Trạch mệnh tương phối

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, tiếp cận sự ảnh hưởng của phong thủy trong xây dựng, bố trí nhà ở nội đô ở phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên. (Trang 38)

Chúng ta đã biết, quẻ mệnh có Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh, quẻ trạch có Đông tứ trạch và Tây tứ trạch. Vậy như thế nào thì được gọi là trạch mệnh tương phối ?

Trạch mệnh tương phối là quẻ mệnh và quẻ trạch phải hợp nhau, khi kết hợp sẽ sinh tốt đẹp, gọi là hợp hướng và tạo được điều kiện thuận lợi cho sức khỏe, tốt lành trong cuộc sống.

Nghĩa là : Người thuộc Đông tứ mệnh hợp với nhà Đông tứ trạch (người thuộc các cung Khảm, Chấn, Tốn, Ly nên ở những hướng Đông, Đông Nam, Nam, Bắc)

Người thuộc Tây tứ mệnh hợp với nhà Tây tứ trạch (người thuộc các cung Càn, Khôn, Cấn, Đoài nên ở những hướng Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nam, Tây) Ngược lại, người Đông tứ mệnh ở nhà Tây tứ trạch và người Tây tứ mệnh ở nhà Đông tứ trạch gọi là trái hướng, thì ắt sẽ xảy ra sự xung khắc, không tốt cho sức khỏe, công việc, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sự phát triển lâu dài.

Quẻ mệnh quẻ trạch tương phối lấy theo mệnh của người chủ trong gia đình (là người trụ cột). Nếu phong thủy ngôi nhà hợp có lợi cho chủ nhà nhiều tài lộc thì cả nhà được nhờ và ngược lại.

4.3. Khoa học phong thủy trong sắp xếp, bài trí nội thất

Trong quá chuyển động và quay quanh mặt trời, trái đất với tư cách là một trường lực từ lớn mạnh, sẽ tạo ra một lực hấp dẫn hướng từ rất mạnh. Do các lực truyền cảm có hướng rõ rệt này mỗi một vật thể trên trái đất đều tạo ra một lực cảm ứng từ nhất định khiến cho những vật thể này cũng có khả năng phân biệt phương hướng tương ứng. Ví dụ: chiếc la bàn đã được người trung quốc phát minh ra từ rất sớm.

Cơ thể của con người chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các từ trường, nên trong khoa học phong thủy xem sắp xếp và bố trí nội thất rất quan trọng.

Thiết kế nơi ở, nội thất trở thành cục diện cát tướng, hơn nữa thay đổi phương vị cát lợi, một khi làm được như vậy, quan điểm tư tưởng của chúng ta cũng chịu tác động mà thay đổi, tư tưởng đã biến chuyển, đương nhiên lời nói, hành động cũng theo đó mà thay đổi. Một khi lời nói và hành động đã thay đổi thì đương nhiên những cản trở đối phó của người khác nhằm vào chúng ta sẽ có những thay đổi, vì vậy lời ăn tiếng nói của chúng ta cũng không giống như trước. Vì thế sắp xếp, bài trí nội thất có tác dụng rất mạnh đến đời sống của chúng ta, nếu vận dụng linh hoạt thiết kế nội thất thì có thể cải thiện thích đáng những khiếm khuyết của môi trường xung quanh.

4.3.1. Phòng khách

Phòng khách là nơi tiếp đón khách khứa, là bộ phận quan trọng của ngôi nhà, hiếm thấy nhà nào ở thành phố lại không có phòng khách.

Đối với kiểu ống, phòng ngoài cùng tầng 1 là phòng khách, luôn có cửa lớn ra vào, mở cửa nhìn thấy trời đất lưu thông, âm dương hòa hợp, cùng hướng với hướng của ngôi nhà nên có phong thủy tốt. Bố trí bàn tiếp khách ở đây là tốt nhất. Đây còn là nơi thờ cúng và diễn ra các hoạt động khác của gia đình.

