - Prompt: Hiển thị thao tác tiếp theo cần thực hiện.

- Input: Dùng để gõ lệnh hoặc vào tham số cho lệnh từ bàn phím. - Error: Hiển thị các thông báo lỗi.

MicroStation cung cấp rất nhiều các công cụ (drawing tools) tương đương như các lệnh. Các công cụ này thể hiện trên màn hình dưới dạng các biểu tượng vẽ (icon) và được nhóm theo các chức năng có liên quan thành thanh công cụ (tool box) và được rút gọn ở dạng các biểu tượng. Thanh công cụ chính được tự động mở mỗi khi bật MicroStation và cho thấy các chức năng của MicroStation trong đó. Thông thường thanh công cụ chính (Main tool box) tự động hiển thị trên màn hình mỗi khi khởi động MicroStation. Trường hợp chưa có, từ menu lệnh của MicroStation chọn Tool→ MainMain xuất hiện thanh lệnh Main.

Hình 2.1. Thao tác hiển thị thanh công cụ chính

Những biểu tượng có dấu tam giác màu đen nhỏ ở góc dưới bên phải thể hiện rằng đó là một nhóm các công cụ có chức năng liên quan với nhau có thể bấm giữ chuột trái kéo ra khỏi thanh Main thành một Tool box.

Khi sử dụng một công cụ nào thì biểu tượng của nó trên thanh Main hoặc trên Tool box sẽ chuyển thành màu sẫm. Ngoài ra, đi kèm với mỗi công cụ được chọn còn có một hộp Tool setting, hộp này hiển thị tên và các thông số đi kèm để người dùng đặt nếu muốn.

Element Selection: Thanh công cụ chọn đối tượng. Fence: Thanh công cụ Fence.

Points: Thanh công cụ vẽ điểm.

Linear Element: Thanh công cụ vẽ đường.

Patterns: Thanh công cụ trải ký hiệu cho dạng vùng. Polygons: Thanh công cụ vẽ vùng.

Arc: Thanh công cụ vẽ cung.

Ellipses:Thanh công cụ vẽ đường tròn, ellipses. Tags: Thanh công cụ mở tags.

Text: Thanh công cụ Text.

Groups: Thanh công cụ thao tác với nhóm đối tượng. Cells: Thanh công cụ cells.

Measure: Thanh công cụ tính toán đối tượng. Dimension: Thanh công cụ đo.

Change Attributes: Thanh công cụ thay đổi thuộc tính đối tượng. Mainpulate: Thanh công cụ dùng để sao chép, di chuyển, thay đổi tỷ lệ hoặc quay đối tượng.

Delete Element: Công cụ xoá đối tượng. Modify: Thanh công cụ sửa chữa đối tượng.

a. Các chức năng đồ họa

Hình 2.4. Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng điểm

Hình 2.5. Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng đường, tuyến

Hình 2.6. Thanh công cụ vẽ đối tượng dạng vùng

Hình 2.7. Thanh công cụ vẽ các đường cong, cung tròn

Hình 2.8. Thanh công cụ vẽ đường tròn, Elipse

Hình 2.9. Thanh công cụ vẽ và sửa các đối tượng dạng chữ

Hình 2.10. Thanh công cụ vẽ các đối tượng dạng cell

b. Các chức năng biên tập bản đồ

Hình 2.12. Công cụ sao chép, di chuyển, thay đổi tỷ lệ, xoay đối tượng

Hình 2.13. Thanh công cụ sửa chữa đối tượng

Hình 2.14. Thanh công cụ dùng thay thế thuộc tính đối tượng

Hình 2.15. Thanh công cụ liên kết các đối tượng riêng lẻ thành 1 đối tượng hay phá bỏ liên kết

Hình 2.16. Thanh công cụ tính chiều dài, diện tích, thể tích của đối tượng

Hình 2.17. Thanh công cụ tính khoảng cách

Hình 2.19. Thanh công cụ thao tác với nhóm đối tượng trong phạm vi không gian xác định

c. Các thao tác điều khiển màn hình

Các công cụ dùng để phóng to, thu nhỏ, hoặc dịch chuyển màn hình được bố trí dưới góc trái của mỗi cửa sổ. Tuy nhiên người sử dụng có thể mở thanh công cụ điều khiển màn hình bằng cách :

Trên menu của Microstation chọn Tool → View Control sẽ xuất hiện thanh

công cụ điều khiển màn hình (View Control ).

Hình 2.20. Thanh công cụ điều khiển màn hình.

- Update view: Cho phép cập nhật mới màn hình. Sau khi chọn chức năng này nháy chuột lên cửa sổ muốn cập nhật mới thì mọi hình ảnh ở đó sẽ được cập nhật mới lại.

