Công tác giám định bồi thường.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIÊM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI BIC (Trang 32 - 37)

III. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CHÁY TẠI BIC

3.Công tác giám định bồi thường.

Giám định bồi thường là khâu tiếp theo của quá trình triển khai một nghiệp vụ BH. Đây là nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động BH, nó là nhân tố quyết định chất lượng nghiệp vụ. Giám định bồi thường chuẩn xác giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, tránh trục lợi BH đồng thời giúp cho việc đánh giá, quản lý rủi ro và xác định phắ BH ở kỳ sau năm sau được tốt hơn.

3.1 Công tác giám định

Trong những năm qua công tác giám định được thực hiện tương đối tốt ở BIC. Khi có rủi ro xảy ra công ty cử ngay cán bộ xuống hiện trường giúp khách hàng khoanh vùng bảo vệ TS, hạn chế tối đa tổn thất có thể xảy ra. Theo thỏa thuận giữa người tham gia BH và công ty BH BIC mà việc giám định sẽ được thực hiện bởi BIC hoặc giám định viên độc lập. Hiện nay BIC có quan hệ mật thiết với các công ty giám định tổn thất chuyên nghiệp: Cunningham Linsey, CrawfordẦvà nhận được sự cộng tác hiệu quả của các công ty này trong việc đánh giá rủi ro, giám định và giải quyết khiếu nại. Vì vậy trong năm qua đã không xảy ra vụ khiếu nại nào về công tác giám định- bồi thường tại BIC.

Nếu như năm 2006 tổng số vụ tổn thất phát sinh tương ứng với số vụ BIC giám định là 15 vụ thì đến năm 2007 con số này là 20 vụ. Trong đó số vụ tổn thất phát sinh thuộc trách nhiệm công ty tương ứng trong 2 năm là 10 vụ và 15 vụ. Như vậy so với tổng số vụ tổn thất phát sinh thì tỷ lệ số vụ tổn thất thuộc trách nhiệm bồi thường của BIC trung bình là 70%. Đây là con số cao hơn so giai đoạn 2003- 2005 hoạt động dưới hình thức liên doanh, tỷ lệ này chỉ ở mức trung bình 60%. Sở dĩ tỷ lệ tổn thất thuộc trách nhiệm công ty sau giám định ở giai đoạn này luôn ở mức thấp do tiền thân của BIC trước đây được hậu thuẫn bởi QBE- tập đoàn BH và TBH lớn nhất của Úc, với năng lực BH lớn và kinh nghiệm tắch luỹ lâu năm trong kinh doanh BH do đó công tác giám định- bồi thường được thực hiện rất chuyên nghiệp, hiệu quả.

Như vậy thông qua công tác giám định nhanh chóng, chắnh xác nhà BH đã xác định được những vụ tổn thất phát sinh thuộc trách nhiệm và giảm thiểu đáng kể những vụ tổn thất nằm ngoài phạm vi BH. Thời gian qua BIC đã nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao chất lượng công tác giám định- bồi thường do đó thời gian giám định- bồi thường được BIC thống nhất chung là từ 5 đến 10 ngày và sau 14 ngày phải có văn bản kết luận chắnh thức.

Thời gian và chi phắ giám định tùy vào tắnh chất phức tạp các vụ tổn thất và thương lượng giữa công ty giám định độc lập và BIC. Đối với từng vụ, chi phắ giám định có thể dao động ở mức 10 triệu đồng đến 500 triệu đồng. Đây cũng là số tiền không nhỏ mà nhà BH bỏ ra và đặc biệt được tiến hành một cách cẩn thận kỹ lưỡng vì kết quả của việc giám định sẽ quyết định tổn thất xảy ra có thuộc trách nhiệm của công ty BH hay không.

3.2 Công tác bồi thường

Trong khâu bồi thường, công ty BH thường dựa trên những thiệt hại thực tế ghi trong biên bản giám định. Việc giải quyết bồi thường nhanh chóng, kịp thời, chắnh xác đã thể hiện rõ chất lượng dịch vụ BH đem lại uy tắn cho công ty từ đó tạo niềm tin cho khách hàng.

