Viết chương trình nhập vào số nguyên a và xuất ra tổng a + 2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM:
I. Chọn câu trả lời bằng cách đánh dấu vào ô đúng hoặc sai ở mỗi câu (1 điểm).
1-Đ 2-Đ 3-S 4-S
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
II. Chọn phương án đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào A, B, C hoặc D (7,5điểm).
1-D 2-A 3-D 4-C 5-C 6-D 7-B 8-C
9-D 10-B 11-A 12-C 13-D 14-C 15-D
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
III. Bài toán (1,5 điểm).
- Khai báo đúng biến số nguyên Var a: integer; được 0,5 điểm.
- Sử dụng đúng câu lệnh nhập giá trị cho biến a Readln(a); được 0,5 điểm. - Sử dụng đúng câu lệnh xuất tổng a+2 Write(a+2); được 0,5 điểm.
Nếu HS dùng các câu lệnh thừa mà sai sẽ bị trừ điểm tùy theo mức độ sai.
RÚT KINH NGHIỆM: - Thống kê điểm kiểm tra:
Ngày soạn: /11/2008 Ngày dạy: /11/2008 Tiết 19,20,21,22 – Tuần X,XI
TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH
MỤC TIÊU:
+ Biết khái niệm bài toán, thuật toán.
+ Biết các bước giải bài toán trên máy tính.
+ Xác định được Input và Output của một bài toán đơn giản.
+ Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể. + Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước.
+ Hiểu thuật toán tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên và thuật toán tìm số lớn nhất của một dãy số.
CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 3), giáo án, các ví dụ minh hoạ,
máy chiếu Projector.
- Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 3).
PHƯƠNG PHÁP:
- Đặt vấn đề, thảo luận, luyện tập. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Nội dung - Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh (Buổi học thứ nhất: Tiết 19, 20 – Tuần X)
Hoạt động 1: bài toán và xác định bài toán (25 phút)
Biết khái niệm bài toán và cách xác định bài toán.
Đặt vấn đề, rút ra kết luận. GV đặt câu hỏi.
Bài toán là gì?
GV tổng hợp ý kiến và kết luận.
Trong Tin học, bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết.
Để giải một bài toán cụ thể, chúng ta phải làm gì?
Từ ý kiến của HS, GV liên hệ sang cách xác định bài toán trong Tin học là xác
định rõ các điều kiện cho trước và kết quả cần thu được giống như xác định giả
thuyết, kết luận trong toán học.
HS suy nghĩ trả lời. HS lắng nghe và ghi vở. HS suy nghĩ trả lời. Chúng ta cần xác định giả thuyết và kết luận. HS lắng nghe. Bài
GV lấy VD SGK.
GV lấy thêm các VD khác và yêu cầu HS xác định (điều kiện cho trước và kết quả cần thu được).
HS quan sát VD.
HS làm theo yêu cầu của GV.
Hoạt động 2: quá trình giải bài toán trên máy tính (20 phút)
Biết các bước giải bài toán trên máy tính; biết Input và Output của một bài toán là gì; biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể. GV hướng dẫn HS thảo luận để rút ra kết luận.
GV đặt câu hỏi.
Quá trình giải bài toán trên máy tính là làm những việc gì?
GV lấy VD về xác định Input, Output của một bài toán.
VD: Tính diện tích hình vuông cạnh a. - Input: cạnh a.
- Output: diện tích a2.
HS thảo luận và trả lời.
Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm:
- Xác định bài toán: xác định đâu là thông tin đã cho (INPUT) và đâu là thông tin cần tìm (OUTPUT).
- Mô tả thuật toán: tìm cách giải bài toán và diễn tả bằng các lệnh cần phải thực hiện.
- Viết chương trình: dùng một NNLT đã biết để viết chương trình dựa trên mô tả thuật toán.
HS quan sát và ghi vở.
Hoạt động 3: thuật toán và mô tả thuật toán (45 phút)
Biết khái niệm thuật toán và mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước.
GV hướng dẫn HS thảo luận để rút ra kết luận.
GV hướng dẫn HS thảo luận lần lượt các bài toán trong SGK.
- Bài toán “Pha trà mời khách”.
- Bài toán “Giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát bx + c = 0”.
- Bài toán “Làm món trứng tráng”.
Ở mỗi bài toán GV hướng dẫn HS trình tự trước – sau của các thao tác cần thực hiện. Qua các bài toán GV rút ra kết luận.
Thuật toán là dãy các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để thu
HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.
HS chú ý. HS ghi vở.
được kết quả cần thiết từ những điều kiện cho trước.
GV khẳng định việc liệt kê các bước cần
thực hiện ở trong mỗi bài toán chính là mô tả thuật toán (phương pháp liệt kê).
HS lắng nghe và ghi nhớ. (Buổi học thứ hai: Tiết 21, 22 – Tuần XI)
Hoạt động 4: thuật toán tính tổng N số tự nhiên đầu tiên (40 phút)
HS hiểu thuật toán tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên.
GV hướng dẫn HS luyện tập. GV nêu bài toán.
Tính diện tích hình A:
GV hướng dẫn HS luyện tập xác định Input, Output và mô tả thuật toán.
GV cho HS trình bày kết quả.
GV nhận xét kết quả và nêu bài toán.
Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên.
GV hướng dẫn HS luyện tập xác định Input, Output và mô tả thuật toán. GV cho từng nhóm trình bày kết quả. Dựa trên kết quả của HS, GV trình bày thuật toán tính tổng N số tự nhiên đầu tiên.
- Input: Dãy N số tự nhiên đầu tiên: 1, 2, ..., N.
