- Nghiên cứu bào chế hệ tự nhũ hóa tạo vi nhũ tương chứa natri diclofenac. - Nghiên cứu bào chế viên nén natri diclofenac 12,5 mg giải phóng nhanh sử
dụng hệ tự nhũ hóa.
- Đánh giá một số đặc tính của hệ tự nhũ hóa và tiêu chuẩn chất lượng viên nén natri diclofenac bào chế được.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp xây dựng công thức hệ tự nhũ hóa
2.3.1.1.Xác định độ tan bão hòa của natri diclofenac trong một số chất lỏng
- Cho lượng dư NaD vào 10ml chất lỏng (dầu, chất diện hoạt, chất đồng dung môi) chứa trong lọ thủy tinh có nút đậy.
- Khuấy từ (tốc độ 150vòng/phút) trong 72 giờ duy trì ở nhiệt độ phòng. - Ly tâm với tốc độ 10000rpm trong 15 phút.
- Lọc phần dịch trong (sử dụng màng lọc 0,45µm).
- Lấy 1 thể tích chính xác dịch lọc, pha loãng với ethanol 96%. - Định lượng dược chất theo phương pháp đo quang phổ hấp thụ[13]. 2.3.1.2. Xây dựng công thức hệ tự nhũ hóa
a.Xây dựng công thức hệ tự nhũ hóa không chứa dược chất
Xây dựng giản đồ pha để xác định tỷ lệ dầu, chất diện hoạt, chất đồng dung môi trong công thức hệ tự nhũ hóa. Mỗi đỉnh của giản đồ pha tương ứng 100% công thức của một thành phần.
Pha chế các mẫu gồm dầu, chất diện hoạt, chất đồng dung môi/chất đồng diện hoạt với tỷ lệ khác nhau.
Hệ tự nhũ hóa được xác định theo các bước sau đây:
- Cân và khuấy trộn các thành phần (dầu, chất diện hoạt, chất đồng dung môi/chất đồng diện hoạt) trong 1 lọ thủy tinh có nắp kín.
- Hỗn hợp được khuấy từ với tốc độ 100 vòng/phút trong 30 phút, duy trì ở nhiệt độ 50 – 550
C (sử dụng cách thủy).
- Hỗn hợp được để ổn định ở nhiệt độ phòng trong 72 giờ.
- Quan sát: loại bỏ các mẫu có sự tách pha, các mẫu đục, không trong và lựa chọn các mẫu trong suốt, đồng nhất.
- Lấy 1g mẫu thử cho vào 200ml HCl 0,1 N được duy trì ở 370
C. - Khuấy từ với tốc độ 100 vòng/phút trong 2 giờ.
- Quan sát dung dịch tạo thành và đánh giá theo tiêu chísau đây:
Hệ A: trong suốt. Hệ B: trong mờ.
Hệ C: màu trắng hơi xanh. Hệ D: màu trắng đục như sữa.
Hệ E: tạo các giọt dầu lớn nổi trên bề mặt. - Mỗi mẫu thửđược tiến hành 3 lần.
- Lựa chọn hệ A (hệ tự nhũ hóa tạo vi nhũ tương trong suốt với kích thước giọt dầu< 50nm)[8],[5].
b.Xây dựng công thức hệ tự nhũ hóa chứa dược chất:
- Pha hỗn hợp hệ A gồm 3 thành phần (dầu, chất diện hoạt, chất đồng dung môi).
- Cho NaD vào hệ A, khuấy từ 150 vòng/phút trong 30 phút, nhiệt độ duy trì 500C (sử dụng cách thủy).
- Để ổn định hỗn hợp thu được ở nhiệt độ phòng trong 24 giờ.
- Lấy một lượng hỗn hợp tương ứng 12,5 mg NaD cho vào 500ml HCl 0,1N
được duy trì ở nhiệt độ 370
- Khuấy từ 100 vòng/phút trong 2 giờ.
- Quan sát dung dịch tạo thành và đánh giá theo tiêu chí sau đây:
Hệ A: trong suốt. Hệ B: trong mờ.
Hệ C: màu trắng hơi xanh. Hệ D: màu trắng đục như sữa.
Hệ E: tạo các giọt dầu lớn nổi trên bề mặt. - Mỗi mẫu thử được tiến hành 3 lần.