- Zoom in: Chức này cho phép phóng to hình ảnh của các yếu tố. Sau khi chọn biểu tượng này nháy chuột tại vị trí cần thu nhỏ. Sau mỗi lần phóng to, hình ảnh của các yếu tố trên cửa sổ sẽ to gấp đôi.

- Zoom out: Chức năng này cho phép thu nhỏ hình ảnh của các yếu tố. Sau khi chọn biểu tượng này, nháy chuột tại vị trí cần thu nhỏ. Sau mỗi lần thu nhỏ, hình ảnh của các yếu tố trên cửa sổ sẽ nhỏ bằng một nửa so với ban đầu.

- Window area: Cho phép phóng to một vùng lên màn hình.

Khi chọn biểu tượng này, nháy chuột tại vị trí xác định hai đỉnh của hai hình chữ nhật giới hạn vùng cần phóng to, nháy chuột lần nữa trên cửa sổ view cần hiển

thị vùng được chọn. Lúc này hình ảnh của vùng được giới hạn bởi hình chữ nhật vừa vẽ sẽ được hiển thị vừa vặn với cửa sổ chọn hiển thị.

- Fit view: Cho phép hiển thị các yếu tố của bản vẽ trên một cửa sổ, sau khi biểu tượng này nháy chuột trên cửa sổ muốn hiển thị.

- Rotate View: Thay đổi góc nhìn bản vẽ.

- Pan View: Dịch chuyển nội dung bản vẽ theo một hướng nhất định. - View previous: Quay lại chế độ màn hình lúc trước.

- View next: Quay lại chế độ màn hình trước khi sử dụng lệnh.

d. Thuộc tính hiển thị của các yếu tố lớp, màu, kiểu đường, lực nét

- Level: Mỗi yếu tố trong MicroStation được gắn với một lớp, có tất cả 63 lớp nhưng tại mỗi thời điểm chỉ có một lớp làm lớp hoạt động. Để thay đổi lớp hoạt động hay bật tắt các lớp có thể sử dụng bảng điều khiển lớp View levels.

Từ menu chọn Settings → Level Display (hoặc bấm Ctrl+E) xuất hiện

hộp thoại View Levels.

Hình 2.21. Hộp thoại View Levels

Nếu ô nào có màu sẫm thì lớp đó được hiển thị (chế độ on ví dụ như level 1, 2, 3...), nếu ô nào có màu xám nhạt thì lớp đó bị tắt hiển thị (chế độ off ví dụ như

level 5, 6, 7...). Ô nào có một hình tròn thì số lớp tương ứng trong ô đó là lớp hoạt động, ví dụ như lớp 10. Để đổi chế độ hiển thị của lớp từ on sang off hoặc ngược lại thì nháy chuột vào ô đó. Muốn chọn lớp nào làm lớp hoạt động thì nháy đúp chuột vào ô tương ứng. Sau khi chọn xong chế độ hiển thị cho các lớp, ấn phím Apply để

áp dụng.

- Color: Trong MicroStation, mỗi yếu tố được thể hiện với một màu nhất

định, tại mỗi thời điểm, mỗi bản vẽ sử dụng một bảng màu nhất định. Mỗi bảng màu gồm 256 màu đánh số từ 0 đến 255. Muốn xem bảng màu của bản vẽ, ta chọn

Setting Colors, bảng màu sẽ được mở ra.

Hình 2.22. Bảng màu Color table

Bảng màu được mở ra chính là bảng màu mà bản vẽ đang sử dụng. Mỗi màu trong bảng màu được thể hiện ở một ô riêng biệt. Nếu ta nháy chuột vào ô nào thì số tương ứng với màu đó sẽ được hiển thị.

- Linestyle: MicroStation có tất cả 8 kiểu đường cơ bản đánh số từ 0 đến 7.

Ngoài ra MicroStation còn cho phép người sử dụng những kiểu đường đặc biệt (custom linestyle) do MicroStation thiết kế sẵn hoặc người sử dụng tự thiết kế. Tại mỗi thời điểm chỉ có một kiểu đường được chọn làm kiểu đường hoạt động. Các yếu tố được vẽ ra luôn được thể hiện bằng kiểu đường hoạt động. Muốn thay đổi kiểu đường hoạt động có thể thực hiện một trong những cách sau :

Cách 1: Trong thanh công cụ Primary Tools chọn Line Style sau đó nháy

chuột vào kiểu đường cần chọn.

Hình 2.23. Thao tác chọn kiểu đường

Cách 2: Trên cửa sổ command window đánh vào dòng lệnh: ls = style (style

là số hoặc tên của kiểu đường cần đặt làm kiểu đường hoạt động).