Hình 4.6. Phòng khách v i không gian r ng và thoáng nhà hi n đ i

Đối với những ngôi nhà theo kiểu chia lô, mang kiến trúc hiện đại, bố trí công năng theo chiều cao thì phòng khách tốt nhất là bố trí ngay sau cửa chính để có thểđón được sinh khí từ ngoài vào và tận dụng được ánh sáng mặt trời.

Phòng khách là chỗ tụ khí của ngôi nhà nên luôn phải duy trì sựổn định. Vì thế phòng khách phải là một phòng vuông vức, không góc nhọn, không bố trí đường nội bộ hay hành lang xuyên phòng khách.

Nếu căn phòng không được vuông vắn, hãy đặt một chậu cây ở góc nhọn để khí không bịứđọng, dồn nén vào một chỗ.

Màu sắc của phòng khách mang ý nghĩa chủđạo, có tác dụng điều hòa tất cả các màu sắc trong ngôi nhà. Khi chọn màu sàn và sơn tường nhà cần lưu ý, sàn nhà nên có màu đậm nhất, kếđến là tường và cuối cùng là trần nhà có màu nhạt nhất theo ý nghĩa cổ xưa: trời nhẹ, đất nặng, ngoài ra còn có tác dụng tạo cảm giác rộng và cao hơn cho căn phòng.

Bài trí đồđạc trong phòng khách cũng cần tuân thủ theo phong thủy để có thể mang lại may mắn cho gia chủ.

Đầu tiên là bộ bàn ghế phải được đặt ở cát vượng so với chủ nhà. Tốt nhất nên sắp xếp hình chữ U thể hiện sự chắc chắn của gia chủ.

Bộ bàn ghế phải hướng ra cửa để chủ nhà có thể nhìn thấy khách vào nhà. Nên trang trí cho phòng khách bằng tranh ảnh, có thể là ảnh gia đình, có thể là một vài bức tranh với các kích cỡ khác nhau thể hiện tính cách của bạn. tuy nhiên cần chú ý tới màu sắc và kích cỡđể căn phòng trở thành một tổng thể hoàn chỉnh.

Là phòng khách thì phải rộng, thoáng, luôn ngăn nắp sạch sẽ. Không nên tận dụng phòng khách thành nơi chứa đồ, hay vứt đồđạc bừa bãi.

4.3.2. Phòng thờ

Theo truyền thống của người Việt thì gia đình nào cũng có bàn thờ để thờ cúng tổ tiên, ông bà. Thờ cúng tổ tiên là một nét văn hóa tâm linh truyền thống của người Việt.

Bàn thờ là nơi thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên nên bàn thờ thường được lập ở chính giữa gian giữa ngôi nhà truyền thống. Bởi vậy gia chủ không được kê giường ngủđối diện với bàn thờ.

Bàn thờ nhất thiết luôn ở vị trí trang trọng, có độ cao thích hợp để khi cúng mọi người tỏđược sự ngưỡng vọng thành kính của mình với tổ tiên. Kiến trúc nhà ở nông thôn ít biến đổi, nên kiểu bàn thờ của truyền thống vẫn giữ được những đặc trưng và đặt ở vị trí theo đúng phong thủy trong ngôi nhà. Nhưng với những ngôi nhà có kiến trúc hiện đại, nội thất hiện đại thì hiện nay cách bố trí và các đồ thờ

cũng có nhiều biến đổi để phù hợp với hoàn cảnh của ngôi nhà mà vẫn giữ được tính tôn nghiêm nơi thờ cúng. Trong ngôi nhà hiện đại xếp đặt gian thờ cũng phải tuân thủ chặt chẽ và vận dụng linh hoạt các nguyên tắc truyền thống nêu trên, đó là: Tại vị trí cao, phía trên bàn thờ là nóc nhà và bầu trời, không có các phòng ốc khác đè lên, phía trước bàn thờ là các gian trang trọng, phía sau là cầu thang và không gian phụ như sân phơi, kho.