- Lựa chọn hệ A.
2.3.2. Phương pháp bào chế viên nén natri diclofenac giải phóng nhanh sử dụng hệ tự nhũ hóa
Viên nén NaD giải phóng nhanh được bào chế bằng phương pháp dập thẳng
(100 viên/mẻ) gồm các giai đoạn sau:
- Hệ phân phối NaD tự nhũ hóa được pha chế theo mục 2.2.1.2.
- Rây nguyên liệu: natri croscarmellose, Aerosil, magnesi stearat (rây 180). - Cân nguyên liệu theo công thức.
- Trộn hệ NaD/OTC lần lượt với lượng Avicel PH 102 và lượng Aerosil có trong công thức (trộn trong cối). Rây hỗn hợp qua rây 250.
- Trộn hỗn hợp trên lần lượt với Avicel PH 102 và Aerosil còn lại (trong túi nilon)
- Trộn tiếp hỗn hợp trên lần lượt với crosCMC và mg stearat trong 5 phút (trong túi nilon).
- Tiến hành dập viên. Lực dập điều chỉnh sao cho lực bẻ vỡ viên 110N – 120N.
Hình 2.1: Sơ đồ các giai đoạn bào chế viên nén NaD giải phóng nhanh 2.3.3. Phương pháp đánh giá bán thành phẩm
2.3.3.1. Phương pháp đánh giá một số đặc tính của hệ tự nhũ hóa a. Xác định kích thước và phân bố kích thước giot
Tiến hành đánh giá kích thước giọt của hệ OTC 118 (500 mg/100ml HCl 0,1
N/2 giờ) và hệ tự nhũ hóa chứa 10% NaD/OTC 118 (125 mg/500mlHCl 0,1 N/2
giờ) bằng thiết bị Zetasizer Nano ZS90-Malvern.
b. Đánh giá thời gian nhũ hóa
Thời gian nhũ hóa là thời gian dược chất giải phóng90% [5]. Dầu đậu nành,
Transcutol,Cremophor
Dập viên Khuấy từ
Trộn bột kép lần 2 (trong túi nilon) Trộn bột kép lần 1 (trong cối) Avicel PH 102 Aerosil Khuấy từ Đóng gói NaD Avicel PH 102 Aerosil Croscarmellose Mg stearat Rây Cân Cân Rây Cân
2.3.3.2.Phương pháp đánh giá bột dập viên
a. Phương pháp đánh giá khả năng trơn chảy của bột[10],[2].
Đánh giá khả năng trơn chảy của bột bằng hai phương pháp sau:
Xác định chỉ số Carr
Cân m gam bột cho vào ống đong 100ml, gõ sơ bộ 10 lần, đọc thể tích khối bột (Vg). Sau đó, ống đong được đặt lên máy đo tỷ trọng biểu kiến ERWEKA SVM với các thông số cài đặt: tần số gõ 50lần/phút, thời gian gõ 5 phút. Làm 3 lần lấy kết quả trung bình. Đọc thể tích khối bột sau gõ (Vbk).
Chỉ số Carr được tính theo công thức:
Kết quả:
Chỉ số Carr biểu thị khả năng trơn chảy của bột, C càng lớn, khả năng chảy bột càng kém:
+ C ≤ 15: trơn chảy tốt.
+ C trong khoảng 16- 20: trơn chảy tương đối tốt.
+ C trong khoảng 21- 25: bột có thể chảy được.
+ C ≥ 26: trơn chảy kém.
Đo thời gian chảy của bột
Nguyên tắc:
- Độ trơn chảy của bột được xác định bằng cách đo thời gian chảy của bột qua một phễu đo tiêu chuẩn.
Tiến hành:
- Đo trênmáy Granule tester GTL với phễu đường kính 25mm.
- Đo 3 lần, lấy kết quả trung bình.
b. Phương pháp đánh giá mức độ phân tán dược chất của bột dập viên
- Bột được lấy tại 5 vị trí khác nhau, khối lượng 1 mẫu là 1300 mg. - Định lượng NaD có trong từng mẫu.
