Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế thế giới nói chung cũng như nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang có những thay đổi lớn từng ngày, đặc biệt là khủng hoảng kinh tế thế giới đang có những biến động phức tạp, việc nắm bắt được những cơ hội kinh doanh tốt là một trong những yếu tố hàng đầu đem đến sự thành công cho mỗi cá nhân, tổ chức, và lớn hơn nữa là của cả quốc gia. Trong mỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp cần xây dựng được chiến lược cụ thể và nắm vững được các nghiệp vụ chuyên môn trong lĩnh vực của mình, từ đó có thể thành công và giảm thiểu được tối đa những thiệt hại, rủi ro đến với mình.
Trong phương án xuất khẩu này, có thể nhận thấy công ty sẽ thu được lợi nhuận khi thực hiện hợp đồng, tuy là lợi nhuận chưa cao do giá trị hợp đồng còn chưa lón, chi phí đầu vào còn tương đối nhiều. Mặc dù vậy đã góp phần giả quyết rất nhiều vấn đề như: việc làm cho người lao đông, hỗ trợ kích thích sản xuất của các đơn vị dệt may trong nước. Có thể nỏiằng hợp đồng này có ý nghĩa rất lớn trong giai đoạn khó khăn hiện nay của nền kinh tế Việt Nam và thế giới. Để hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của ngành may mặc được nâng cao, không chỉ đòi hỏi từ phía mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tự mình nỗ lực nâng cao năng lực sản xuất, phát triển sản phẩm mới, tìm kiếm thị trường tiêu thụ và các đối tác kinh doanh mà còn cần có sự hỗ trợ từ phía Chính phủ về mặt cơ chế, chính sách. Sự hỗ trợ ấy không chỉ đc thể hiện thông qua những cải cách thực tế về các thủ tục hành chính, mà còn là việc giúp đỡ các doanh nghiệp tìm kiếm các thị trường mới tiềm năng, có những cơ chế thông thoáng khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn ngành, nâng cao được chất lượng sản phẩm, hạ giá thành từ đó có thể tăng được sức cạnh trang của hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế. Để làm được điều này, Chính phủ cần đề ra đường lối, chiến lược phát triển đúng đắn lâu dài và toàn diện phát triển ngành nói chung trong tương lai, đặc biệt quan trọng khi nền kinh tế thế giới đang trong bối cảnh giảm phát hiện nay.