Qua một thời gian thực tập tại Công ty Techsimex, từ lý luận đã học ở nhà trường và thực tiễn tìm hiểu được tại Công ty, tôi đã rút ra một số nhận xét sau: 4.1. Về ưu điểm:
Thứ nhất: Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty
Hiện nay Công ty Techsimex đang áp dụng hình thức kế toán tập trung. Việc áp dụng hình thức kế toán này rất phù hợp với công tác tổ chức kế toán và tổ chức kinh doanh của Công ty. Do Công ty có quy mô vừa, hoạt động không phân tán, số lượng nghiệp vụ không lớn nên hình thức kế toán này rất thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu số liệu.
Các chứng từ sử dụng trong quá trình hạch toán ban đầu đều phù hợp với nội dung kế toán và tính chất pháp lý của nghiệp vụ phát sinh, đúng với mẫu biểu do bộ Tài chính ban hành. Những thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi chép một cách đầy đủ, chính xác vào chứng từ, tạo điều kiện cho việc kiểm tra đối chiếu với số liệu thực tế với số liệu trên sổ kế toán.Các chứng từ được kiểm tra chặt chẽ và bảo quản cẩn thận. Quy trình luân chuyển chứng từ được thực hiện phù hợp với yêu cầu của nghiệp vụ ngoại thương. Các chứng từ được luân trữ cẩn thận theo từng hợp đồng, khách hàng, khoản mục thuận tiện cho việc tìm kiếm, kiểm tra và đối chiếu khi cần thiết.
Thứ ba: Tài khoản sử dụng
Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh xuất nhập khẩu, mật độ giao dịch thanh toán qua ngân hàng lớn, số lượng ngân hàng có quan hệ thanh toán với Công ty nhiều nên tài khoản 112 đã được mở chi tiết theo tiền Việt Nam và theo ngoại tệ. Tiền Việt Nam được mở theo từng ngân hàng có quan hệ giao dịch với Công ty, ngoại tệ được mở chi tiết trên từng trang sổ theo từng loại ngoại tệ.
Thứ tư: Phương pháp hạch toán
Phương pháp hạch toán mà kế toán áp dụng là phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này cho phép kế toán theo dõi sự biến động thường xuyên hàng ngày tài sản, hàng hoá không phụ thuộc vào kết quả kiểm kê.
Thứ năm: Phương pháp xác định giá vốn
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở hợp đồng, việc mua bán được thực hiện theo từng lô hàng và hàng nhập về được giao thẳng cho khách hàng nên phương pháp giá thực tế đích danh để xác định giá vốn của lô hàng bán mà kế toán sử dụng là đơn giản và chính xác, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty.
Thứ sáu: Đặc điểm của Công ty dịch vụ kỹ thuật và xuất nhập khẩu là bán hàng có giá trị lớn, số tiền khách hàng mua chịu rất lớn, do đó đòi hỏi kế toán của
Công ty phải theo dõi một cách chặt chẽ, tính đúng, tính đủ các khoản phải thu, đã thu của khách hàng.
Sổ chi tiết tài khoản 131 được mở chi tiết cho từng khách hàng. Qua theo dõi trên tài khoản 131 Công ty sẽ biết được từng khách hàng nợ bao nhiêu, đã trả được bao nhiêu và số còn phải thu, từ đó giúp Công ty đề ra được những biện pháp đôn đốc để thu hồi nợ. Các mẫu sổ được thiết kế linh hoạt, đơn giản, tạo điều kiện cho việc ghi chép sổ sách được dễ dàng, thuận tiện.
Thứ bảy: Phân công công tác kế toán
Toàn bộ kế toán viên được phân công trách nhiệm rõ ràng, đảm bảo từng phần hành kế toán riêng do đó tránh được hiện tượng ghi sổ chồng chéo, trùng lặp, đồng thời đáp ứng được yêu cầu quản lý đề ra.
4.2. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm đã nêu ở trên, công tác kế toán hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty vẫn còn một số hạn chế sau:
4.2.1Việc sử dụng tài khoản còn một số bất hợp lý sau:
Thứ nhất: Sử dụng tài khoản 641
Khi phát sinh các khoản chi phí chi hộ khách hàng như chi phí vận chuyển, bốc dỡ,... kế toán phản ánh vào tài khoản 641: Chi phí bán hàng- coi như chi phí phát sinh của Công ty, khi khách hàng thanh toán thì ghi giảm phí. Việc hạch toán như vậy là sai. Tài khoản 641 chỉ dùng để phản ánh các chi phí phát sinh phục vụ cho quá trình bán hàng của Công ty, cuối kỳ sẽ được kết chuyển sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh- Tài khoản 911. Như vậy, nếu hạch toán các khoản chi phí trả hộ vào tài khoản 641 thì sẽ gây khó khăn trong việc xác định các khoản chi phí chi hộ khách hàng, dễ nhầm lẫn trong việc xác định kết quả kinh doanh và khó khăn trong việc quản lý, đôn đốc khách thanh toán.
Công ty phản ánh thuế xuất khẩu phải nộp ghi tăng giá vốn hàng bán là sai, tài khoản 157- Hàng gửi bán- chỉ bao gồm giá trị thực tế và các chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng của lô hàng gửi bán
Khi có thông báo nộp thuế xuất khẩu, kế toán Công ty ghi: Nợ TK 157
Có TK 3333 Khi nộp thuế xuất khẩu Nợ TK 3333
Có TK 111, 112
Thứ ba: Không có tài khoản 532
Công ty không sử dụng tài khoản 532 để phản ánh giảm giá hàng bán. Khi phát sinh nghiệp vụ giảm giá hàng bán thì kế toán phản ánh trên tài khoản 641- Chi phí bán hàng
Khi khách hàng yêu cầu giảm giá hàng bán, nếu Công ty chấp nhận, kế toán phản ánh :
Nợ TK 641:
Có TK 131,1122
Thứ tư: Sử dụng tài khoản 3388
Việc hạch toán các khoản phải thu và chi hộ khách hàng trong hoạt động trên tài khoản 3388 là chưa hợp lý vì sẽ rất dễ gây nhầm lẫn với các khoản chi phí phải trả khác của Công ty.
4.2.2.Cách tính trị giá vốn hàng xuất bán của Công ty chưa chính xác: Đối với Công ty giá mua thực tế chỉ bao gồm:
+ Giá mua thực tế trả cho người bán
+ Thuế nhập khẩu (nếu là hàng nhập khẩu)
Theo chế độ kế toán thì ngoài các chi phí trên giá vốn hàng bán còn gồm cả những chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng, tuy nhiên kế toán Công ty không
Doanh thu hàng xuất khẩu bị trả lại theo TGTT tại thời điểm xác nhận doanh thu
hạch toán chi phí mua hàng vào giá vốn hàng bán. Chi phí mua hàng phát sinh đều được tập hợp vào TK 641 – Chi phí bán hàng. Như vậy kế toán Công ty chưa phản ánh đúng trị giá vốn hàng bán của Công ty. Điều này cũng làm tăng chi phí bán hàng của Công ty sẽ dẫn đến việc phân tích tình hình sử dụng chi phí kinh doanh trong Công ty bị sai lệch .