Nếu chọn Custom thì hộp danh sách các kiểu đường tùy chọn sẽ xuất hiện. Trong hộp danh sách Names, chọn các kiểu đường cần chọn làm kiểu đường hoạt động. Chọn Show Details thì hình ảnh của kiểu đường được chọn sẽ hiện ra. Scale

factor cho phép đặt tỷ lệ hiển thị của đường.

Hình 2.24. Thao tác chọn kiểu đường đặc biệt

- Line weight: Các yếu tố trong Microstation có thể được thể hiện với 16 lực

chọn làm lực nét hoạt động. Các yếu tố được vẽ ra luôn được hiển thị bằng lực nét hoạt động. Muốn thay đổi lực nét hoạt động có thể thực hiện theo một trong những cách sau đây :

Cách 1: Chọn Line weight trong Primary Tools, sau đó nháy chuột vào lực

nét cần chọn.

Hình 2.25. Thao tác chọn lực nét

Cách 2: Trên cửa sổ lệnh command window đánh vào dòng lệnh: wt =

weight ( weight là số của lực nét cần đặt làm lực nét hoạt động).

e. Các chế độ bắt điểm

Để mở các biểu tượng bắt điểm, ta chọn Setting → Snap Button bar,

Thanh công cụ bắt điểm xuất hiện. Muốn chọn tạm thời kiểu bắt điểm nào thì ấn chọn biểu tượng đó. Muốn chọn kiểu bắt điểm nào làm mặc định thì ấn đúp chuột trên biểu tượng đó.

2.2. Phần mềm TMV MAP

2.2.1. Giới thiệu phần mềm TMV MAP

TMV Map được xây dựng phục vụ cho công tác thành lập bản đồ địa chính theo đặc thù của ngành địa chính Việt Nam. Phần mềm chạy trong môi trường đồ hoạ MicroStation, một môi trường đồ hoạ được sử dụng rộng rãi trong thành lập bản đồ địa chính ở Việt Nam.

TMV Map là một giải pháp tổng thể bao hàm toàn bộ qui trình thành lập bản đồ địa chính từ xử lý trị đo cho đến giai đoạn tạo các biểu thống kê đất đai, sổ mục kê đất...

Mô hình cơ sở dữ liệu bản đồ tuân theo mô hình vector topology, một mô hình dữ liệu đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới và Việt Nam. Phần mềm được xây dựng cải tiến khắc phục các nhược điểm của các phần mềm hiện tại, gia tăng tốc độ tính toán, và độ ổn định. Ngoài ra phần mềm còn hỗ trợ nhập/xuất Topology tới các chương trình khác (Famis) để đảm bảo sự tương thích và dùng lại dữ liệu.

Một ưu điểm nổi bật của TMV Map là tốc độ, sự tiện lợi, tổng thể của các chức năng cho phép người dùng có thể tiến hành toàn bộ các công việc liên quan đến thành lập bản đồ địa chính mà không phải sử dụng bất cứ chương trình nào khác. Ngoài ra một yếu tố giải pháp mà TMV Map đem lại là một giải pháp mở, chương trình hỗ trợ nhập/xuất dữ liệu bản đồ địa chính ra các hệ quản trị CSDL không gian như Oracle Spatial... Đó là một yêu cầu không thể thiếu cho sự phát triển của ngành Địa chính Việt Nam.

- Phần mềm hỗ trợ các chức năng quản lý, xử lý số liệu trị đo đa dạng, lấy dữ liệu từ nhiều loại máy toàn đạc điện tử.

- Nhập dữ liệu trị đo từ các tệp văn bản

- Công cụ tạo và quản lý dữ liệu theo mô hình vector, topology: xử lý dữ liệu lớn số lượng thửa có thể lên tới 50.000 thửa, tạo vùng với các thửa có số đỉnh và số lỗ lớn mà người dùng không phải ngắt, chia lại vùng.

- Quá trình vẽ nhãn địa chính, nhãn quy chủ, nhanh và thuận tiện trong quá trình biên tập bản đồ gốc cũng như bản đồ địa chính.

- Tra cứu, thống kê thông tin thửa, tài sản, thông tin quy chủ... trực tiếp trên bản đồ theo các tiêu chí khác nhau.

- Công cụ xây dựng bản đồ địa chính, các loại hồ sơ thửa đất theo quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Hỗ trợ đầy đủ các đối tượng địa chính theo chuẩn địa chính (điạ chính, biên giới địa giới, địa danh, giao thông, thủy hệ, quy hoạch, điểm khống chế tọa độ và độ cao).

