Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

Một phần của tài liệu đánh giá rủi ro trong hoạt động thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng thương mại (Trang 38)

Cũng giống như một Doanh nghiệp, mục tiêu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng là tối đa hóa lợi nhuận hay nói đúng hơn là tối đa hóa giá trị tài sản của Ngân hàng và thông qua đó thực hiện tốt vai trò là trung gian tài chính trong nền kinh tế.

Trong những năm qua, Chi nhánh NHCT Thanh Xuân luôn giữ vai trò là Ngân hàng hàng đầu trong việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp trên địa bàn quận Thanh Xuân. Quy mô hoạt động, tốc độ tăng trưởng của Chi nhánh không ngừng được nâng cao, đang dần chiếm thị phần đáng kể trong hệ thống NHTM trên địa bàn Thủ đô trong các mặt huy động vốn, tín dụng và dịch vụ. Sự phát triển của Chi nhánh góp phần phát triển kinh tế Thủ đô nói chung và phát triển kinh tế quận Thanh Xuân nói riêng trong tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Hiện nay, Chi nhánh NHCT Thanh Xuân có các hoạt động cơ bản sau: mở tài khoản và nhận tiền gửi; cho vay bảo lãnh; tài trợ thương mại; dịch vụ thanh toán; dịch vụ ngân quỹ; dịch vụ thẻ và ngân hàng điện tử; các dịch vụ ngân hàng khác…

Những năm qua hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Thanh Xuân liên tục phát triển và cho đến nay, đóng góp cho ngân sách càng lớn. Đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện, uy tín của Chi nhánh ngày càng được nhiều khách hàng biết đến và mến mộ. Sự tăng trưởng phát triển kinh doanh dịch vụ NHCT Thanh Xuân thể hiện 1 số mặt chủ yếu sau:

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn

Một đặc trưng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM là đi vay để cho vay. Vì vậy, khác với các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực phi tài chính, huy động vốn là một nghiệp vụ kinh doanh hết sức quan trọng của NHTM nói chung và chi nhánh NHCT Thanh Xuân nói riêng.

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, Ban giám đốc Chi nhánh NHCT Thanh Xuân đã bố trí các cán bộ có năng lực và chuyên môn vào những vị trí quan trọng, liên tục đổi mới phương cách làm việc, đổi mới công tác phục, đảm bảo chữ tín đối với khách hàng, mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các

hình thức huy động, tạo điều kiện thu hút vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Hoạt động này được thể hiện bằng việc mở tài khoản và nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn. Ngoài ra chi nhánh còn thực hiện phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.

Bảng 1: Bảng kết quả huy động vốn 2005-2007

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Tổng vốn huy động 3.155.435 3.580.788 3.689.454

Vay 1.330.000 1.530.000 1.568.000

Tiền gửi TCKT và dân cư 1.695.777 1.841.388 2.026.163 Phát hành giấy tờ có giá 129.658 209.400 95.291

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Thanh Xuân)

Bảng 2: Kết quả huy động vốn cụ thể từng hạng mục năm 2005-2007

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Tiền gửi của các TCKT 639.421 682.291 760.403

Bằng VNĐ 622.111 545.495 523.255

Bằng ngoại tệ 17.310 136.796 237.148

Tiền gửi TK của cá nhân 1.056.353 1.159.096 1.265.759

Bằng VNĐ 726.706 851.165 979.217

TG VNĐ khác 3.831 4.124 6.979

Bằng ngoại tệ 325.264 302.511 277.566

TG ngoại tệ khác 552 1.296 1.997

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Thanh Xuân)

Trong năm 2006, Chi nhánh đã chỉ đạo quyết liệt một số biện pháp trong công tác huy động vốn, cụ thể là:

- Tăng cường quảng bá hình ảnh của Chi nhánh bằng nhiều hình thức đa dạng thông qua các hệ thống thông tin báo chí, truyền thanh, phát tờ rơi.

Tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương các cấp như UBND Quận, các Phường, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ và các khách hàng của Chi nhánh để tuyên truyền, quảng bá.

- Tăng cường bám sát thị trường nhằm có những điều chỉnh lãi suất phù hợp

- Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng như: thông qua các chương trình tặng quà khuyến mại đối với khách hàng gửi tiền tiết kiệm cũng như gửi quà tặng, thư chúc mừng đối với những khách hàng truyền thống, có số dư TG lớn tại Ngân hàng trong những dịp lễ, Tết.