Hình 4.7. Phòng thờ đặt tại lầu trên cùng đảm bảo sự trang trọng và tôn nghiêm

Nhà phố thường bị vây chặt bởi các nhà chung quanh, nếu đặt bàn thờ dưới tầng trệt ngay trong phòng khách bước vào sẽ khó thông thoáng, thắp nhang nhiều sẽ làm ố vàng cả trần nhà. Bên cạnh đó cần tránh trên đầu của bàn thờ là phòng vệ sinh, phòng trẻ em chơi đùa… bởi nó sẽ làm giảm tính tôn nghiêm của không gian trang trọng này. Và một lẽ nữa không nên để mọi người từ ngoài cửa nhìn thấy hết bàn thờ, bài vị, hình ảnh tổ tiên. Trong ngôi nhà truyền thống bộ bàn ghế tiếp khách được đặt ngay trước bàn thờ, nhưng trước khi vào chỗ này khách phải đi qua sân, rồi bậc thềm, hàng hiên rồi mới đến không gian trong nhà, nhìn từ ngoài vào hầu như không thấy bàn thờ. Đó là do khuôn viên ngôi nhà rộng, bố cục thường là 5 đối, xem lẫn cỏ cây xung quanh. Ngôi nhà hiện đại, nhà phố không thể giống vậy được.

Bản chất trường khí phòng thờ (hay bàn thờ) thuộc tính âm mang tính chất hướng nội, không ưa sự phô trương. Ngay cả trong ngày giỗ hay tết thì thờ cúng cũng là việc riêng của gia đình đó, người ngoài muốn đến thắp nén nhang phải xin phép gia chủ. Về ngũ hành thì bàn thờ thuộc hành Hỏa và Mộc là hai hành hướng lên cao và cần sự chăm sóc mỗi ngày. Trừ bàn thờ ông địa thần tài là tín ngưỡng dân gian mọi nhà giống nhau, đặt gần cửa để nghênh tiếp tài lộc, còn lại bàn thờ gia

tiên và tôn giáo riêng của mỗi gia đình (thờ phật, thờ chúa…) nên mang tính hướng nội, không cần phải đặt ngay trong phòng khách. Tu tại tâm, đó là điều cha ông vẫn thường khuyên con cháu. Như vậy là theo phong thủy tốt nhất là đặt phòng thờ ở tầng áp mái. Để phù hợp với phong thủy bàn thờ nên đặt ở hướng Tây Bắc của ngôi nhà hoặc của văn phòng. Bởi vì, đây là hướng tượng trưng cho trời.

Bàn thờ phải luôn sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bàn thờ hướng trực tiếp ra cửa chính. Tượng thần thánh hoặc vật thể thiêng liêng phải đặt trên bàn kệ cao. Đèn trên bàn thờ luôn bật sáng để thu hút năng lượng dương.

4.3.3. Phòng ngủ

Phòng ngủ, giường ngủ có ảnh hưởng đến vận khí con người. Trong một ngày, một người có khoảng 1/3 thời gian trong phòng ngủ nên việc bố trí phòng ngủ của từng thành viên trong gia đình cho hợp với phong thủy là điều rất quan trọng, nó ảnh hưởng tích cực đến sự hưng vượng của gia đình.

Nhà có kết cấu truyền thống thường không có phòng ngủ riêng của từng thành viên, giường ngủ được bố trí ở 2 gian cạnh gian giữa, đầu giường quay về hướng cạnh ban thờ. Ở gian buồng có thể bố trí giường hoặc không tùy theo số người trong gia đình.

Nhà hiện đại thiết kếđảm bảo các thành viên đều có phòng riêng. Mỗi phòng có cách trang trí khác nhau tùy theo sở thích của mỗi người nhưng cần phải chú ý đến yếu tố phong thủy đểđảm bảo sức khỏe và tài lộc cho người ở.

