0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐỒNG ÍCH, HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN THÁNG 5 NĂM 2014. (Trang 27 -27 )

bàn tỉnh Vĩnh phúc và trên địa bàn Huyện Lập thạch

2.2.1. Sơ lược công tác cp giy chng nhn quyn s dng đất trên địa bàn tnh Vĩnh phúc bàn tnh Vĩnh phúc

Trong những năm qua tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất đã được các cấp ủy, chính quyền quan tâm, chú trọng nhằm hoàn thành kế

hoạch cấp giấy đã đề ra. Thực hiện luật đất đai 2003, các Nghị định hướng dẫn của chính phủ và Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ

thể hóa các thủ tục hành chính về cấp GCNQSDĐ, cải tiến về thủ tục hồ sơ

hành chính; trình tự thời gian giải quyết; rút ngắn thời gian giải quyết. Đến nay công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cơ bản đã hoàn thành cho các trường hợp đủ điều kiện nhằm góp phần ổn định công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh.

Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường, hiện tỉnh Vĩnh Phúc đã cơ bản cấp xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp và đất ở, còn lại phần lớn diện tích đất lâm nghiệp chưa được cấp giấy bao gồm đất lâm nghiệp thuộc tổ chức kinh tế trong nước, đất thuộc hộ gia đình, cá nhân và thuộc quản lý của UBND xã. Trong đó, diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận lớn nhất thuộc các tổ chức kinh tế trong nước, tập trung chủ yếu ở

ba đơn vị: Vườn quốc gia Tam Đảo, Nông trường Tam Đảo và Trung tâm nông lâm nghiệp tỉnh. Phần diện tích còn lại nằm rải rác tại các huyện: Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo.

2.2.2. Công tác đăng ký đất đai, cp giy chng nhn quyn s dng đất trên địa bàn Huyn Lp Thch trên địa bàn Huyn Lp Thch

UBND huyện tích cực chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác đăng ký thống kê đất đai, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hồ sơ về

quản lý địa chính ởđịa phương, hàng năm tích cực kiểm tra, rà soát cụ thể đến từng nhóm, loại đất đang quản lý, kịp thời chỉnh lý biến động về sử dụng đất,

điều chỉnh cho phù hợp với hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn.

Huyện Lập Thạch có tổng diện tích đất tự nhiên là:17310,22 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 12709,54ha chiếm 73,42%, đất phi nông nghiệp là 3907,41 ha chiếm 22,57%, đất chưa sử dụng là 693,27 ha chiếm 4%.`

Theo số liệu rà soát của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lập Thạch, trong năm 2013 huyện đã cấp được 62.142 GCNQSDĐ với diện tích 8.228,68 ha. Trong đó, đất nông nghiệp toàn huyện đã cấp được 27.425 giấy, với diện tích 7.285,63 ha; đất ở: đã cấp được 33.908 giấy với tổng diện tích 577,61 ha. Đối với đất lâm nghiệp: trước năm 2013, UBND huyện đã thực hiện cấp GCNQSDĐ theo hồ sơ địa chính cũ (bản đồ 299 và hồ sơ giao

đất lâm nghiệp) được 890 giấy với 1.444,72 ha.

Bên cạnh đó, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cũng đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn thống kê, rà soát hiện trạng sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, cơ quan, đơn vị, các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn huyện để triển khai lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng về hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Đồng Ích - Phạm vi nghiên cứu: Công tác cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong địa giới hành chính xã Đồng Ích. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Khóa luận được tiến hành tại ủy ban nhân dân xã Đồng Ích - Huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc. - Thời gian: từ 20/1/2014 đến 1/5/2014 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Điu kin cơ bn ca xã - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế - Điều kiện xã hội

- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

3.3.2. Hin trng qun lý và s dng đất trong toàn xã

- Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 - Tình hình quản lý đất đai

3.3.3. Trình t th tc đăng ký cp GCNQSDĐ cho h gia đình, cá nhân, cng đồng dân cư s dng đất. cng đồng dân cư s dng đất.

3.3.4. Đề xut gii pháp

3.4. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu:

+ Tìm hiểu các văn bản pháp luật và dưới luật có liên quan + Thu thập số liệu tài liệu tại UBND xã Đồng Ích.

+ Phương pháp kế thừa những kết quả nghiên cứu trước đây. - Phương pháp thống kê đơn giản

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Từ kết quả làm việc tiến hành tổng hợp đánh giá, viết báo cáo và đưa ra những đề xuất cho công tác cấp GCNQSDĐ.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện cơ bản của xã Đồng Ích

4.1.1. Điu kin t nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý:

Xã Đồng Ích là xã nằm ở phía Đông Nam huyện Lập Thạch. Cách trung tâm huyện khoảng 6km theo đường qua Tử Du, Bàn Giản.

- Phía Bắc giáp xã Bàn Giản

- Phía Đông giáp xã: An Hòa và Hoàng Đan của huyện Tam Dương theo lòng sông Phó đáy.