- Thực hiện dịch vụ hỗ trợ nhằm đa dạng các hình thức huy động, tạo thuận lợi cho khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh như dịch vụ thu nhận tiền gửi tiết kiệm tại nhà đối với những khách hàng có số tiền gửi lớn.

- Mở rộng mạng lưới các điểm giao dịch hoạt động rộng khắp, nhằm khai thác địa bàn. Điều chỉnh lại các điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm theo hướng tập trung vào những khu vực có tiềm năng, đông dân cư. Năm 2006 Chi nhánh đã mở thêm 01 Điểm giao dịch tại khu đô thị mới Trung Yên.

- Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các ban quản lý dự án, bám sát chặt chẽ tiến trình triển khai các dự án khi thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng để có kế hoạch nhằm khai thác nguồn tiền gửi

Nhờ có sự quyết tâm, nỗ lực của toàn Chi nhánh, bằng những biện pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tế nên công tác huy động tiền gửi dân cư thời gian qua đã có những bước chuyển biến rõ rệt. Điều này thể hiện là Tổng nguồn vốn huy động và đi vay (bao gồm VNĐ và Ngoại tệ quy đổi) đến ngày 31/12/2006 đạt 3.581 tỷ đồng bằng 112% so với chỉ tiêu kế hoạch năm 2006. Trong đó:

- Huy động Ngoại tệ quy đổi đạt 546 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước và bằng 112% so với kế hoạch năm 2006

- Nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư đạt 1.363 tỷ đồng, chiếm 56% trên tổng nguồn vốn huy động (không tính vay của BHXH) và tăng 181 tỷ đồng so với thực hiện đến 31/12/2005 với mức tăng là 15%

- Tiền gửi Doanh nghiệp: Mặc dù trong thời gian qua các Doanh nghiệp luôn sử dụng nguồn vốn ở mức tối đa, nhưng số dư tiền gửi Doanh nghiệp tại Chi nhánh vẫn duy trì được ổn định. Số dư tiền gửi Doanh nghiệp đến 31/12/2006 đạt 687 tỷ đồng, chiếm 19% trong tổng nguồn vốn và bằng 107% so với cùng kỳ năm trước.

- Nguồn đi vay của các tổ chức của các tổ chức đạt 1530 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 42% trên tổng nguồn vốn và tăng 15% so với cùng kỳ năm trước.

Hiện tại giữa các Ngân hàng trên cùng địa bàn, có sự cạnh tranh gay gắt trong công tác huy động vốn. Được sự chỉ đạo của NHCT Việt Nam, thời gian qua Chi nhánh NHCT Thanh Xuân luôn cố gắng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Và bằng những biện pháp cụ thể Chi nhánh không chỉ duy trì phát triển ổn định nguồn vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của Chi nhánh mà còn luôn là Chi nhánh giữ tỷ trọng cao nộp vốn về NHCT Việt Nam với số bình quân là 1978 tỷ đồng, bằng 161% so với cùng kỳ năm trước

Trong năm 2007, Công tác huy động vốn của đơn vị được quan tâm triển khai bằng nhiều biện pháp, cụ thể như tuyên truyền quảng bá, áp dụng chính sách lãi suất phù hợp,… Đặc biệt năm 2007, Chi nhánh đã chuyển đổi 7 quỹ tiết kiệm thành 01 Điểm giao dịch mẫu và 06 Điểm giao dịch thường.

Và đến thời điểm 31/12/2007 tổng nguồn vốn của Chi nhánh đạt 3.714 tỷ đồng, tăng 4% so với thực hiện đến 31/12/2006 và đạt 90,4% so với kế hoạch năm 2007. Nguồn vốn bình quân đạt 3.955 tỷ đồng bằng 115% so với năm 2006. Trong đó:

- Tiền gửi Doanh nghiệp: số dư tiền gửi đến 31/12/2007 đạt 769 tỷ đồng, chiếm 20,7% trong tổng nguồn vốn và bằng 112% so với cùng kỳ năm trước.

- Nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư đạt 1.352 tỷ đồng, chiếm 36% trên tổng nguồn vốn huy động, mặc dù số dư những tháng đầu năm tăng cao, có thời điểm lên đến trên 1.500 tỷ đồng những tháng cuối năm, phần lớn do kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi đến hạn cùng với sự chênh lệch lãi suất huy động quá lớn trên thị trường tiền tệ nên tiền gửi dân cư đến thời điểm 31/12/2007 chỉ đạt ở mức như thời điểm 31/12/2006.

