Nguyên nhân chủ quan đầu tiên phải kể đến là là hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường bằng đủ mọi thủ đoạn. Do cạnh tranh khốc liệt nên các DNBH luôn phải giữ kín các thông tin về khách hàng. Vì vậy, khi có tai nạn xảy ra các công ty bảo hiểm cũng tiến hành bồi thường mà không xem xét tình hình ở các doanh nghiệp khác dẫn đến chủ xe có thể được hưởng nhiều lần số tiền bồi thường.
Đối với những trường hợp khiếu nại gian lận bị phát hiện, công ty chưa có biện pháp xử lí thích đáng, mới chỉ dừng lại ở mức độ từ chối bồi thường, điều này làm cho các chủ xe suy nghĩ theo một hướng tích cực là cứ lập hồ sơ khiếu nại nếu qua được thì nhận tiền bồi thường, còn không thì cũng không bị phạt.
Một nguyên nhân khác là do hoạt động kinh doanh bảo hiểm được thực hiện thông qua hệ thống các đại lý. Trong khi đó các đại lý này không được trang bị đầy đủ các kỹ năng bán hàng bảo hiểm. Bên cạnh đó, sự ràng buộc giữa các đại lý bảo hiểm và Công ty bảo hiểm chủ yếu dựa trên các Hợp đồng đại lý. Do vậy, mối quan hệ ràng buộc giữa Công ty bảo hiểm và các đại lý này không chặt chẽ. Về phía đại lý vì mục tiêu lợi nhuận sẵn sàng câu kết với khách gành,cùng với khách hàng trục lợi bảo hiểm. Ngoài ra do việc phát triển doanh thu đặc biệt về việc bán bảo hiểm xe máy nhiều đơn vị không coi trọng về tính pháp lý trong việc bán bảo hiểm ,vì vậy nhiều đại lý bán bảo hiểm xe máy không ký hợp đồng ,hoặc có ký nhưng lại
không điều tra việc hộ khẩu thường trú dẫn đến khi bán thu được tiền phí các đại lý này khong nộp tiền sau đó trốn mất,hoặc đại lý hay cán bộ thu tiền phí sau đó tiêu cho mục đích cá nhân ,đến khi kiểm tra phát hiện số tiền chiếm dụng các đại lý hoặc cán bộ bán bảo hiểm chiếm dụng không thu hồi được.muốn thu hồi phải nhờ cơ quan pháp luật can thiệp,nhưng số tiền thu hồi chậm và không thu hồi được hoàn toàn,thậm chí không thu hồi được. Về hệ thống, quy trình bán hàng mặc dù các đơn vị bảo hiểm đã có quy định cụ thể, đặc biệt là quy trình báo phát sinh khi bán bảo hiểm. Nhưng các đại lý thường không chấp hành họăc chấp hành không nghiêm túc, đặc biệt là quy trình kiểm tra xe trước khi cấp bảo hiểm vật chất cho xe. Việc thu tiền và báo phát sinh sau khi cấp bảo hiểm, các đại lý cũng chấp hành không nghiêm túc. Thêm vào đó, về phía cơ quan bảo hiểm khi phát hiện các hành vi không chấp hành quy định bán bảo hiểm của đại lý, các cán bộ quản lý đại lý cũng không xử lý nghiêm túc, nhắc nhở hoặc cắt hợp đồng đại lý bảo hiểm đã tạo ra kẽ hở để đại lý cấu kết với khách hàng hoặc bị khách hàng lừa dối khi mua bảo hiểm. Tiêu biểu là hành vi cấu kết ghi lùi ngày hiệu lực của bảo hiểm xe cơ giới giữa khách hàng và đại lý.
Về phía cán bộ giám định, phương tiện cơ giới thường ngại đến hiện trường tai nạn khi vụ tai nạn xảy ra hoặc quá tin tưởng ở lái xe khi hỏi về mức độ tổn thất, nên đã để cho chủ xe thông báo và chủ động hoàn tất hồ sơ tai nạn với công an nơi xảy ra tai nạn.Bên cạnh đó, do trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ giám định còn nhiều hạn chế, việc chấp hành quy trình giám định chưa nghiêm túc dẫn đến việc giám định thiếu chính xác.Trong nhiều trường hợp, cán bộ giám định được thông báo tai nạn, có mặt kịp thời tại hiện trường nhưng lại không đủ trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ để tham gia vào quá trình giám định và lập hồ sơ tai nạn,báo cáo giám định.Đôi khi cán bộ giám định bồi thường không nắm chắc được giá cả của các phụ tùng thay thế nên việc duyệt giá sửa chữa, thay thế bị phụ thuộc vào báo giá của các hãng và các xưởng sửa chữa. Đây là vấn đề hạn chế của công tác cập nhật giá cả thị trường của bộ phận giám định - bồi thường xe cơ giới trong các công ty bảo hiểm.
Về phía xưởng sửa chữa, nhiều trường hợp sau khi xảy ra tai nạn, chủ xe tự ý kéo xe về xưởng, tháo dỡ phụ tùng trong khi chưa thông báo và cũng chưa có ý kiến của cán bộ giám định rồi mới thông báo cho phía cơ quan bảo hiểm biết thông tin về vụ tai nạn. Khi cán bộ giám định được cử đến để giám định tổn thất thì lại không lập biên bản xử lý việc làm sai phạm của chủ xe mà thường chỉ ghi và chụp ảnh lại những tổn thất của các phụ tùng đã được chủ xe kê khai.
Do vậy, không xác định được cụ thể và chính xác các tổn thất thực tế. Đây cũng là kẻ hở để chủ xe thông đồng với chủ xưởng đánh tráo các phụ tùng không bị hư hỏng do vụ tai nạn trên để đưa các phụ tùng hư hỏng ở ngoài vào nhằm mục đích trục lợi bảo hiểm, yêu cầu cơ quan bảo hiểm phải bồi thường tổn thất nhiều hơn thiệt hại thực tế. Nhiều trường hợp chính cán bộ giám định lại là người chủ động dàn xếp với xưởng sửa chữa, với chủ xe để thực hiện các hành vi trục lợi bảo hiểm.