- Yêu cầu: hàm lượng bột trong khoảng 90% – 110% hàm lượng trung bình, RSD ≤ 5%
2.3.4. Phương pháp đánh giá tiêu chuẩn chất lượng viên nén NaD giải phóng nhanh nhanh
2.3.4.1. Phương pháp định lượng NaD trong viên nén
Hàm lượng NaD trong viên nén được xác định bằng phương pháp đo độ hấp thụ tử ngoại, tiến hành như sau:
Mẫu thử: Cân 20 viên, tính khối lượng trung bình , nghiền thành bột mịn sau đó cân mb bột (tương đương 12,5 mg NaD), cho vào bình định mức 100ml, thêm 50ml nước, lắc đều. Siêu âm 20 phút, thêm nước tới vạch 100ml, lắc đều, lọc qua giấy lọc mịn, loại bỏ 20ml dịch lọc đầu. Lấy 2ml dịch lọc này pha loãng bằng ethanol trong bình định mức 25ml. Đo độ hấp thụ tử ngoại của dịch pha loãng ở bước sóng hấp thụ cực đại, được kết quả .
Mẫu chuẩn:
Pha dung dịch gốc: cân chính xác 625 mg NaD chuẩn ( ) cho vào bình định mức 50ml, pha loãng bằng ethanol cho vừa đủ thể tích, lắc kỹ cho tan.
Lấy 1ml dịch chuẩn gốc pha loãng 100 lần bằng nước cất. Lắc kỹ rồi hút 2ml dịch đã pha loãng cho vào bình định mức 25ml, cho ethanol đến vạch, lắc kỹ. Đo độ hấp thụ tử ngoại của dung dịch pha loãng trong ethanol ở bước sóng hấp thụ cực đại, được kết quả .
Mẫu trắng: ethanol
Hàm lượng % NaD trong viên nén(H)
Yêu cầu: hàm lượng NaD từ11,25 mg - 13,7mg[4].
2.3.4.2.Phương pháp đánh giá độ hòa tan của NaD a. Trong môi trường HCl 0,1 N
Tiến hành trên máy thử hòa tan ERWEKA DT60 với các điều kiện như sau: - Nhiệt độ: 37± 0,50
C.
- Tốc độ khuấy: 50 vòng/phút
- Môi trường thử hòa tan: 900ml HCl 0,1 N. - Thiết bị: cánh khuấy .
- Mỗi mẫu làm với 6 viên lấy kết quả trung bình. - Thời gian: 1 giờ.
- Rút mẫu tại các thời điểm 1, 2, 3, 4, 5, 15, 30, 45, 60 phút. Mỗi thời điểm hút 10ml mẫu, có bổ sung thể tích.
Xác định lượng dược chất hòa tan bằng phương pháp đo quang phổ hấp thụ:
Mẫu trắng: dung dịch HCl 0,1 N.
Mẫu chuẩn: cân chính xác 0,75g NaD pha loãng với 50ml ethanol 96% trong bình định mức 50ml. Hút 1ml dịch gốc vào bình định mức 100ml, pha loãng bằng nước cất cho vừa đủ thể tích. Hút 10ml dịch này vào bình định mức 100ml, pha loãng bằng dung dung dịch HCl 0,1 N cho vừa đủ thể tích được dung dịch chuẩn nồng độ 15 µg/ml.
Mẫu thử: mẫu được lấy ở các thời điểm khác nhau và được lọc qua màng lọc 0,45µm.
Đo độ hấp thụ của mẫu thử,mẫu chuẩn tại bước sónghấp thụ cực đại.
Công thức tính % dược chất giải phóng tại các thời điểm:
Nồng độ dung dịch thử tại thời điểm t:
Xác định phần trăm dược chất giải phóng tại thời điểm t:
Trong đó:
lần lượt là độ hấp thụ của mẫu thử, mẫu chuẩn tại các thời
: nồng độ dung dịch thử tại các thời điểm. : dung dịch chuẩn (15µg/ml).
V: thể tích môi trường thử hòa tan. n: thể tích dịch hút tại mỗi thời điểm.
b. Trong môi trường đệm acetat pH 4,5
Tiến hành tương tự phép thử hòa tan dược chất trong môi trường HCl 0,1 N với môi trường thử hòa tan, mẫu trắng là hệ đệm acetat pH 4,5. Đo quang tại bước sóng hấp thụ cực đại.
c. Trong môi trường đệm phosphat pH 6,8
Tiến hành tương tự phép thử độ hòa tan dược chất trong môi trường HCl 0,1 N với môi trường thử hòa tan, mẫu trắng là đệm phosphat 6,8. Đo quang tại bước sóng hấp thụ cực đại.
