Qua điều tra nghiên cứu đã chỉ ra được các trạng thái thảm thực vật như sau:
- Rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới trên núi đất
Kiểu rừng này có diện tích không lớn và phân bố trên khu vực đỉnh Tam Sao. Nhưng tại nơi đây có kiểu thẩm thực vật rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đất cao trung bình, một kiểu rừng rất ít có tại khu vực Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc. Hai tuyến điều tra để đánh giá kiểu rừng này: tuyến 1 từ Lũng Trang đi lên đỉnh Tam Sao và tuyến 2 từ Lũng Lỳ lên đỉnh Tam Sao. Diện tích kiểu rừng này chưa chịu sự tác động lớn của con người. Kiểu rừng này có cấu trúc 1 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi và tầng thảm tươi.
Thành phần thực vật tầng cây gỗ với ưu hợp Dẻ (Fagaceae) – Kháo (Lauraceae), gồm các loài chính: Dẻ gai (Castanopsis indica), Sồi gai
(Lithocacrpus sp ), Sồi (Quercus spp.), Kháo (Machilus platycarpa, Machilus
thunbergii), Kháo (Phoebe tavoyana), Chắp (Beilschmeidia sp.), Vàng tâm
(Magnolia fordiana), Phân mã (Archidendron chevalieri) Chay (Artocarpus
tonkinensis), Mò lá tròn (Litsea monopetala)
Tại khu vực còn 1 quần thể nhỏ cây Vàng tâm (Magnolia fordiana) phân bố ở độ cao 850-1000m gần như nguyên vẹn chưa bị tác động, có đường kính 40-70cm và chiều cao 25-30m
Một số ít loài thực vật quý hiếm: Sồi đấu đứng (Lithocarpus finetii), Sồi phảng (Lithocarpus cerebrinus), Cà ổi lá đỏ (Castanopsis hystrix), Vàng
tâm (Manglietia fordiana), Giổi lông (Michelia balansae), Chò đãi
chiều cao trung bình 12-15m, đường kính trung bình 15-20cm, độ tàn che từ 0,6-0,7, mật độ 70-80 cây/OTC (350-400 cây/ha). Cây có một số đặc điểm nổi bật trên các thân cây có rất nhiều Rêu và Địa y bao phủ.
Tầng cây bụi cao 2-4m, mọc thưa, các loài phổ biến: Hèo (Calamus
pseudoscutellaris), Mua núi (Melastoma sanguineum), Dương xỉ thân gỗ (Cyathea contaminans), lài châu (Tabenaemontana bovina), cùng các loài
thuộc họ Đỗ quyên (Ericaceae), họ cỏ (Poaceae) họ Ôrô (Acanthaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Dâu tằm , (Moraceae), họ Cam (Rutaceae),…
Tầng thảm tươi và dây leo thưa, gồm chủ yếu các loài thuộc họ Hòa thảo (Poaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Gừng (Zingiberraceae), họ Ráy (Araceae), các loài dương xỉ thuộc họ Adiantaceae, Angiopteridaceae, Aspleniaceae, Dryopteridaceae …
Trong kiểu thảm thực vật này đã gặp một số ít loài địa Lan và lan bì sinh, đặc biệt đã gặp loài Lan Kim tuyến (Anoectochius roxburghii) và Kim tuyến đá vôi (Anoectochilus calcareous) và Song mật (Calamus
platyacanthus), Xưn xe tạp (Kadsura heteroclita), Cầu diệp (Bulbophyllum
purpureifolium; Bulbophyllum averyanovii), Kim điệp (Dendrobium
fimbriatum), Hài mạng đỏ tía (Paphiopedilum micranthum), Hoàng thảo (Dendrobium aphyllum) là những loài quí, hiếm cần được bảo vệ.
Dây leo ít phát triển, thường gặp các loài thuộc họ đậu (Fabaceae), họ Na (Annonaceae), họ dây gắm (Gnetaceae), họ lưỡi chó (Liên đằng) - (Hernandiaceae).
- Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp từ 600 - <800m
Kết quả điều tra cho thấy kiểu rừng này còn khá tốt, rừng ít bị tác động bởi các hoạt động khai thác gỗ của con người (khu vực Tam Sao-Bình Trai). Rừng có cấu trúc gồm bốn tầng, trong đó có hai tầng cây gỗ, một tầng cây bụi và một tầng thảm tươi.
Tầng tán rừng gồm những cây gỗ cao 20-30m, đường kính trung bình 40-50cm, mật độ 15-25 cây/ha/OTC (tương ứng 60-100 cây/ha), có tán tương đối khép kín tạo thành tầng tán rừng. Thành phần gồm các loài: Muồng trắng
(Zenia insignis), Kháo (Machilus platycarpa, Machilus thunbergii, Phoebe
tavoyana), Mọ (Deutzianthus tonkinensis), Xoan nhừ (Choerospondias
axillaries), Vải rừng (Nephelium lappaceum), Dẻ (Castanopsis spp.), Sồi
(Quercus spp.), Vàng tâm (Manglietia fordiana), Phân mã (Archidendron
chevalieri), Chắp (Beilschmeidia sp.), Lát khét (Toona sureni), Xoan mộc
(Dysoxylum sp.), Móc bắc sơn (Caryota bacsonensis).
Tầng dưới tán cao 8-15m, các loài cây chủ yếu: Găng việt nam
(Rothmannia vietnamensis), Phân mã (Archidendron chevalieri), Thị rừng (Diospyros spp.), Nhãn rừng (Dimocarpus fumatus), Xương cá (Casearia
menbranacea), Bộp (Actinodaphne Pilosa), Bời lời (Litsea sp.), Sầm
(Memecylon edue), Trai đỏ (Garcinia bracteata), Trâm (Syzygium spp.), Cà muối lá vàng (Cipadessa baccifera), Mạy tèo (Streblus macrophyllus.)...
Tầng cây bụi cao 3-5m, thành phần gồm: Thường sơn trắng (Justicia
ventricosa), Lấu núi (Psychotria Montana), Cam gai (Zanthoxylum
avicenniae), Bố dại (Corchorus aestuans), Ta me (Maoutia puya), Đề ra vẩy
(Debregeasia squamata), Sầm (Memecylon spp.), Mua (Melastoma spp.),
Găng việt nam (Rothmannia vietnamensis), Mạy tèo (Streblus macrophyllus.), Trọng đũa (Ardisia spp.), Trâm (Syzygium spp.).
Tầng thảm tươi và dây leo thưa, gồm chủ yếu các loài thuộc họ Hòa thảo (Poaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Gừng (Zingiberraceae), họ Ráy (Araceae), các loài dương xỉ thuộc họ Adiantaceae, Angiopteridaceae, Aspleniaceae, Dryopteridaceae …
Trong kiểu thảm thực vật này đã gặp một số ít loài địa Lan, đặc biệt đã gặp loài Lan Kim tuyến (Anoectochius roxburghii) và Kim tuyến đá vôi
tuế (Cycas balansae), Dần toòng (Gynostemma pentaphyllum), Trân châu
chen (Lysimachia chenii) thuộc loài quí hiếm cần được quan tâm bảo vệ.
Dây leo ít phát triển, thường gặp các loài thuộc họ đậu (Fabaceae), họ Na (Annonaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Liên đằng (Hernandiaceae), gọ dây gắm (Gnetaceae).
- Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp độ cao dưới 600m
Kiểu này phân bố trên núi đất ở khu vực chân núi Tam Sao, Khuổi Lịa, Nặm Phiêng, Lòng Đăm, Khe Hai. Rừng có cấu trúc 4 tầng, trong đó có 2 tầng cây gỗ (tầng A1và tầng A2), 1 tầng cây bụi và 1 thảm tươi.