Chủ nhà ở phòng, giường có hướng Tây Bắc để đảm bảo cai quản được gia đình, dạy bảo được con cháu.

Vị trí phòng ngủ trong nhà và vị trí giường ngủ trong phòng ngủ nên ưu tiên ở hướng tốt (các hướng Sinh Khí, Thiên Y, Diên Niên, Phục Vị).

Nếu tính cho các phòng ngủ của các thành viên trong gia đình, thì cần tính hành ứng với mỗi thành viên. Ví dụ, người mang mệnh Hỏa, Mộc sinh Hỏa, nên hướng giường nên quay về hướng thuộc Mộc, là hướng Đông; Đông Nam; Màu sơn trong phòng ngủ, màu sắc rèm cửa nên sử dụng màu Xanh lá, đây là màu đại diện cho hành Mộc, rất tốt cho người hành Hỏa.

Đầu giường ngủ luôn phải được kê sát tường, làm điểm tựa giúp vận khí của gia chủ có nền tảng để phát triển; không nên đặt giường ngủ phía dưới xà nhà, tránh cho người nằm trên giường có cảm giác bị đè ép. Để hóa giải vấn đề này một cách tốt nhất, bạn nên nhờ kiến trúc sư thiết kế trần thạch cao che đi xà nhà phía trên giường. Ngoài ra theo Phong thủy, giường ngủ cũng không nên đối diện với cửa phòng ngủ, không đểđồ đạc linh tinh dưới giường và nên tránh đặt gương đối diện giường ngủ, không để ánh nắng chiếu thẳng vào đầu giường.

Tủ quần áo nên kê tại các góc xấu trong phòng để trấn được cái xấu, là các góc Ngũ Quỷ, Hoạ Hại, Lục Sát, Tuyệt Mệnh.

Người xưa có câu “Sảnh minh thất ám” tức phòng khách phải sáng, phòng ngủ phải tối. Tuy nhiên, không gian phòng ngủ cũng cần sự thông thoáng, nên bố trí cửa sổ để ánh sáng có thể chiếu vào cân bằng năng lượng dương và âm, đồng thời giúp phòng khô ráo tránh được ẩm và nấm mốc phát triển.

Đối với những cặp đôi mới cưới nên sử dụng màu mang năng lượng dương nồng ấm. Năng lượng dương được xem là có liên quan đến đường con cái.

Giường ngủ phải luôn ngọn gàng, tránh bừa bộn.

4.3.4. Nhà bếp

Nhà bếp là không gian sinh hoạt chính, nơi mọi thành viên trong gia đình sum vầy và nạp năng lượng sau một ngày làm việc vất vả. Không gian nhà bếp thường được bố trí cả bếp nấu và bàn ăn. Vì vậy phòng ăn phải luôn sạch sẽ, thông thoáng, phải hợp Phong thủy và tràn đầy sức sống.

Nhà bếp cũng giống như các phòng khác trong nhà ở gia đình nên được thiết kế dạng hình vuông hay hình chữ nhật. Theo quan niệm Phong thủy phòng ăn

không nên khiếm khuyết, có góc lồi ra hay lõm vào. Tuyệt đối tránh thiết kế nhà bếp đặt dưới phòng vệ sinh của tầng trên, điều này sẽ khiến cho vận tốt của phòng ăn và gia đình bị áp chế.

Bếp nấu cũng là một yếu tố rất quan trọng, vì mọi bệnh tật, vệ sinh đều sinh ra từ đây. Hướng bếp nên đặt ở hướng xấu, và nhìn về hướng tốt, theo quan niệm Toạ hung hướng cát. Hướng bếp có thể hiểu là hướng cửa bếp đối với bếp lò, bếp dầu, hướng công tắc điều khiển đối với bếp điện, bếp gas.

Hình 4.9. Không gian b p c n đ m b o hài hòa

Ngoài ra, bếp nên tránh đặt gần chậu rửa, tủ lạnh, tránh có cửa sổ phía sau, tránh giáp các diện tường hướng Tây.

