Từ 1988 đến nay

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT VÀ KIỀM CHẾ (Trang 27)

2.1.2.1 Giai đoạn 1988-1992

Đầu năm 1988 một số địa phương miền Bắc lạm phát chi phí đẩy lại tiếp diễn. Đứng trước tình hình đó, dân chúng tích trữ hàng hoá , lương thực, vàng và đô la càng nhièu vì lo sợ rằng đồng Việt Nam sẽ còn mất giá tạo nên cầu giả tạo, giá cả tăng cao dẫn đến lạm phát cầu kéo, với tỉ lệ lạm phát là 223,1%, mức tăng trưởng GDP chỉ là 3,78%.

Chúng ta thấy tình hình kinh tế của nước ta từ năm 1988 đã có những bước khả quan hơn, lạm phát đã giảm từ mức siêu lạm phát xuống còn hai chữ số, đặc biệt từ năm 1992 giảm xuống 17,6% và đến năm 1993 tỉ lệ lạm phát giảm xuống một chữ số là 5,2%. Điều này cho thấy nước ta đã có những biện pháp tương đối có hiệu quả để kiềm chế và kiểm soát lạm phát cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế .

Từ năm 1989 đến năm 1991, lạm phát tuy có giảm nhưng vẫn còn khá cao với mức tăng 67% liên tiếp trong hai năm 1990 và 1991, phải từ năm 1992 trở đi tình hình mới lắng dịu và tạm ổn định cho đến năm 1995. Bắt đầu từ năm 1991, thâm hụt ngân sách được trang trải bằng cách phát hành trái phiếu thay vì in thêm tiền như trước đây. Vì thế, mức cung ứng tiền giảm xuống, lạm phát cũng giảm đi. Năm 1992 tỉ lệ lạm phát chỉ là 17,6% so với năm 1991, đặc biệt là năm 1993 chỉ còn lại là 5,2%.

Năm 1988 1989 1990 1991 1992

Lạm phát(%) 394 34,7 67,4 67,6 17,6

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các báo cáo thường niên của Tổng cục Thống kê.

Biểu đồ 2.4

Nguồn : http://www.tradingeconomics.com/vietnam/inflation-cpi

2.1.2.2 Giai đoạn 1993-2002

Trong năm 1993 , mặc dù lạm phát đã giảm xuống một chữ số nhưng những tiến bộ vượt bậc đó đã không thể duy trì được và củng cố bằng những chính sách tài chính và chính sách tiền tệ thận trọng nên đén năm 1994 tỉ lệ lạm phát lại tăng lên mức 14,4%.

Cuộc khủng hoảng tài chính -tiền tệ Châu Á bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 làm cho nước ta chịu sức ép ngày càng tăng. Kinh tế trải qua hiện tượng giảm giá liên tục, sức mua giảm sút, đầu tư nước ngoài và xuất khẩu có dấu hiệu suy giảm, sản xuất trong nước rơi vào tình trạng trì trệ, hàng hoá ứ đọng nhiều, tỉ lệ thất nghiệp ra tăng ... Một trong những biểu hiện của sự suy giảm nền kinh tế là hiện tượng giảm phát.

Năm 1999 giá cả thị trưòng có nhiều diễn biến bất thường : giá cả liên tục giảm trong 8 tháng liền, từ tháng 3 đến tháng 12. Đặc biệt tháng 10 năm 1999 CPI giảm 0,8% so với tháng 12 năm 1998. Chỉ số giá lương thực tháng 10 năm 1999 sút giảm 10,5% so với tháng 12 năm 1998 , sự sụt giảm giá lương thực làm cho CPI chung hầu như không tăng.

+ Năm 2000, CPI cả năm giảm 0,6% so với năm 1999.

+ Sáu tháng đầu năm 2001 CPI vẫn giảm , CPI tháng 6/2001 giảm 0,3% so với tháng 6/2000 và giảm 0,7% so với tháng 12/2000. CPI giảm liên tục trong 3 tháng liên tiếp,tháng 3 giảm 0,7%, tháng 4 giảm 0,5%, tháng 5 giảm 0,2%. Kết quả là đến cuối năm 2001 nhờ nhiều nỗ lực , chúng ta đã đẩy được tỉ lệ lạm phát lên 0,8%.

Từ năm 1990 đến năm 2003 lạm phát được cải thiện, tỷ lệ lạm phát giảm thấp, CPI ở mức một con số và đạt mức độ mong đợi của Chính Phủ Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn 1993-2003.

Bảng 2.2 Tỉ lệ lạm phát các năm trong giai đoạn 1993-2003 ở Việt Nam

Năm 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Lạm phát (%) 5,3 14,4 12,5 4,5 4,0 9,1 1,8 1,0 0,8 4,0 Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các báo cáo thường niên của Tổng cục Thống kê.

Nguồn : http://www.tradingeconomics.com/vietnam/inflation-cpi

2.1.2.3 Giai đoạn 2002 đến nay

Tình hình kinh tế năm 2002 có nhiều sự khởi sắc mới , nhờ có sự cố gắng , nỗ lực của các nghành, các cấp năm 2002 chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế .

Mặc dù năm 2002 tình hình kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, nhưng nước ta vẫn đạt tỉ lệ tăng trưởng kinh tế là 7,04%, tỉ lệ tăng trưởng cao thứ hai trong khu vực Á chỉ sau có Trung Quốc(8%), các chỉ tiêu kinh tế khác chúng ta hầu hết đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Lạm phát trong năm 2002 là 4%, một tỉ lệ lạm phát chấp nhận được mặc dù cao hơn so với mục tiêu 35 của chúng ta đã đề ra.

Tình hình giá cả đầu năm 2002 của chúng ta đã tăng lên tương đối nhanh, 6 tháng đầu năm giá cả đã tăng 2,9%, khi đó rất nhiều nhà kinh tế đã lo ngại rằng nếu chúng ta không kiểm soát được lạm phát thì rất có thể tỉ lệ lạm phát của nước ta sẽ lên tới 6%. Trước tình hình đó nhà nước đã có những chính sách nhằm ổn định giá cả trên thị trưòng một cách hợp lý , nhờ đó đến cuối năm tỉ lệ lạm phát của chúng ta chỉ là 4%.

Trước tình hình đó, nguy cơ giá cả tăng cao rất dễ xảy ra, thực tế trong hai tháng đầu năm 2003 giá cả các mặt hàng của chúng ta đã tăng 3%,vì vậy có nhiều người lo ngại là chúng ta không thể đạt được mục tiêu về lạm phát đã đề ra là tỉ lệ lạm phát không quá 5%.

Hai tháng đầu năm 2003 giá cả các mặt hàng của chúng ta đã tăng 3%,vì vậy có nhiều người lo ngại là chúng ta không thể đạt được mục tiêu về lạm phát đã đề ra là tỉ lệ lạm phát không quá 5%.

Bảng 2.3 Tỉ lệ lạm phát các năm trong giai đoạn 2004-2011 ở Việt Nam

Năm 200 3 2004 200 5 200 6 2007 2008 200 9 2010 2011 Lạm phát(%) 3,0 9,5 8,4 6,6 12,6 3 19,9 6,5 11,75 Dự báo 19

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các báo cáo thường niên của Tổng cục Thống kê. Biểu đồ 2.6

Nguồn : http://www.tradingeconomics.com/vietnam/inflation-cpi

Một phần của tài liệu LẠM PHÁT TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM - GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT VÀ KIỀM CHẾ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w