- Phía Nam giáp xã Đình Chu

- Phía Tây giáp xã Tiên Lữ và Tử Du

4.1.1.2. Khí hậu:

Đồng ích là xã nằm trong vùng khí hậu Trung du Bắc Bộ.

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23-240C, cao nhất 400C và thấp nhất 40C hằng năm.

Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1500 – 1800mm; Cao nhất 2600mm; Thấp nhất 1000 – 1100mm.

4.1.1.3. Các nguồn tài nguyên:

* Tài nguyên đất: Tài nguyên đất đai của xã Đồng Ích có thể chia thành 03 nhóm chính:

- Đất đỏ vàng phát triển trên đá cát: Chủ yếu ở các vùng đồi đất này thành phần dinh dưỡng N, P, K đều nghèo do ảnh hưởng lớn của sợ rửa trôi, xói mòn phần lớn đất đều chua đến rấy chua.

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: Phần lớn diện tích này đều bằng phẳng

được canh tác hàng năm do hạn chế trong việc khai thác nên chất lượng đất có chiều hướng đi xuống, thành phần cơ giới là cát pha thịt nhẹ.

- Đất lầy thụt: Do ảnh hưởng sự rửa trôi và dốc tụ tập chung ở các chân ven

đồi đất này có hàm lượng dinh dưỡng tổng số cao song hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu thất, hàng năm năng suất lúa trên đất loại đất này hạn chế hơn so với đất biến đổi do trồng lúa.

* Tài nguyên nước:

+ Nguồn nước mặt: Là toàn bộ diện tích đất mặt nước sông, ao, hồ,

đầm trên địa bàn xã. Nhìn chung nguồn nước mặt chủ yếu phụ thuộc vào lượng nước mưa hàng năm, song có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

+ Nguồn nước ngầm: Hiện chưa có tài liệu nào đánh giá chính xác trữ

lượng nguồn nước ngầm, song qua khảo sát sơ bộ cho thấy nguồn nước ngầm trên

địa bàn xã có trữ lượng tương đối lớn, không bị ô nhiễm, dễ khai thác sử dụng. Hiện nay nguồn nước ngầm đang được khai thác sử dụng phục vụđời sống sinh hoạt của nhân dân thông qua hình thức giếng khơi, giếng khoan. Tuy nhiên, cần được sử

dụng tiết kiệm, hợp lý để tránh thiếu nước vào mùa khô hạn. * Tài nguyên rừng:

+Tài nguyên rừng của xã không phong phú, toàn xã chỉ có 26,87 ha

đất lâm nghiệp, toàn bộ là rừng trồng sản xuất. Rừng của xã chủ yếu là rừng trồng nguyên liệu giấy, sản phẩm thu được từ rừng góp một phần nhỏ vào thu nhập của người dân, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản, hạn chế quá trình xói mòn, rửa trôi đất,...

4.1.2. Điu kin kinh tế

4.1.2.1. Sản xuất nông – lâm nghiệp

* Nông nghiệp:

Diện tích đất canh tác đất trồng cây hàng năm của xã là 668,43 ha và diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt trên 1.100 ha, trong đó:

- Diện tích cây lúa: Năm 2013, tổng diện tích gieo cấy cả năm đạt khoảng 552,14 ha, năng suất lúa bình quân đạt 50 tạ/ha.

- Diện tích đất trồng cây hàng năm khác đạt 116,29 ha, chiếm 9,33% diện tích

đất nông nghiệp.

- Diện tích cây lâu năm toàn xã là 67,26 ha, toàn bộ là diện tích đất vườn của hộ gia đình. Hiện nay, ởđịa phương nhiều mô hình vườn đồi đã và đang phát triển tốt. Nhiều diện tích đất vườn đã được cải tạo trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi, làm cây cảnh,…

Nhìn chung, diện tích cây trồng hàng năm có xu hướng giảm dần để

chuyển mục đích sang các loại đất phi nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển khu dân cư nông thôn,... Tuy vậy, do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các biện pháp thâm canh tăng vụ nên năng suất, sản lượng các loại cây trồng luôn tăng. Các loại giống mới như lúa lai, ngô lai có chất lượng tốt, năng suất cao được đưa vào sản xuất, từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, nâng cao thu nhập cho lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn.

* Lâm nghiệp:

Diện tích đất lâm nghiệp của Đồng Ích năm 2013 là 26,87 ha, toàn bộ là đất rừng trồng phục vụ cho mục đích sản xuất. Tuy diện tích lâm nghiệp không nhiều, song lại giữ vai trò quan trọng không chỉ đối với phát triển kinh tế

vườn đồi kết hợp chăn nuôi mà còn có vai trò đối với bảo vệ môi trường, chống sói mòn, rửa trôi đất,...

4.1.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Nhìn chung lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã phát triển còn nhỏ lẻ, chủ yếu phát triển với quy mô hộ gia đình. Các sản phẩm sản xuất chưa khẳng định được vị thế trên thị trường, sức cạnh tranh thấp và chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ của địa phương.