Yêu cầu: > 85% dược chất giải phóng sau 15 phút trong 3 môi trường HCl 0,1 N; đệm pH 4,5; đệm pH 6,8[26].
2.3.4.3.Độ đồng đều hàm lượng
Áp dụng theo quy định thử đồng đều hàm lượng viên nén được quy định trong phụ lục 11.2, Dược Điển Việt Nam IV.
Phép thử đồng đều hàm lượng của các chế phẩm đơn liều dựa trên cơ sở định lượng hàm lượng hoạt chất của từng đơn vị, để xác định mỗi hàm lượng riêng lẻ có nằm trong giới hạn cho phép so với hàm lượng trung bình hay không. Phép thử đồng đều hàm lượng được tiến hành trên 10 đơn vị riêng lẻ lấy ngẫu nhiên.
Yêu cầu:hàm lượng của từng đơn vị nằm trong giới hạn 85% - 125% hàm lượng trung bình.
2.3.4.4. Độ mài mòn
- Tiến hành: trên máy ERWEKA TA10.
- Cân chính xác 20 viên (khối lượng ), làm sạch bụi, cho vào trống quay cài đặt tốc độ quay 100 vòng/phút, thời gian quay 4 phút. Sàng viên qua rây 2000, cân lại khối lượng viên( ).
-Độ mài mòn –X (%) được tính theo công thức:
Yêu cầu: độ mài mòn dưới 1%[23],[4].
2.3.4.5.Độ cứng
Độ cứng của viên được xác định trên thiết bị thử độ cứng ERWEKA SVM khi viên nứt vỡ. Làm với 3 viên/mẫu, lấy kết quả trung bình[10].
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Xác định độ tan bão hòa của natri diclofenac
Khảo sát độ tan bão hòa của NaD trong một số dầu, chất diện hoạt, chất đồng dung môi để lựa chọn thành phần tham gia vào công thức hệ TNH.
+ Dầu: dầu đậu nành, dầu ngô, dầu hướng dương.
+ Chất diện hoạt: Cremophor RH 40, Tween 80, Labrasol. + Chất đồng dung môi: Transcutol.
Phương pháp được tiến hành như trình bày ở mục 2.2.1.1 Kết quả độ tan bão hòa được thể hiện trong bảng 3.1.
Bảng 3.1: Độ tan bão hòa của NaD trong một số dung môi
Dung môi Độ tan (mg/ml)
Dầu đậu nành 0,25
Dầu ngô 0,084
Dầu hướng dương 0,20
Cremophor RH 40 440
Tween 80 120
Labrasol 300
Transcutol 620
Các dầu thực vật (nhóm dầu an toàn và dễ hấp thu) được sử dụng trong nghiên cứu này. Trong các dầu nghiên cứu, NaD có độ tan cao nhất trong dầu đậu nành , được lựa chọn là một thành phần của hệ TNHdo thuận lợi cho việc phối hợp hệ TNH vào viên nén (giảm khốilượng viên).
Để đảm bảo an toàn và tương hợp sinh học, các chất diện hoạt(Tween 80, Cremophor RH 40, Labrasol)được lựa chọn trong nghiên cứu này. Đâylà chất diện hoạt an toàn, ít độc tínhvà được dùng phổ biến trongchế phẩm đường uống.Hơn nữa, đây là các chất diện hoạt không ion hóa, có HLB cao (Tween 80: HLB = 15;
TNHđể tạo vi nhũ tương trong môi trường dạ dày, cũng như tạo vi nhũ tương ổn đinh với sự thay đổi của pH và ion trong môi trường phân tán. Ngoài ra, các chất diện hoạt này còn có khả năng làm tăng tính thấm dược chất ở đường tiêu hóa[8],[5],[24].Kết quả cho thấy Cremophor RH 40 có khả năng hòa tan NaD cao nhất. Hơn nữa, Cremophor RH 40 có hoạt tính ức chế P – glycoprotein, cải thiện sự hấp thu dược chất và có khả năng tự nhũ hóa tốt (tốt hơn so với Tween 80 và Labrasol)[5], [9], [18].