Tầng A1 (tầng vượt tán) rải rác có một vài cây chủ yếu là Muồng trắng
(Zenia insignis), trường kẹn (Amesiodendron chinense) Xoan mộc (Dysoxylum sp.) có chiều cao 30-35m, đường kính 70-80cm. Tuy nhiên, một
phần những cây này là cây sâu bệnh, cong queo, hay rỗng ruột.
Tầng A2 (tầng tán rừng) cũng ít nhiều bị phá hủy tùy theo mức độ tác động. Ở nơi ít bị khai thác, tầng tán của rừng vẫn còn được duy trì, độ tàn che 0,4 - 0,6. Thành phần gồm: Đáng chân chim (Schefflera octophylla), Cam gai
(Zanthoxylum avicenniae), trường kẹn (Amesiodendron chinense), Thổ mật xoan (Bridelia ovata), Kháo (Machilus Platycarpa), Nhội (Bischofia
javanica), Vải rừng (Nephelium lappaceum), Lài trâu gỗ (Tabernaemontana
bovina bufalina), ...
Tầng cây bụi cao 3-6m khá dày rậm do có nhiều cây tiên phong ưa sáng xâm nhập, Thường sơn trắng (Justicia ventricosa), Lấu (Psychotria
Montana), Bố dại (Corchorus aestuans), Ta me (Maoutia puya)
Dây leo gặp nhiều nhất là các loại dây leo như: Trinh nữ (Mimosa
spp.), Móng bò (Bauhinia spp.), Móc mèo (Caesalpinia spp.), Dây mật (Derris spp.), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Vót ét (Illigera celebica,
Illigera parviflora), Dây bướm (Mussaenda frondosa), Chìa vôi (Cissus
Tầng thảm tươi: Gồm các các loài phổ biến các loài Dương xỉ, Móng ngựa, Sam (Elatostema rupestre) các loài thuộc họ (Acanthaceae), Gai (Urticaceae), Ráy (Araceae),...
Một số loài cây quý hiếm mọc rải rác trong khu vực: Hoa tiên (Asarum
glabrum), Trọng lâu (Paris polyphylla), Bát giác Liên (Podophyllum
tonkinense), Dần toòng (Gynostemma pentaphyllum), Thanh tiên quỳ
(Nervilia fordii), Đảng sâm (Codonopsis javanica), Phá lửa (Tacca
subflabellata), Lá Khôi (Ardisia silvestris), Hoàng tinh cách (Disporopsis longifolia), Dẻ Hạnh nhân (Lithocarpus amygdalifolius).
-. Kiểu rừng phục hồi sau nương rẫy
Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy bao gồm những khoảnh nhỏ gianh giới không rõ ràng, phân bố rải rác trong khu vực Chân thưa tèo có độ cao từ 600 -800m. Diện tích này trước đây người dân đã canh tác nương rẫy và bỏ hoang từ năm 1995 – 1996 tới nay.
Tầng cây gỗ cao 10-15m, đường kính 15-25cm, mật độ 400-600cây/ha, độ tàn che 0,5-0,6. Thành phần gồm các loài cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh. Rừng có 1 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi và thảm tươi. Có các ưu hợp sau:
- Bún (Crateva magna), Ngõa lông (Ficus fulva), Dẻ gai (Castanopsis
indica)
- Dẻ gai (Castanopsis indica), Bún (Crateva magna), Mò lá tròn (Litsea
monopetala)
- Dẻ, Sồi (Castanopsis indica, Lithocarpus sp.), Trám trắng (Canarium
album), Xoan nhừ (Choerospondias axillaries).
Trong kiểu rừng này rải rác xuất hiện một số ít cá thể các loài cây quý, hiếm: - Cây gỗ: Giổi lụa (Tsoongiodendron odorum), Lá dướng đỏ
(Alniphyllum eberhartii).
- Cây dây leo và thân thảo: Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria), Dần
vôi (Stephania cepharantha), Kim Tuyến (Anoectochilus calcareus), Bát giác liên (Podophyllum tonkinense), Phá lửa (Tacca subflabellata).
