Bể bị nổi lên làm cho bể bị nghiêng và một phân đáy bể không còn tựa lên nền gây ra cho bể bị uốn và xoáy tổng thể Lúc

Một phần của tài liệu Baigiang-TN5 (Trang 30 - 32)

còn tựa lên nền gây ra cho bể bị uốn và xoáy tổng thể. Lúc này, nội lực trong bể tăng cao bất thường gây ra hiện tượng phá hoại bể. Trong công tác tính toán thiết kế cần phải kiểm tra hiện tượng đẩy nổi phải đảm bảo chắc chắn rằng áp lực nâng của nước ngầm không lớn hơn trọng lượng của kết cấu bể và đất phía trên bể. Giới hạn an toàn là 1 vấn đề cần quan tâm đánh giá của người thiết kế. Phụ thuộc vào mực nư ớc ngầm mà ta được biết, thì hệ số an toàn có thể nằm trong khoảng 1,1 - 1,25.

5.2. các vấn đề thi công bể chứa

5.2.4. Vấn đề đẩy nổi

Để tăng trọng lượng chống đẩy nổi của bể thì thực hiện những biện pháp sau:

Tăng chiều dày của bản thân kết cấu: thường là kết cấu đáy, mở rộng đáy bể để tận dụng đất phía trên xung quanh bể khi chân bể được xoè ra. Trong tính toán trọng lượng của đất phía trên phần đáy bể được mở rộng cần tính toán với trạng thái đất ngập nước, trọng lượng tác động của đất do vậy giảm đi (trường hợp bất lợi nhất). Trọng lượng đất để tính toán đẩy nổi bằng trọng lượng riêng của đất khi không ngập nước trừ đi trọng lượng riêng của nước.

Đắp đất phía trên nắp bể

Trong công tác thi công bể chứa nước cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề đẩy nổi vì khi bể chưa hoàn thành, đất xung quanh chưa đư ợc lấp thì khi có mưa lớn ngập hố móng dễ xảy ra hiện tượng đẩy nổi. Để chống đẩy nổi của bể thì sử dụng biện pháp đơn giản là tạo các lỗ thông giữa các ngăn và lỗ thông với bên ngoài để đảm bảo chắc chắn rằng khi có mưa lớn ngập hố móng thì mực nước trong bể luôn bằng mực nước ngoài bể.

Đối với các bể có phần đáy bể nằm trên mực nước ngầm, song để triệt tiêu áp lực nước phát sinh khi có nước mưa ngập đáy bể thì dưới đáy bể thường được cấu tạo lọc ngược để rút nước.

5.2. các vấn đề thi công bể chứa

5.2.4. Vấn đề đẩy nổi

Một phần của tài liệu Baigiang-TN5 (Trang 30 - 32)