Trong nghiên cứu này ,Transcutol được lựa chọn làm chất đồng dung môi và đồng diện hoạtdo có khả năng hòa tan một lượng lớn dược chất và hỗ trợ quá trình tự nhũ hóa (giúp dễ dàng, nhanh chóng tạo vi nhũ tương) và có khả năng làm tăng tính thấm của dược chất [5], [18].
Vì những lý do trên, dầu đậu nành, Cremophor RH 40 và Transcutol được lựa chọn là các thành phần của hệ TNH trong các nghiên cứu tiếp theo.
3.2. Xây dựng công thức hệ tự nhũ hóa
3.2.1. Xây dựng công thức hệ tự nhũ hóa không chứa dược chất
Xây dựng giản đồ pha gồm 3 đỉnh tương ứng với 3 thành phần: dầu đậu nành (pha dầu), Cremophor RH 40 (chất diện hoạt) và Transcutol (chất đồng dung môi).
Tiến hành pha chế các hỗn hợp gồm DĐN/Transcutol/Cremophor RH 40 (hỗn hợp
OTC) với các tỷ lệ khác nhau (hình 3.1) theo mục 2.3.1.2a.
Hỗn hợp OTC sau khi pha chế, để ổn định 72 giờ và đánh giá hình thức.
Các mẫu đồng nhất trong suốt được lựa chọn để đánh giá khả năng tự nhũ hóa trong môi trường HCl 0,1 N theo mục 2.3.1.2a.
Hình 3.1: Giản đồ phahệ 3 thành phần DĐN/Transcutol/Cremophor RH 40 không chứa dược chất
Kết quả thể hiện trong hình 3.1 cho thấy:
- Vùng tạo vi nhũ tương trong suốt (tương ứng hệ A, vi nhũ tương có kích thước giọt < 50 nm), có tỷ lệ pha dầu (DĐN) thấp (5 - 15%), tỷ lệ chất diệt hoạt (Cremophor) cao (từ 65 - 90%) và tỷ lệ chất đồng dung môi (Transcutol) thấp (từ 5 - 25%).
- Nhìn chung , khi tỷ lệ chất diện hoạt tăng (từ 65 đến 90%), nhũ tương tạo thành trong suốt. Tuy nhiên, khi tỷ lệ này giảm, nhũ tương tạo thành đục hơn và đục dần. Kết quả này liên quan khả năng hình thành nhũ tương có kích thước giọt lớn dần khi tỷ lệ Cremophor RH 40 giảm.
Tăng lượng chất diện hoạt là tăng chất giúp ổn định bề mặt phân cách dầu/nước. Khi tỷ lệ chất diện hoạt tăng, lớp màng/lớp áo chất diện hoạt sắp xếp kín tốt hơn được tạo ra tại bề mặt phân cách dầu/nước của giọt dầu và sức căng bề mặt trong hệ giảm, các giọt dầu có kích thước nhỏ hơn có xu hướng hình thành[17], [14].
Như vậy, khi tăng tỷ lệ pha dầu hoặc giảm tỷ lệ Cremophor thì khả năng tự nhũ hóa của hỗn hợp dầu /Transcutol/Cremophor giảm, kích thước giọt nhũ tương hình thành lớn dần.
12 hệ OTC tự nhũ hóa tạo vi nhũ tương trong suốt được lựa chọn để xây dựng công thức hệ tự nhũ hóa chứa NaD trong các nghiên cứu sau.
3.2.2. Xác định công thức hệ tự nhũ hóa chứa natri diclofenac
3.2.2.1.Xác định công thức hệ OTC chứa 9% natri diclofenac có khả năng nhũ hóa tốt nhất
Pha chế hỗn hợp 9%NaD trong 12 hệ OTCđã được chọn lựa từ nghiên cứu 3.2.1. Các bước tiến hànhvà đánh giá được trình bày trong mục 2.3.1.2b.
Kết quả thể hiện trên hình 3.2.
Hình 3.2: Giản đồ pha hệ 3 thành phần DĐN/Transcutol/Cremophor RH 40chứa