- Kiểu Thảm cây bụi lùn trên đỉnh núi đá có độ cao trên 700 m
Là thảm cây bụi có cây gỗ. Cây gỗ có chiều cao 5-6m, đường kính 10- 12cm, mật độ 150-250cây/ha, độ tàn che 0,2-0,3.
Cây gỗ gồm các loài thuộc họ Hồi núi (Illicium difengpi), Tỳ bà
(Eriobotrya), Sơn tra nhật (Eriobotrya japonica), Sến đất trung hoa
(Sinosideroxylon wightianum), Tô hạp (Altingia siamensis), Nô (Neolitsea
ellipsoides), các loài Dẻ (Quexcus spp.) Re (Machilus sp.), Mé cò ke
(Microcos paniculata), các loài trong họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)...
Cây bụi cao 1-2m có độ che phủ 30-40%. Thành phần chủ yếu là loài Mạy công (Bambusoidae), Đỗ quyên (Vaccinium, Rhododendron), Chòi mòi
(Antidesma sp), Thau kén (Helicteres sp.), Lụi (Licuala sp.), Huyết giác (Dracaena cambodiana), Cò ke (Grewia), Đậu (Flemingia sp.), họ Cỏ (Poaceae)...
Thành phần thảm tươi gồm nhiều loài quyển bá (Selaginella spp.), Quyết (Arthromeris spp., Stenoloma spp.), cùng nhiều loài Lan, Rêu trên đá và các thân cây.
- Rừng kín thường xanh trên núi đá vôi có độ cao trên 700
Kiểu này chỉ phân bố trên khu vực Bình Trai, Lũng Trang, Lũng Lỳ, Thưa Tèo, tập trung ở đỉnh và xung quanh đỉnh núi đá vôi ở độ cao từ 700m trở lên. Rừng gồm 3 tầng (tần cây gỗ, tầng cây bụi và thảm tươi)
Tầng cây gỗ: cao 15-30 đường kính 30-40cm, có tán thưa, độ tàn che 0,2-0.3. Cây lá rộng gồm có Nghiến (Exentrodendron tonkinense), Giâu gia
xoan (Allospondias lakonensis), Găng việt nam (Rothmannia vietnamensis),
Vải rừng (Nephelium lappaceum), Lát khét (Toona sureni), Sến Nạc
(Sarcosperma laurinum) Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Sòi lá tròn (Sapium rotundifolium), Thị rừng (Diosspyros sp.), Côm (Elaeocarpus sp.), Ô
rô (Streblus ilicifolius), Mạy tèo (Streblus macrophyllus), Huỳnh đường (Dysoxylum loureiri), các loài thuộc họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fabaceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), Hoa hồng (Rosaceae)... Thành phần cây lá kim là
Thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis).
Tầng cây bụi cao 3-4m, gồm các loài Đỗ quyên (Rhododendron sp.),
Chân chim (Schefflera heptaphylla), Chân chim núi đá (Macropanax
ereophilum), Tổ kén (Helicteres hirsuta), Súm (Eurya acuminata), Hồi núi
(Illicum pachyphyllum), Súm lá lớn (Adinandra sp), Vương tùng (Murraya
glabra) Chít (Thysanolaena maxima), Mạy công (Bambusoidae).