Bàn ăn nếu là hình vuông hoặc hình chữ nhật, nên khéo léo che đi các góc nhọn hoặc tránh ngồi ở những góc nhọn khi ăn uống. Ngoài ra, bàn ăn tốt nhất cũng nên là bàn ăn làm bằng gỗ, vì gỗ là hành mộc, mộc sinh hỏa nên phát huy trong phòng ăn.

Không được đặt bàn ăn dưới xà nhà vì sẽ khiến người ngồi dưới có cảm giác bị áp lực đè nặng lên mình, lúc ăn uống tinh thần không được thoải mái. Nếu không còn không gian nào để dời bàn ăn, có thể hóa giải bằng cách treo ở xà ngang một chiếc hồ lô.

Cửa của bếp nấu không được để thẳng với cửa chính của nhà, hoặc nhìn thẳng vào cửa phòng ngủ, người nằm ngủ sẽ gặp tai ương tật ách.

Điều quan trọng khi bài trí phòng ăn là phải tạo được cảm giác ấm cúng và thoải mái. Tránh đặt các đồ vật cồng kềnh, chiếm quá nhiều không gian phòng ăn sẽ tạo cảm giác khó chịu, bức bối.

4.3.5. Nhà vệ sinh

Trong bài trí không gian hợp phong thuỷ, có được vị trí phù hợp sẽ dễ dàng xoay chuyển phương hướng và bố cục. Theo nguyên tắc tọa hung, khu vệ sinh nên đặt vào các hướng xấu, các hướng bất lợi về khí hậu và phối hợp được ngũ hành, âm dương.

Ví dụ, hướng bắc thuộc hành Thuỷ, hướng tây và tây bắc thuộc hành Kim, do Kim sinh Thuỷ nên những hướng này phù hợp đặt khu vệ sinh (vốn thuộc Thủy).

Việc xem xét hướng đặt phòng vệ sinh cũng cần chú ý đến hướng mệnh trạch của gia chủ, dân gian gọi là cách “dĩ độc trị độc” để hung gặp hung hóa cát, đặt khu vệ sinh vào vị trí xấu sẽ hợp hơn là đặt vào vị trí tốt.

Hình 4.10. Một nhà vệ sinh sạch sẽ, khô và thoáng là rất cần thiết

Tránh đặt khu vệ sinh lên trên đầu bếp hoặc tránh nằm ngủ dưới phòng vệ sinh, kiêng mở cửa phòng vệ sinh thẳng với cửa chính, lối vào chính của nhà Kỵ đặt phòng vệ sinh ngay trung cung của nhà.

4.3.6. Màu sắc nội thất theo âm dương, ngũ hành

Theo thuyết phong thủy, màu sắc trong thiết kế nội thất hình thành nên các trường năng lượng. Chúng tác động đến môi trường, nhà ở và ảnh hưởng đến sức khỏe, tài vận của mỗi thành viên trong gia đình

Do đó, khi thiết kế nội thất phòng khách hay tất cả những không gian khác trong ngôi nhà bạn thì màu sắc cần được thiết kế hài hoà với cảnh quan thiên nhiên, với con người, thuận theo những nguyên lý của âm dương, ngũ hành.

Xét theo âm dương, âm là sắc tối yên tĩnh hấp thụ màu, càng nhiều màu tối thì càng nhiều năng lượng âm; dương là sắc sáng chuyển động phản ánh màu, càng nhiều màu trắng thì càng nhiều năng lượng dương. Năng lượng dương mang lại sự năng động và thành công trong công việc. Năng lượng âm mang lại sự yên tĩnh, nghỉ ngơi. Nguyên tắc chung là dương hướng lên trên, âm hướng xuống dưới, có

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, tiếp cận sự ảnh hưởng của phong thủy trong xây dựng, bố trí nhà ở nội đô ở phường Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên. (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)