Bảng 4.3 Hiện trạng sử dụng đất của Xã Lương Năng năm 2013 TT Loại đất Mã Hiện trạng năm 2013 Diện tích(ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 3,652.15 100.00 1 Đất nông nghiệp NNP 3,464.51 94.86 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 3,030.25 82.97 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 191.20 5.24 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 190.59 5.22
1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC
1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 0.61 0.02 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 51.86 1.42 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 3028.27 82.92 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 1,076.19 29.47 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 1,952.08 35.45 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0 0 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 2.59 0.07 1.4 Đất làm muối LMU 0 0 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 0 0
2 Đất phi nông nghiệp PNN 128.63 3.52
2.1 Đất ở OTC
2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 29.40 8.81 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT
2.2 Đất chuyên dùng CDG
2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0.06 0.00
2.2.2 Đất quốc phòng CQP
2.2.3 Đất an ninh CAN
2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0.14 0.00 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1.14 0.03 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 44.55 1.21 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK
3 Đất chưa sử dụng CSD 59.01 1.62
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 23.54 0.64 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 35.47 0.97 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS
Nhận xét: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện hiện có: 3,652.15 ha
được chia làm 03 nhóm đất chính: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng trong đó:
a, Nhóm đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp của xã là 3,464.51 ha, chiếm 94.86 % tổng diện tích tự nhiên, trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp: Diện tích có 3,030.25 ha chiếm 82.97% gồm các loại đất:
+ Đất trồng cây hàng năm có 191.20 ha chiếm 5.24% trong đó: đất trồng lúa có190.59 ha chiếm 5.22%; đất 8 ha; đất trồng cây hàng năm khác có 0.61ha chiếm 0.02%.
+ Đất trồng cây lâu năm có 51.86 ha chiếm 1.42% chủ yếu là cây hồi trồng trên đất lâm nghiệp, còn Đất trồng cây hàng năm kháccó 0.61 ha, chiếm 0.02 % là đất trồng cây ăn quả lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác tập trung chủ yếu thuộc khu dân cư sinh sống .
- Đất lâm nghiệp: Diện tích có 3028.27 ha, chiếm 82.92% tổng diện tích tự nhiên, chiếm phần lớn diện tích trong tổng diện tích tự nhiên của toàn huyện, trong đó :
+ Đất rừng sản xuất có diện tích 1,076.19 ha chiếm 29.47% bao gồm: đất rừng tự nhiên sản xuất, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất
+ Đất rừng phòng hộ có diện tích 1,952.08 ha chiếm 35.45% bao gồm: đất rừng tự nhiên phòng hộ ,đất rừng trồng phòng hộ,đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ..
- Đất nuôi trồng thủy sản: có diện tích 2.59 ha chiếm 0.07% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, chủ yếu là các diện tích ao nhỏ lẻ của các hộ gia đình, chưa phát triển thành nghề nuôi trồng thủy sản.
b, Nhóm đất phi nông nghiệp
Diện tích đất phi nông nghiệp của xã là là 128.63 ha, chiếm 3.52% tổng diện tích tự nhiên, trong đó bao gồm:
- Đất ở: nông thôn có 29.40 ha chiếm 8.81% % tổng diện tích tự nhiên; đất ở đô thị không có
- Đất chuyên dùng: có diện tích 0.06 ha chiếm 0.00 tổng diện tích tự nhiên, trong đó là đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp của Nhà nước..
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: có diện tích 0.14 ha bao gồm các công trình đình, miếu thuộc các cộng đồng dân cư sử dụng.
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: có diện tích 44.55 ha chiếm 1.21% tổng diện tích tự nhiên, là diện tích đất sông suối trên địa bàn huyện.
c, Nhóm đất chưa sử dụng
Diện tíchđất chưa sử dụng là 59.01 ha, chiếm 1.62% tổng diện tích tự nhiên, trong đó:
- Đất bằng chưa sử dụng: có diện tích 23.54 ha chiếm 0.64% tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu là đất bãi bồi ven suối, đất chân núi đá cần được quy hoạch, cải tạo, sử dụng có hiệu quả vào các mục đích khác.