4.1.2.3. Thương mại – dịch vụ

Ngành thương mại dịch vụ trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Đây là ngành ngày càng thu hút nguồn lao động, tạo thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân trên địa bàn. Toàn xã hiện nay có khoảng 580 hộ kinh doanh dịch vụ vừa và nhỏ .

4.1.2 .4. Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng

Xã tập trung vào một số công trình trọng điểm như: Nâng cấp hệ thống kênh mương đáp ứng nhu cầu sản xuất, nâng cấp hệ thống giao thông trên một số

thôn xóm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Xây dựng thêm nhà 2 tầng của trường trung học, nâng cấp nghĩa trang của xã, sân vân động của UBND xã đang

được đầu tư nâng cấp lại. Công tác quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng các công trình được thực hiện nghiêm túc, đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư và sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

4.1.3. Điu kin xã hi

4.1.3.1. Dân số và lao động

Xã Đồng Ích có 10.936 nhân khẩu với 3.000 hộ phân bố ở 7 khu hành chính với mật độ dân số 877 người/ km2

Toàn xã có 6139 lao động, trong đó lao động nông nghiệp có 4936 người, chiếm tỷ lệ là 80,4% tổng số lao động phi nông nghiệp có 1203 người, chiếm tỷ lệ 19,6% tổng số lao động. Nguồn lao động khá dồi dào, tuy nhiên lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp.

4.1.3.2. Công tác giáo dục – đào tạo

Công tác xã hội hóa giáo dục đào tạo đã từng bước được quan tâm, bước đầu đã huy động được toàn xã hội chăm lo, phát triển sự nghiệp giáo dục. Đội ngũ giáo viên đang dần được chuẩn hóa. Cơ sở vật chất cho dạy và học càng ngày được cải thiện.

Hiện nay trên địa bàn xã có 01 trường mầm non, 02 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở. Cơ sở vật chất các trường, các cấp học được xây dựng nhà 2 tầng kiên cố cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học. Hiện nay trường trung học cơ sở và trường tiểu học đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia mức độ I. Hằng năm có 20-25 em đỗ đại học, 30-35 em đỗ cao đẳng, 20-25 em học sinh giỏi cấp tỉnh, 20-30 em học sinh giỏi cấp huyện.

4.1.3.3. Văn hóa – thông tin – thể thao

Hoạt động văn hóa thông tin có nhiều đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị - kinh tế của địa phương, từng bước đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân. Các hoạt

động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì ở khắp các thôn, xóm. Hiện nay 100% các thôn trong xã đã có nhà văn hóa, sân chơi, bãi tập. Phong trào xây dựng xã văn hóa, khu văn hóa, gia đình văn hóa và bài trừ các tệ nạn xã hội được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

4.1.3.4. Công tác y tế

Những năm qua, công tác y tế được xã đặc biệt quan tâm, chú trọng, công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân và các chương trình y tế

quốc gia được triển khai có hiệu quả.

* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên , kinh tế, xã hội - Những lợi thế và cơ hội

Trên địa bàn tập trung một số tuyến giao thông quan trọng của tỉnh, huyện như đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, ĐT-305 góp phần quan trọng trong giao lưu kinh tế giữa các xã trong và ngoài huyện. Khí hậu thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp. Hệ thống hạ tầng xã hội như văn hóa, thông tin,giáo dục, y tế, thể

nguồn lao động dồi dào là cơ hội tốt để phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh trong thời kỳ hội nhập.

- Những khó khăn

Bên cạnh những mặt thuận lợi nêu trên thì Đồng Ích cũng có những hạn chế nhất định, thể hiện trên một số mặt sau:

Nằm ở vị trí cách xa trung tâm huyện, nền kinh tế phát triển sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ phát triển chưa mạnh, tiềm năng lợi thế hạn chế, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ còn nhỏ lẻ và manh mún.

Cơ cấu lao động còn bất hợp lý, tỷ trọng lao động nông nghiệp chiếm tỷ

lệ lớn (80,4% tổng số lao động). Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, chủ

yếu là lao động phổ thông; tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm và thời gian làm việc thực tế chưa cao. Lực lượng lao động tăng hàng năm là những vấn đề

cần được quan tâm trong việc bố trí sản xuất, phát triển các ngành nghề trong khu vực nông thôn.

Cơ sở hạ tầng đã được chú trọng đầu tư xây dựng và nâng cấp, song nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế cho phát triển kinh tế, xã hội. Việc đầu tư trực tiếp cho khu vực nông nghiệp nông thôn còn khiêm tốn, hạn chế khả năng chuyển đổi cơ cấu kinh tế nói chung và tăng thu nhập cho đại bộ

phận nông dân.

4.2. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất của xã Đồng Ích

4.2.1. Hin trng s dng đất năm 2013

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013 hiện trạng quản lý và sử dụng

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Đồng Ích năm 2013 STT Mục đích sử dụng Tổng diện tích (ha) Cơ cấu % Tổng diện tích tự nhiên 1246.48 100.00

Một phần của tài liệu THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐỒNG ÍCH, HUYỆN LẬP THẠCH, TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN THÁNG 5 NĂM 2014. (Trang 27 -27 )

×