Để đánh giá chắnh xác công tác bồi thường trong nghiệp vụ BH cháy tại BIC, ta đi vào xem xét và phân tắch tình hình bồi thường tổn thất của công ty thông qua bảng số liệu sau:

Bảng11: Tình hình bồi thường tổn thất nghiệp vụ BH cháy ở Việt- Úc (2003-2005) và BIC (2006,2007) Năm Số vụ t.thất (vụ) Tổng STBT (trđ) STBT bq/ vụ (trđ/ vụ) DT phắ (trđ) Tỷ lệ bồi thường (%) (1) (2) (3) (4) =(3)/ (2) (5) (6)= (3)/ (5) 2003 3 189 63 1.765 10,7 % 2004 3 316 79 2.332 13,55 % 2005 4 422 105,5 3.166 13,33 % 2006 10 1.361 136,1 4.612 29,51 % 2007 15 1.872 124,8 16.213 11,55 %

(Nguồn:Phòng kinh doanh chi nhánh Hà Nội)

Qua bảng số liệu trên ta thấy mức chi bồi thường ở BIC năm sau có xu hướng tăng hơn năm trước và không đều giữa các năm. Trong đó có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể xuất phát từ các khâu đánh giá rủi ro và ĐPHCTT của công ty chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Mặt khác, công nghệ ngày càng hiện đại thì rủi ro ngày càng cao nên khi rủi ro xảy ra thì tổn thất là rất lớn. Do vậy các khoản chi bồi thường có thể phát sinh bất cứ lúc nào, không thể dự đoán được và là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi nghiệp vụ Bảo hiểm cháy.

- Năm 2003 xảy ra 3 vụ tổn thất phát sinh thuộc trách nhiệm công ty với tổng STBT là 189 triệu đồng. Đây là năm có số vụ tổn thất phát sinh thuộc trách nhiệm công ty là thấp nhất trong thời gian qua. Đến năm 2004 công ty cũng phải giải quyết 3 vụ tổn thất với STBT tăng hơn hẳn là 316 triệu đồng tức là tăng 127 triệu đồng gần gấp đôi so năm 2003. Điều đó cho thấy tổn thất do cháy xảy ra ngày càng lớn khiến cho STBT tăng cao mặc dù số lượng tổ thất phát sinh thuộc trách nhiệm công ty trong hai năm 2003, 2004 là không thay đổi.

Năm 2005 STBT là 422 triệu đồng, tăng 106 triệu đồng so năm 2004, số vụ tổn thất phát sinh thuộc trách nhiệm công ty là 4 vụ. Mặc dù về số tuyệt đối STBT đang có xu hướng tăng ngày càng cao nhưng đến năm 2005 tốc độ tăng STBT đã chững lại so năm 2004.

Đặc biệt năm 2006 STBT đã tăng đột biến lên tới 1.361 triệu đồng và trong năm có 10 vụ tổn thất phát sinh thuộc trách nhiệm công ty. Đây là năm có STBT gấp 3 lần năm 2005 và số vụ tổn thất phát sinh thuộc trách nhiệm công ty lớn nhất trong giai đoạn 2003- 2006. Đến năm 2007 STBT là 1.872 tuy có tăng hơn so năm 2006 nhưng không đáng kể mặc dù số vụ tổn thất vẫn tiếp tục tăng lên 15 vụ.

- STBT bình quân một vụ tổn thất qua các năm cũng gia tăng và có sự khác nhau đáng kể. Nguyên nhân là do số phát sinh thuộc trách nhiệm công ty và STBT tương ứng các năm đó là rất khác nhau.

Năm 2003 là năm có STBT bình quân/vụ là thấp nhất 63 triệu đồng / vụ và con số này cao nhất vào năm 2006 với STBT bình quân / vụ là 136,1 triệu đồng/vụ cao gấp hơn 3 lần năm 2003. Riêng vào năm 2007 STBT bình quân /vụ là 128,4 triệu đồng với số vụ tổn thất phát sinh thuộc trách nhiệm công ty lớn nhất trong vòng 5 năm là 15 vụ. Như vậy so năm 2006, kết quả bồi thường của năm 2007 khả quan hơn hẳn. Điều đó đồng nghĩa tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm đã bắt đầu giảm. Tuy nhiên việc BIC tiến hành bồi thường cho số lượng đơn vị bị tổn thất năm 2007 nhiều hơn năm 2006 nhưng với STBT bình quân thấp hơn cho thấy BIC đã và đang dần nâng cao hiệu quả của công tác liên quan đến nghiệp vụ như quản lý rủi ro, ĐPHCTT.

Nhìn chung số vụ phát sinh thuộc trách nhiệm công ty đang có xu hýớng tãng cùng với STBT qua các nãm cũng tãng lên týõng ứng, điều đó hoàn toàn phù hợp thực tế khi mà trong điều kiện hiện nay giá trị tài sản tham gia vào hoạt động kinh tế ngày càng lớn do vậy khi xảy ra hỏa hoạn thiệt hại cũng thật khôn lường.