Thảm tươi chủ yếu các loài sốm bám trên đá thuộc họ Ráy (Araceae), họ Thiên lý (Asclepiadaceae), họ Thu hải đường (Begoniaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Gừng (Zingiberaceae), Lan (Orchidaceae), Quyển bá
(Selaginella spp.) và các loài dương xỉ thuộc họ Gleicheniaceae,
Polypodiaceae... Đặc biệt có một số loài quý hiếm trong tầng nay: Kim tuyến đá vôi (Anoectochilus calcareus), Kim tuyến (Anoectochilus setaceus), Hoa
tiên (Asarum glabrum), Dần toòng (Gynostemma pentaphyllum), Tiên hài (Paphiopedilum hirsutissimum), Hoàng tinh (Disporopsis longifolia), Trân châu chen (Lysimachia chenii), Mã hồ (Mahonia nepalensis), Thanh thiên quỳ (Nervilia fordii), Kim điệp (Dendrobium fimbriatum), Hài mạng đỏ tía
(Paphiopedilum micranthum), Hoàng thảo (Dendrobium aphyllum), Hài henry (Paphiopedilum henryanum), Phá lửa (Tacca subflabellata), Mã tiền long (Strychnos ignatii),…
Tại khu vực Thưa Tèo còn tồn tại 1 quần thể nhỏ Re hương-Vù hương
(Cinnamomum parthenoxylon) (Loài thực vật quý, hiếm được xếp trong nhóm
IIA Nghị định 32/2006/NĐ-CP, Cấp bảo tồn-DD Danh lục đỏ thế giới IUCN và cấp bảo tồn rất nguy cấp-CR Sách đỏ Việt nam 2007-Phần thực vật) khoảng 15-20 cây lớn, Đường kính từ 50-80cm, chiều cao 25-30 mọc. Re hương chiếm tầng vượt
tán cùng Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Lát khét (Toona sureni), Tầng tán gồm các loài: Ô rô (Streblus ilicifolius), Vải rừng (Nephelium
lappaceum), Trai lý (Garcinia Fagraeoides), …
- Rừng hỗn giao cây lá rộng lá kim
Kiểu này chỉ phân bố trên khu vực đỉnh và xung quanh đỉnh núi đá vôi ở độ cao từ 700m trở lên, tại một số khu vực Lũng Trang, Lũng lỳ. Rừng gồm 3 tầng: Tầng cây gỗ, tầng cây bụi và thảm tươi.
Tầng cây gỗ: cao 15-18 đường kính 30-40cm, có tán thưa, độ tàn che 0,2-0.3. Cây lá rộng gồm có Nghiến (Exentrodendron tonkinense), Thị rừng
(Diosspyros sp.), Côm (Elaeocarpus sp.), các loài thuộc họ Re (Lauraceae),
họ Dẻ (Fabaceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), Hoa hồng (Rosaceae),…Loài cây hạt trần: Thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis) và rải rác một số cây nhỏ
và cây tái sinh loài Kim giao (Nageia fleuryi), Thông tre (Podocarpus
neriifolius), Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaemia).
Tầng cây bụi cao 3-4m, gồm các loài Đỗ quyên (Rhododendron sp.),
Chân chim (Schefflera heptaphylla), Chân chim núi đá (Macropanax
ereophilum), Tổ kén (Helicteres hirsuta), Súm (Eurya acuminata), Hồi núi
(Illicum pachyphyllum), Súm lá lớn (Adinandra sp), Chít (Thysanolaena
maxima). Mạy công (Bambusoidae)
Thảm tươi chủ yếu các loài sống bám trên đá thuộc họ Ráy (Araceae), họ Thiên lý (Asclepiadaceae), họ Thu hải đường (Begoniaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Gừng (Zingiberaceae), Lan (Orchidaceae) và các loài dương xỉ thuộc họ Gleicheniaceae, Polypodiaceae...
- Rừng kín thường xanh trên núi đá vôi có độ cao 500 -700m
Kiểu rừng này có diện tích nhỏ so với các độ cao khác thấp hơn và được phân bố ở vùng đỉnh núi đá trong khu vực Tam Sao, Thưa Tèo, Lũng Lỳ trên độ cao 600-700m. Kết quả điều tra cho thấy rừng có cấu trúc gồm 4 tầng, trong đó có 2 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi và tầng thảm tươi.