- Đất đồi núi chưa sử dụng: có diện tích 35.47 ha chiếm 0.97% tổng diện tích tự nhiên, là quỹ đất có tiềm năng đưa vào sử dụng phát triển trồng rừng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, phát huy tiềm năng đất lâm nghiệp của địa phương.
- Núi đá không có rừng cây: ở xã không có núi đá vôi
Như vậy, từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây cũng như dự báo phát triển trong tương lai (trong khi quỹ đất có hạn) thì áp lực đối với đất đai của huyện đã và sẽ ngày càng gay gắt hơn dẫn đến thay đổi lớn hiện trạng sử dụng đất hiện nay của huyện. Do đó, để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài bền vững, cần phải xem xét một cách nghiêm túc việc khai thác sử dụng đất theo hướng khoa học trên cơ sở: tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao; bố trí sử dụng phải đáp ứng được nhu cầu về đất sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
4.2. Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai xã Lương Năng giai đoạn 2010 - 2013
Kể từ ngày Luật đất đai năm 2003 có hiệu lực. Uỷ ban nhân dân xã đã tiến hành triển khai Luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện có hiệu quả cụ thể:
4.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng
đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó.
Bảng 4.4 Một số văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất đai giai đoạn 2010 - 2013
STT Thời gian ban hành
Tên, số, kí
hiệu Nội dung điều chỉnh
Cơ quan ban hành
1 11/01/2010 Kế hoạch số 38/KH-BCĐ
Triển khai thực hiện công tác tổng kiểm kê đất đai năm 2010 trên địa bàn xã Lương Năng UBND huyện 2 29/01/2010 Kế hoạch số 47/KH-UBND
Triển khai thực hiện công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011- 2015 xã Lương Năng UBND huyện 3 4/2/2010 Công văn số 34/CVPTNMT Hướng dẫn việc sử dụng tài liệu điều tra cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Phòng Tài nguyên và Môi trường 4 24/03/2010 Công văn số 46/CV-UBND Thành lập ban chỉ đạo và tổ chức công tác điều tra, khảo sát xây dựng giá đất mới
UBND huyện
5 31/5/2010 Công văn số 53/CV-UBND
Kiểm tra quản lí sử dụng đất đai
UBND huyện 7 17/1/2011 Công văn số
79/CV-UBND
Giao chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2011 cho các xã
UBND huyện
8 15/6/2012
Công văn số85/CV-
UBND
Cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo bản đồ địa chính. UBND huyện 9 6/7/2012 Kế hoạch sô 69/KH-UBND
Triển khai thực hiện việc kiểm tra tình hình sử dụng đất các quy hoạch dự án trên địa bàn xã Lương Năng
UBND huyện
10 29/9/2012 Kế hoạch số 77/KH-UBND
Kiểm tra việc thực hiện tự kiểm tra tình hình sử dụng đất lâm nghiệp của các xã, thị trấn trên địa bàn Văn Quan UBND huyện 11 15/10/2012 Quyết định số 33/QĐ-UBND Thành lập ban chỉ đạo và tổ công tác kiểm kê quỹ đất năm 2012 của các tổ chức trên địa bàn xã Lương Năng
UBND huyện
(Nguồn: UBND xã Lương Năng)
Nhận xét: Qua số liệu ở bảng trên cho thấy công tác ban hành văn bản pháp luật đã được xã quan tâm, cụ thể là từ năm 2010 - 2013 Ủy ban nhândân huyện đã ban hành 11 văn bản liên quan đến vấn đề quản lý Nhà nước về đất đai và thực hiện tương đối tốt Luật đất đai năm 2003, Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai, Nghị định 182/2004/NĐ-CP, Nghị định 84/2007/NĐ-CP về việc quản lý và sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó, và các văn bản thông tư, hướng dẫn của các Bộ, ngành.