Và một điều đặc biệt tại năm này nữa là việc triển khai tốt dịch vụ phát hành thẻ ATM, từ đó đã góp phần tăng thêm một kênh huy động nguồn vốn ổn định và hiệu quả của Chi nhánh. Với nguồn vốn từ số dư trên tài khoản ATM tại Chi nhánh đến thời điểm 31/12/2007 đạt trên 24 tỷ đồng.

- Nguồn vốn vay: Đến 31/12/2007 nguồn vốn vay của Chi nhánh là 1.568 tỷ đồng. Đây là một kênh huy động rất quan trọng. Tại năm 2007, Chi nhánh đã triển khai tốt công tác khai thác mở rộng quan hệ đối với các tổ chức có nguồn tiền nhàn rỗi lớn để huy động. Thời điểm cao nhất nguồn vốn khai thác từ các định chế tài chính tại Chi nhánh đạt trên 2.500 tỷ đồng, mang lại nguồn lợi nhuận không nhỏ từ hoạt động gửi vốn điều hòa trong hệ thống.

Như vậy có thể khẳng định năm 2007 là năm phát triển ổn định nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Trong năm 2008, mặc dù hầu hết các tháng trong năm này tình hình huy động vốn rất khó khăn, lãi suất liên tục tăng nhưng Chi nhánh vẫn duy trì ổn định và có phần tăng trưởng nguồn vốn huy động. Cụ thể là:

- Tổng nguồn vốn bình quân năm 2008 giảm khoảng 3%, tương ứng với 141 tỷ đồng. Một phần do giảm mạnh ở nguồn vốn vay của các định chế

tài chính do có sự chỉ đạo của NHCT Việt Nam về việc hạn chế các nguồn tiền gửi của các tổ chức này. Do vậy nguồn vốn huy động bình quân trong năm tăng khá cao nhưng Tổng nguồn vốn vẫn giảm.

- Nguồn vốn huy động bình quân năm 2008 tăng 14% tương ứng với 269 tỷ đồng so với năm 2007. Trong đó tăng rất cao ở nguồn tiền gửi Doanh nghiệp là 62% tương ứng với 312 tỷ; Nguồn tiền gửi dân cư bình quân trong năm giảm 3% tương ứng với 43 tỷ đồng. Chủ yếu giảm vào những tháng cuối năm và giảm nguồn huy động từ các công cụ nợ như Kỳ phiếu và các giấy tờ có giá, do đây là thời điểm đến hạn thanh toán của các công cụ nợ nhưng năm 2008 NHCT Việt Nam không triển khai các đợt phát hành gối đầu các kỳ hạn như trước đây.

- Năm 2008, trong công tác huy động vốn còn có sự khác biệt so với những năm trước, đó là về cơ câu kỳ hạn các nguồn tiền gửi, nguồn tiền không có kỳ hạn tăng rất đáng kể: Tiền gửi không kỳ hạn bình quân năm 2008 tăng 28% tương ứng với 100 tỷ đồng, trong đó tiền gửi không kỳ hạn VNĐ bình quân đạt 334 tỷ đồng, tiền gửi không kỳ hạn Ngoại tệ bình quân đạt 117 tỷ đồng

- Do có sự tăng trưởng ở nguồn tiền gửi không kỳ hạn và tăng cao ở những tháng cuối năm là lãi suất bình quân đầu vào của Chi nhánh rất nhiều, nên trong tháng 11 và tháng 12 mặc dùổn lãi suất giảm rất mạnh, đặc biệt là lãi suất gửi vốn nhưng Chi nhánh vẫn có lãi.

- Việc duy trì ổn định được nguồn tiền gửi Doanh nghiệp và đặc biệt là nguồn tiền gửi không kỳ hạn là một cố gắng rất lớn của Ban giám đốc cũng như các phòng liên quan trong việc khai thác và chăm sóc khách hàng. Do các nguồn vốn trên tại Chi nhánh chỉ tập trung chủ yếu ở một số đơn vị khách hàng

Với công tác huy động vốn của mình, Chi nhánh không những huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, kinh doanh phục vụ mục đích kinh doanh của mình, mà còn giúp được khách hàng kiếm, tìm lợi nhuận(số lãi) từ chính tài sản của mình vừa tìm được nơi cất trữ an toàn, hiệu quả nhất.