Tầng 1 (tầng tán rừng) gồm những cây có chiều cao 15-25m, đường kính trung bình 35-45cm, mật độ 2-5 cây/OTC 500m2, tương đương 40-100 cây/ha, độ tàn che 0,7-0,8. Thành phần gồm Nghiến (Exentrodendron
tonkinense), Trai (Garcinia fagraeoides), Kháo (Machilus platycarpa, Machilus thunbergii), Re (Phoebe tavoyana), Thị rừng (Diospyros sp.), Gội
(Aglaia spectabilis), Giâu gia xoan (Allospondias lakonensis), Vải rừng (Nephelium lappaceum), Nhãn rừng (Dimocarpus fumatus), Lát khét (Toona
sureni), Sến Nạc (Sarcosperma laurinum) Xoan nhừ (Choerospondias
axillaris), Sòi lá tròn (Sapium rotundifolium), Chay bắc bộ (Artocarpus
tonkinensis), Sếu hôi (Seltis timorensis), Phân mã (Archidendron chevalieri), Thị rừng (Diospyros spp.)... một đặc điểm nổi bật về sự khác biệt ở tổ thành loài cây có sự sai khác giữa khu vực núi đá ở Bình trai (Bản Thi) Với khu vực Thưa Tèo và Lũng Lỳ (Xuân Lạc): Khu vực Bình trai có rất nhiều loài cây Trai đỏ (Garcinia bracteata), Loài này rất ít thấy xuất hiện tại khu vực Thưa tèo và Lùng Lỳ. Loài Trai lý (Garcinia fargraeoides) mọc phổ biến ở khu vực Thưa tèo và Lũng Lỳ không thấy xuất hiện tại khu vực Bình Trai.
Tầng 2 (tầng dưới tán) cao 6-10m, có mật độ 10-20 cây/OTC 500m2 (tương đương 40-80 cây/ha). Thành phần gồm Mạy tèo (Streblus
macrophyllus), Máu chó lá nhỏ (Knema globularia), Phân mã (Archidendron
chevalieri), Thị rừng ((Diospyros sp.), cây Nhãn rừng (Dimocarpus fumatus), Xương cá (Casearia sp.), Bộp (Actinodaphne Pilosa), Bời lời (Litsea sp.),
Trâm (Syzygium sp.), Cà muối lá vàng (Cipadessa baccifera), Mé cò Ke (Grewia bilamellata), Găng việt nam (Rothmannia vietnamensis), Mạy tèo (Streblus macrophyllus.), Ô rô (Streblus ilicifolius), ...
Tầng cây bụi cao 4-6m, thưa, thành phần gồm: Thường sơn trắng
(Justicia ventricosa), Ta me (Maoutia puya), Thổ mật bụi (Bridelia
balansae), Lấu núi (Psychotria Montana), Cam núi (Zanthoxylum
squamata), Sầm (Memecylon sp.), Mua (Melastoma sp.), Trọng đũa (Ardisia
spp.), Trâm (Syzygium spp.), Bồng bồng
(Dracaena angutstifìolia), các loài chịu bóng thuộc họ Cam (Rutaceae),
họ Cà phê (Rubiaceae), họ Thầu dầu (Euphorrbiaceae), họ Ôrô (Acanthaceae)...
Tầng cỏ quyết thưa những nơi có độ tàn che cao và rậm ở những nơi có độ tàn che thấp, cao 1-2 gồm các loài thuộc họ Riềng (Zingiberaceae), Cà phê (Rubiaceae), Ôrô (Acanthaceae), Đơn nem (Myrsinaceae), Ráy (Araceae), Cói (Cyperaceae), các loài Dương xỉ...
Tầng (thảm tươi) thưa, thành phần gồm: yếu Trầu không rừng (Piper
gymnostachyum), Sam (Giá co) (Elatostema rupestre), Lá han (Laportea violacea), Ráy leo lá lớn (Epipremmum geganteum), Ráy leo lá xẻ
(Epipremmum pinnatum), Tràng pháo (Pothos repens), Sẹ (Alpinia globosa),
gừng gió (Zingiber sp.)...
Dây leo ít phát triển, thường gặp Câu đằng (Uncaria macrophylla), Vót vét (Illigera celebica), Vuốt hùm (Vuốt hùm), Móc mèo (Caesalpinia
bonduc), Móng bò (Bauhinia sp.), Sống rắn (Acacia pennata), Dây khế
(Rourea mimosoides), Dây dất (Fissistigma sp.), Tứ thư (Tetrastigma planicaule), Nho rừng (Vitis sp.), Móng rồng (Artabotrys sp.), Gắm (Gnetum
latifolium), ...