Cùng với đó, Phòng Tài nguyên và Môi Trường cùng với Uỷ ban nhân dân huyện và Sở Tài nguyên và Môi Trường đã mở các lớp tập huấn cho cán bộ địa chính xã, thị trấn về nghiệp vụ, chuyên môn giúp cơ sở triển khai các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quản lý sử dụng đất, thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ công tác chuyên môn như: Tổng kiểm kê đất đai; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thống kê đất đai hàng năm; công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; công tác thu hồi đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được thực hiện có hiệu quả hơn.
4.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành
chính, lập bản đồ hành chính
Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính được thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới theo Chỉ thị 364/CT. Ranh giới giữa xã với huyện giáp ranh, với các xã trong tỉnh đã được xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ
Bảng 4.5: Các loại tài liệu trong bộ hồ sơ địa giới hành chính
STT Loại tài liệu
1 Bản đồ địa giới hành chính
2 Sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính 3 Bảng tọa độ các mốc địa giới hành chính
4 Biên bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính 5 Biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính
(Nguồn: UBND xã Lương Năng)
Nhận xét: Hồ sơ địa giới hành chính của xã Lương Năng được lập và quản lý theo đúng quy định của Luật. Tuy nhiên hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính 364 còn nhiều bất cập giữa bản đồ và hồ sơ mô tả không trùng, thống nhất dẫn đến còn có nhiều vướng mắc về địa giới giữa các xã trong huyện, giữa huyện với huyện trong tỉnh và các huyện tỉnh giáp danh, dẫn đến xảy ra tranh chấp đất đai khó khăn cho công tác giải quyết.
4.2.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản
đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Đây là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, trên cơ sở đó Nhà nước nắm được toàn bộ quỹ đất đai, thông tin tới từng thửa đất cả về số lượng và chất lượng. Trong công tác quản lý nếu thực hiện tốt nội dung này sẽ giúp các cấp tiến hành lập hồ sơ địa chính, tạo điều kiện cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được dễ dàng. Nó là cơ sở cho việc lập quy hoạch sử dụng đất, tính thuế sử dụng đất, phân bổ quỹ đất cho phù hợp với nhu cầu sử dụng đất của xã trong từng giai đoạn phát triển.
Bảng 4.6: Kết quả đo đạc thành lập bản đồ Xã Lương Năng giai đoạn 1010 - 2013
STT Tên bản đồ ĐVT Giai đoạn 2010 - 2013
Số lượng Đánh giá
1 Bản đồ địa chính Bộ 1/1 Đạt yêu cầu
2 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất Tờ 1/1 Đạt yêu cầu 3 Bản đồ địa giới hành chính 364 Tờ 1/1 Đạt yêu cầu
4 Bản đồ quy hoạch Tờ 0
(Nguồn: UBND xã Lương Năng)
Nhận xét: Về số liệu hồ sơ địa chính: tất cả có 7 thôn được đo đạc thành lập bản đồ địa chính, bản đồ đo đạc theo dự án đất lâm nghiệp, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng, qua quá trình sử dụng số liệu biến động rất lớn và chưa được chỉnh lý nên ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý Nhà nước về đất đai, giúp nắm chắc quỹ đất đai hiện có, thiết lập cơ sở dữ liệu đất đai của từng đơn vị hành chính các cấp, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội dài hạn.Công tác đánh giá phân hạng đất ít được quan tâm vì thừa kế kết quả cũ từ năm 1994, do đất khung giá đất nông nghiệp là chung.
Nhìn chung, công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất được triển khai khá tốt, cơ bản đáp ứng được mục tiêu của ngành.
4.2.4. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Căn cứ vào kết quả thu nhập, điều tra, khảo sát thực tế về khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Lương Năng đến năm 2020.