- Tỷ lệ bồi thường từ năm 2003- 2007 không cao, hầu hết đều dưới 20% (trừ năm 2006 tỷ lệ bồi thường là 23,24 %). Đây là kết quả đáng khắch lệ đối với hoạt động kinh doanh nghiệp vụ Bảo hiểm cháy tại BIC. Một phần đạt được kết quả như vậy là do công tác đề phòng hạn chế cảu công ty được thực hiện tắch cực.

Qua số liệu bồi thường ta thấy tỷ lệ bồi thường có nhiều biến động phù hợp với đặc trưng nghiệp vụ. Tỷ lệ bồi thường thấp nhất trong giai đoạn này là năm 2003 với con số 10,7 %. Năm 2004, 2005 công ty đã duy trì được tỷ lệ bồi thường khá đồng đều ở mức trên 13 %. Tuy mới gia nhập vào thị trường BH Việt Nam nhưng với tỷ lệ bồi thường ở mức vừa phải từ năm 2003- 2005 cho thấy tiền thân của BIC là Việt- Úc trước đây đã đạt hiệu quả như mong muốn và

khẳng định thế mạnh kinh doanh của nghiệp vụ BH cháy là một trong những nghiệp vụ truyền thống của công ty.

Bước sang năm 2006, giai đoạn BIC hoạt động với tư cách là công ty Nhà nước, tỷ lệ bồi thường tăng cao đột biến: 29,51 %. Đây là tỷ lệ bồi thường cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Năm 2006 cũng là năm đầu tiên BIC hoạt động sau khi chia tách, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau như năng lực BH giảm, cán bộ chủ chốt đã chuyển công ty, kinh nghiệm triển khai nghiệp vụ còn ắt dẫn đến hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ chưa cao. Tỷ lệ bồi thường tăng hơn 2 lần năm 2005 khi QBE vẫn còn là cổ đông góp vốn.

Mặt khác năm 2006 cũng là năm có tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ BH cháy toàn thị trường cao 45,12%, trong đó bồi thường BH gốc là 35%. Nguyên nhân chủ yếu do các doanh nghiệp chạy đua nhau trong việc tìm kiếm khách hàng dẫn đến việc đánh giá rủi ro cho đối tượng BH chưa chặt chẽ, công tác ĐPHCTT còn lỏng lẻo. Như vậy mặc dù tỷ lệ bồi thường BH gốc ở BIC năm 2006 cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây nhưng cũng chỉ xấp xỉ tỷ lệ bồi thường toàn thị trường và so với các công ty BH có kinh nghiệm khác như Bảo Việt, Bảo Minh với tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ từ 40%- 60 % thì con số này vẫn còn nhỏ.

Đến năm 2007, sau một năm ổn định lại công ty trên mọi mặt, BIC đã dần lấy được vị thế của mình. Tỷ lệ bồi thường ở mức 11,55 %. Đây là tỷ lệ bồi thường khá thấp trong giai đoạn 2003- 2007 thậm chắ còn thấp hơn cả hai năm 2004, 2005 dưới tên gọi Việt- Úc. Đặc biệt sau năm 2006 khi mà tỷ lệ bồi thường tăng quá cao như vậy, công ty đã rút ra bài học kinh nghiệm, đưa nghiệp vụ BH cháy và các nghiệp vụ khác đến một con số doanh thu kỷ lục từ trước đến nay đồng thời nâng cao hiệu quả kinh doanh của tất cả các nghiệp vụ với tỷ lệ bồi thường chung BH gốc ở mức 11 %.

Bên cạnh đó tình hình bồi thường BH gốc toàn thị trường năm 2007 đạt ở mức 69% cao hơn hẳn năm 2006. Trong khi phắ BH cháy nổ toàn thị trường giảm 75% so năm 2006 thì tỷ lệ bồi thường toàn thị trường lại tăng đột biến cho

thấy hiệu quả kinh doanh BH cháy và các rủi ro đặc biệt năm 2007 không khả quan. Nhiều doanh nghiệp BH có kết quả kinh doanh nghiệp vụ không cao thậm chắ không có lãi do tỷ lệ bồi thường tăng cao, doanh thu thấp vì giảm phắ và tăng các chi phắ không cần thiết khác. Tuy nhiên trong xu hướng chung của toàn thị trường bồi thường cao thì tỷ lệ bồi thường ở BIC lại đạt ở mức thấp 11,55%. Điều đó đã cho thấy sự trưởng thành lớn mạnh của BIC và nỗ lực của công ty trong việc rút ngắn khoảng cách với những công ty BH lớn trên thị truờng BH phi nhân thọ.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIÊM CHÁY VÀ CÁC RỦI RO ĐẶC BIỆT TẠI BIC (Trang 32 - 37)