- Rừng kín thường xanh trên núi đá vôi có độ cao dưới 500
Kiểu rừng này có diện tích lớn hơn so với các khu vực núi đá có độ cao lớn hơn, gồm khu vực xung quanh chân Tam Sao, Lũng Luồng, Lũng Lỳ có cấu trúc gồm 4 tầng, trong đó có 2 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi và tầng thảm tươi, nhưng do sự tác động lớn của con người nên phân chia tầng thứ không rõ rệt.
Tầng 1 (tầng tán rừng) gồm những cây có chiều cao 20-25m, đường kính trung bình 35-45cm, mật độ 2-5 cây/OTC 500m2, tương đương 40-100
cây/ha, độ tàn che 0,6-0,8. Các loài cây chính: Trương vân (Toona sureni),
Táo cong (Zizyzyphus incurta), Sến Nạc (Sarcosperma laurinum), Nghiến (Exentrodendron tonkinense), Sòi bàng (Sapium rotundifolium), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Móc bắc sơn (Caryota bacsonensis), Lai (Aleurites monluccana), Bằng lăng ổi
(Lagerstroemia crispa), Giâu gia xoan (Allospondias lakonensis), rà đẹt
(Radermachera ignea), Đinh vàng (Fernandoa collignonii), Kháo (Machilus
platycarpa, Machilus thunbergii), Sũ (Alseodaphne tonkinensis),…
Tầng 2 (tầng dưới tán) cao 8-15m, có mật độ 4-6 cây/OTC 500m2 (tương đương 80-120 cây/ha). Lọ nồi hải nam (Hydnocarpus hainanensis),
Lát hoa (Chukrasia tabularis), Găng việt nam (Rothmannia vietnamensis),
Mạy tèo (Streblus macrophyllus), Phân mã tuyến (Archidendron sp.), Ô rô
(Streblus ilicifolius), Han voi (Laportea urentissima), Nhọc (Polyalthia spp.),
Mạo đài (Mitrephora maingayi).
Tầng cây bụi cao 4-6m, thưa, thành phần gồm: Ta me (Maoutia puya), Thường sơn trắng (Justicia ventricosa), chòi mòi (Antidesma hainanensis),
Mua (Melastoma sp.), Trọng đũa (Ardisia spp.), Trâm (Syzygium spp.), Một
số loài trong họ (Rubiaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae),…
Tầng cỏ quyết thưa những nơi có độ tàn che cao và rậm ở những nơi có độ tàn che thấp, cao 1-2 gồm các loài thuộc họ Riềng (Zingiberaceae), Cà phê (Rubiaceae), Ôrô (Acanthaceae), Đơn nem (Myrsinaceae), Ráy (Araceae), Cói (Cyperaceae), Lan (Orchidaceae). Các loài Dương xỉ như Tắc kè đá (Drynaria bonii), Dớn đen (Adiantum flabellulatum), Quyển bá
(Salagenella sp.)...
Ở đai cao này do rừng bị tác động mạnh nên dây leo có điều kiện phát triển mạnh, những loài rất thường gặp: Bạc thau (Argireia spp.), Khau ca
(Trichosanthes truncata), Sắn dây rừng (Peraria phaseoloides), Móng bò (Bauhinia spp.), Gắm (Gnetum spp.), Củ mài (Dioscorea spp.), Dần toòng
(Gynostemma pentaphyllum), Bông xanh (Thunbergia grandiflora) , Tầm phong (Cardiospermum halicacabum), Thài lài (Commelima spp., Cyanotis
spp., Tradescantia spp.), thổ mật leo (Bridelia stipularis) cùng các loài trong họ cà phê (Rubiaceae), Thiên lý (Asclepiadaceae), Phân họ Trinh nữ (Mimosoideae), Phân họ Vang (Caesalpinioideae),…