Căn cứ vào định mức sử dụng đất đối với các công trình trong nhóm đất phi nông nghiệp được quy định tại Công văn số 5763/BTNMT-ĐKTK ngày 25/12/2006 của bộ Tài nguyên và Môi trường.
Từ các chỉ tiêu phân bố của huyện Văn Quan, xã Lương Năng đã xác định nhu cầu sử dụng đất của xã đến năm 2020 dựa trên nhu cầu quỹ đất cho các mục đích phát triển và trên cơ sở khai thác tiềm năng của xã như sau:
Bảng 4.7: Chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2020 của xã Lương Năng STT Chỉ Tiêu Mã Hiện Trạng năm 2010 Quy hoạch đến năm 2020 Biển động diện tích (ha) 2020/2010 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tăng Giảm Tổng diện tích tự nhiên 3652,15 100,00 3652,15 100,00 - - 1 Đất nông nghiệp NNP 3464,51 94,86 3,479.55 59,27 + 15,04 1.1 Đất lúa nước DLN 190,59 5,22 185,64 5,08 -4,95 Trong đó đất trồng 2 nụ trở lên LUC 47,67 1,31 47,67 1,31
1.2 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 191,20 5,24 139,19 3,81 -52,01 1.3 Đất trồng cây lây năm CLN 51,86 1,42 90,91 2,49 +39,05
1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 1.952,08 53,45 1.972,08 54,00 +20,00 1.5 Đất rừng sản xuất RSX 1.076,19 53,451 1.972,08 29,82 +12,95 1.6 Đất nuôi trồng thủy sản NST 3,59 0,07 2,59 0,07
2 Đất phi nông nghiệp PNN 128,63 3,52 159,74 4,37 +31,11
2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan
2.2 Đất quốc phòng CQP 8,00 0,22 +8,00 2.3 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 2,15 0,06 +2,15 2.4 Đất bãi thải sử lý chất thải DRA 1,14 0,03 +1,14 2.5 Đất tôn giáo tin ngưỡng TTN 0,14 0,004 0,14 0,004
2.6 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 1,14 0,03 2,19 0,06 +1,05 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 0,41 0,01 1,41 0,01 2.8 Đất sông, suối SON 44,14 1,21 43,90 1,20 -0,24 2.9 Đất phát triển hạ tầng DHT 53,34 1,46 69,39 1,90 +16,05 Đất cơ sở văn hóa DVH 53,34 1,46 69,39 1,90 +16,05 Đất cơ sở y tế DYT 0,08 0,00 0,15 0,00 +0,07 Đất cơ sở giáo dục đào tạo DGD 1,47 0,04 1,66 0,05 +0,19 Đất cơ sở thể dục thể thao DTT 1,05 0,03 +1,05 2.10 Đât ở nông thôn ONT 29.40 0,81 32,26 0,88 +2,86
3 Đất chưa sử dụng CSD 59,01 1,62 12,86 0,35 -46,15 4 Đất khu dân cư nông thôn DNT 67,78 1,86 70,64 1,93 +2,86
a. Quy hoạch đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp của xã quy hoạch đến năm 2020 là 3.479,55 ha, chiếm 95, 27% tổng diện tích tự nhiên của xã, giảm 15,04 ha so với hiện trạng sử dụng năm 2010. Chi tiết các loại đất như sau:
*Đất lúa nước:
Diện tích quỹ đất cho mục đích này quy hoạch đến năm 2020 là 185,64 ha,thực giảm 4,95 ha so với năm 2010 do chuyển sang các loại đất sau:
- Đất ở nông thôn: 0,10 ha.
Đất phát triển hạ tầng: 4,85 ha để quy hoạchcác công trình giao thông và văn hóa.
*Đất trồng cây hàng năm còn lại:
Diện tích đến cuối kỳ thu hoạch năm 2020 là 139,19 ha, giảm 52,01 ha so với hiện trạng ăm 2010 do chuyển sang các loại đất sau:
- Đất trồng cây lâu năm: 40,00 ha; - Đất ở tại nông thôn: 2,62 ha;