- Không hạn chế số thuộc tính của đối tượng không gian địa chính.

- Kết xuất dữ liệu không gian ra định dạng ShapeFile theo định dạng TMV.LIS, Vilis.

- Kết xuất dữ liệu thuộc tính địa chính ra tệp text (*.txt). - Tự động cập nhật phần mềm khi có những thay đổi mới.

2.2.2. Giới thiệu các chức năng của phần mềm TMV Map

Hình 2.27. Giao diện thanh menu chính của phần mềm TMV Map

a. Xử lý số liệu trị đo

Hình 2.28. Các công cụ xử lý số liệu trị đo

- Đọc và xử lý các tệp dữ liệu của phần lớn các máy toàn đạc điện tử thông dụng;

- Các công cụ hỗ trợ xử lý trị đo và hỗ trợ dựng thửa linh hoạt.

Hình 2.29. Các công cụ tạo, biên tập bản đồ địa chính

- Cung cấp chức năng tạo vùng (tạo topology) nhanh, mạnh, xử lý với dữ liệu đỉnh thửa lớn, thửa trong thửa;

- Tạo sơ đồ phân mảnh, bản đồ địa chính theo sơ đồ phân mảnh hoặc theo đường bao do người dùng tự định nghĩa.

c. Xây dựng các lớp dữ liệu không gian địa chính

Hình 2.30. Các công cụ xây dựng, quản lý lớp dữ liệu không gian địa chính - Quản lý mô hình cấu trúc dữ liệu không gian địa chính;

- Tạo các lớp dữ liệu không gian địa chính từ các lớp bản đồ địa chính; Gán, cập nhật thông tin thuộc tính cho các lớp dữ liệu không gian địa chính;

- Gộp dữ liệu không gian địa chính theo đơn vị hành chính cấp xã; - Chuyển đổi dữ liệu không gian địa chính về định dạng trung gian.

d. Truy vấn, cập nhật thông tin thuộc tính cho các đối tượng dữ liệu không gian địa chính (thửa đất, công trình xây dựng…)

Hình 2.31. Các công cụ truy vấn, quản lý thông tin thuộc tính cho các đối tượng dữ liệu không gian địa chính

2.3. Quy trình công nghệ biên tập bản đồ và tạo hồ sơ kỹ thuật thửa đất bằng phần mềm MicroStation và TMVMap phần mềm MicroStation và TMVMap

Phần mềm TMV Map cung cấp một nhóm các chức năng hỗ trợ người dùng thành lập bản đồ địa chính. Trong phần này các thao tác, các công đoạn được sử dụng trong quá trình biên tập bản đồ địa chính xã Đồng Thịnh, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ bằng phần mềm TMV Map sẽ được trình bày.

Hình 2.32. Sơ đồ quy trình công nghệ biên tập bản đồ bằng phần mềm MicroStation và TMV Map

Cụ thể các bước trong quy trình như sau:

2.3.1. Xử lí trị đo và nhập lên đồ họa

Xử lý dữ liệu là việc sửa chữa, gia công các dữ liệu nhận được. Trước hết cần sửa chữa các lỗi, sau đó là thay đổi cấu trúc bên trong của chúng tạo ra cấu trúc mới phù hợp với yêu cầu của phần mềm nhập số liệu.

Sau khi xử lý dữ liệu, ta chuyển các điểm chi tiết lên bản vẽ bằng phần mềm MicroStation hoặc TMV Map.

Xử lý trị đo và nhập lên đồ họa

Nối điểm trị đo

Phân mảnh, cắt mảnh BĐĐC

Biên tập BĐĐC Tạo hồ sơ thửa đất

In và lưu trữ BĐĐC Đối soát thực địa, thu thập thông tin địa chính

Hình 2.33. Hình ảnh các điểm đo chi tiết đã được chuyển lên bản vẽ

2.3.2. Nối điểm trị đo

Nối điểm trị đo được thực hiện với các đối tượng dạng đường như hệ thống bờ thửa, hệ thống giao thông, hệ thống thủy hệ,…

- Dùng lệnh Line nối lại sao cho đúng hình dáng với thửa đất ngoài thực địa

2.3.3. Đối soát thực địa và thu thập thông tin địa chính

Việc đối soát thực địa nhằm thiết lập bản vẽ và tu chỉnh bổ sung hình thửa và các địa vật chuẩn xác như ngoài thực địa, công tác này bắt buộc trong đo đạc

Một phần của tài liệu Ứng dụng phần mềm microstation và TMV map trong công tác biên tập bản đồ và lập hồ sơ địa chính từ kết quả đo ngoại nghiệp (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w