2.1.3.2. Hoạt động cho vay vốn

Hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng đem lại phần lớn nguồn lợi nhuận trong tổng lợi nhuận thu được. Và tính cho đến thời điểm này thì nó được coi là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng nói chung và của chi nhánh NHCT nói riêng.

Cho vay là một hình thức cấp tín dụng trong đó Ngân hàng chuyển giao cho khách hàng một lượng tiền để sử dụng vào mục đích nhất định trên nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Do là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho Ngân hàng nên nó chứa đựng mức độ rủi ro cao. Vì vậy, khi cho vay phải đảm bảo các nguyên tắc sau: Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng; Phải hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng; Vốn vay phải được đảm bảo bằng tài sản; Cho vay phải dựa trên phương án sử vốn vay có hiệu quả.

Cho vay gồm có cho vay ngắn, trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; Tài trợ xuất, nhập khẩu; Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn; Cho vay tài trợ, uỷ thác ; Thấu chi, cho vay tiêu dùng; Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế.

Bảng 3: Bảng Kết quả Dư nợ cho vay từng hạng mục 2005-2007

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Tổng dư nợ cho vay 1.678.386 1.341.030 1.476.134

Bằng VNĐ 1.197.574 776.570 537.291

Trung và dài hạn 631.193 470.178 180.202

Bằng ngoại tệ 480.812 564.460 938.843

Ngắn hạn 142.565 87.674 223.686

Trung và dài hạn 338.247 476.786 715.157

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHCT Thanh Xuân)

Trong năm 2006, công tác khắc phục và thu hồi nợ xấu của Chi nhánh luôn được đặt lên hàng đầu, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của Chi nhánh trong kế hoạch kinh doanh năm 2006. Ban lãnh đạo đã quán triệt tới toàn thể Cán bộ công nhân viên Chi nhánh: Một mặt nỗ lực cùng với Doanh nghiệp tìm mọi biện pháp thao gỡ khó khăn, mặt khác thường xuyên bám sát Doanh nghiệp, bám sát từng công trình, hạng mục, dự án đầu tư, kiểm soát nguồn tài chính của Doanh nghiệp để có kế hoạch thu nợ.

Ngoài ra, thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng tín dụng của NHNN cũng như của NHCT Việt Nam nên trong thời gian qua việc thực hiên kế hoạch đầu tư cho vay gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là do nhiều khách hàng truyền thống của Chi nhánh không còn đáp ứng đủ điều kiện để tiếp tục giải ngân mới, trong khi đó có nhiều khoản vay lớn đã đến hạn trả nợ. Đồng thời việc khai thác khách hàng mới đạt kết quả chưa cao.

- Tổng các khoản đầu tư cho vay đến 31/12/2006 đạt 1.355 tỷ đồng bằng 80,4% so với cùng kỳ năm trước.

- Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 1.341 tỷ đồng bằng 79% so với kế hoạch NHCT Việt Nam giao. Trong đó:

+ Dư nợ ngắn hạn đến 31/12/2006 là 394 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,3% trên tổng dư nợ cho vay nền kinh tế.

+ Cho vay Doanh nghiệp Nhà nước chiếm 70%/tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, giảm 5% soi với thực hiện đến 31/12/2005

+ Dư nợ KHCN đến 31/12/2006 đạt 31tỷ VNĐ, tăng 26 tỷ đồng so với thực hiện đến 31/12/2005

+ Cho vay không có tài sản đảm bảo là 19%/tổng dư nợ, giảm 11% so với chỉ tiêu kế hoạch NHCT Việt Nam giao

* Về chất lượng tín dụng: Vào thời điểm cuối năm 2006, thực hiện sự chỉ đạo của NHCT Việt Nam là từng bước làm trong sạch dư nợ cho vay nền kinh tế, Chi nhánh đã tiến hành làm thủ tục xử lý rủi ro đối với các khoản nợ xấu của một số khách hàng và đã được NHCT Việt Nam chấp nhận xử lý rủi ro và hạch toán ngoại bảng số nợ xấu là 119 tỷ đồng. Ngoài ra, thu hồi nợ

Một phần của tài liệu đánh giá rủi ro trong hoạt động thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại ngân hàng thương mại (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w