Sử dụng phương pháp phân tích như trên lần lượt cho 5 mẫu khác nhau, kết quả thu được như sau:
Mẫu ĐL1: vùng trồng 1, cây 4 tháng thu hái năm đầu
Mẫu ĐL2: vùng trồng 2, cây 4 tháng thu hái năm đầu
Mẫu ĐL3: vùng trồng 3, cây 4 tháng thu hái năm đầu
Mẫu ĐL4: vùng trồng 1, cây 3 tháng thu hái năm đầu
Mẫu ĐL4: vùng trồng 1, cây 4 tháng thu hái năm thứ 2
Hình 3.6. Sắc ký đồ của 5 mẫu GCL
Kết quả sắc ký đồ của 5 mẫu Giảo cổ lam được trồng và thu hái tại Đà Lạt cho thấy có 14 pic saponin (Đánh số từ 1 đến 14). 14 pic này xuất hiện
đồng thời ở cả 5 mẫu (3 vùng trồng, thu hái trong các thời điểm khác nhau), có khoảng tin cậy về RRT các mẫu cao (bảng 3.5).
Bảng 3.5. Khoảng tin cậy (95%) của 5 mẫu GCL thu hái tại Đà Lạt
Pic TB RRT của 5 mẫu Khoảng tin cậy 95% Pic TB RRT của 5 mẫu Khoảng tin cậy 95% Rb1 1 ± 0 8 1.548 ± 0.007 1 0.820 ± 0.005 9 1.595 ± 0.006 2 0.856 ± 0.004 10 1.639 ± 0.010 3 0.882 ± 0.002 11 1.683 ± 0.009 4 0.928 ± 0.001 12 1.747 ± 0.010 5 1.019 ± 0.002 13 1.803 ± 0.036 6 1.076 ± 0.002 14 1.834 ± 0.011 7 1.163 ± 0.003 Nhận xét:
- Tiến hành sắc ký theo chương trình đã chọn, kết hợp với kỹ thuật quét phổ xác nhận được trong các mẫu Giảo cổ lam tại Đà Lạt có 14 pic saponin đặc trưng.
- Hình dạng sắc ký tương đồng giữa các mẫu. Khả năng phân tách tốt.
- Các saponin phân bố tâp trung trong khoảng thời gian từ 13.5 phút đến 30.5 phút theo chương trình sắc ký đã chọn.