- Output: Giá trị tổng 1 + 2 + ... + N. B1: Tong ← 0; i ← 0;
B2: i ← i+1;
B3: nếu i ≤ n thì Tong ← Tong+i và quay lại b2;
B4: thông báo kết quả và kết thúc.
GV có thể dùng hình ảnh minh họa để thêm sinh động.
HS quan sát bài toán.
HS luyện tập.
- Input: Số a, b.
- Output: Diện tích của hình A. B1: S1← 2ab;
B2: ;
B3: S ← S1 + S2.
HS trình bày kết quả.
HS lắng nghe và quan sát bài toán. HS luyện tập theo nhóm dưới sự hướng dẫn của GV.
HS đại diện nhóm trình bày kết quả.
HS chú ý, lắng nghe và ghi vở.
HS quan sát.
Hoạt động 5: thuật toán tìm số lớn nhất của một dãy số (45 phút) b
HS hiểu thuật toán tìm số lớn nhất của một dãy số.
GV hướng dẫn HS luyện tập.
GV cho HS luyện tập nhanh bài toán đổi
giá trị của hai biến x và y và bài toán so sánh hai số thực a và b.
GV cho HS trình bày kết quả.
GV nhận xét và nêu bài toán.
Tìm số lớn nhất của một dãy số.
GV hướng dẫn HS luyện tập xác định Input, Output và mô tả thuật toán.
GV cho HS trình bày kết quả và kết luận.
- Input: Dãy các số a1, a2,..., an.
- Output: giá trị Max = max{a1, a2,..., an}. B1: Max = a1; i ← 1;
B2: i ← i+1;
B3: nếu i > n thì chuyển sang b5.
B4: nếu Max < ai thì Max ← ai và quay lại b2;
B5: xuất kết quả và kết thúc.
GV có thể dùng hình ảnh minh họa thuật toán như SGK để thêm sinh động
HS luyện tập và trình bày kết quả.
* Thuật toán đổi giá trị của hai biến x và y.
- Input: hai biến x, y có giá trị tương ứng là a và b.
- Output: hai biến x, y có giá trị tương ứng là b và a.
B1: z ← x; B2: x ← y; B3: y ← z;
* Thuật toán đổi so sánh hai số thực a và b.
- Input: hai số thực a và b. - Output: kết quả so sánh.
B1: nếu a > b thì kết quả là “a lớn hơn b” và chuyển sang b3;
B2: nếu a < b thì kết quả là “a nhỏ hơn b”; ngược lại kết quả là “a bằng b”;
B3: kết thúc.
HS lắng nghe và quan sát bài toán. HS luyện tập theo nhóm.
HS làm theo yêu cầu và chú ý lắng nghe.
HS quan sát.
Hoạt động 6: củng cố (5 phút)
GV cho HS đọc phần ghi nhớ trang 45 SGK.
GV tổng kết các thuật toán vừa tìm hiểu.
HS thực hiện. HS lắng nghe. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: //2008 Ngày dạy: //2008 Tiết 23, 24 – Tuần XII
BÀI TẬP BÀI TẬP
MỤC TIÊU:
+ Rèn luyện kỹ năng xác định Input và Output của bài toán. + Rèn luyện kỹ năng mô tả thuật toán.
CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 3), giáo án, máy chiếu Projector,
bài tập mẫu.
- Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 3).
PHƯƠNG PHÁP:
- Luyện tập, thực hành.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Nội dung - Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: bài cũ (5 phút)
Nêu khái niệm thuật toán. Mô tả thuật toán là làm gì?
HS trả lời.
HS khác nhận xét cho điểm.
Hoạt động 2: xác định Input, Output của bài toán ( phút)
Rèn luyện kỹ năng xác định Input và Output của bài toán.
GV hướng dẫn HS luyện tập.
GV hướng dẫn HS luyện tập bài tập 1 trang 45 SGK.
GV cho HS trình bày kết quả.
GV nhận xét.
GV hướng dẫn HS luyện tập nhóm xác định Input và Output các bài tập 3, 4, 6 trang 45 SGK.
HS luyện tập và trình bày kết quả.
a) – Input: danh sách họ tên của học sinh trong lớp. – Output: số học sinh có họ Trần. b) – Input: dãy n số. – Output: tổng của các phần tử lớn hơn 0. c) – Input: dãy n số. – Output: số các số có giá trị nhỏ nhất. HS luyện tập theo nhóm. 3.– Input: a > 0, b > 0, c > 0. – Output: thông báo “a, b, c có thể là ba cạnh của một tam giác” hoặc “a, b, c không thể là ba cạnh của
Ở mỗi bài tập GV cho HS đại diện nhóm trình bày kết quả và các nhóm khác nhận xét.
một tam giác”.
4. – Input: hai biến x, y.
– Output: hai biến x, y có giá trị không giảm.
6. – Input: dãy n số a1, a2,..., an. – Output: S = tổng các số ai > 0 trong dãy a1, a2,..., an.
HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
Hoạt động 3: mô tả thuật toán ( phút)
Rèn luyện kỹ năng mô tả thuật toán. GV hướng dẫn HS luyện tập.
GV hướng dẫn HS mô tả thuật toán các bài tập 3, 4, 6 trang 45 SGK.
GV cho HS trình bày kết quả và sử dụng bài tập mẫu để HS sửa sai (nếu có).
Bài tập 3.
B1: nếu a+b ≤ c thì chuyển sang B5; B2: nếu b+c ≤ a thì chuyển sang B5; B3: nếu a+c ≤ b thì chuyển sang B5; B4: thông báo “a, b, c có thể là ba cạnh của một tam giác”.
B5: thông báo “a, b, c không thể là ba cạnh của một tam giác”.
Ở bài tập này GV có thể giới thiệu hai cách giải bài toán: sử dụng biến phụ z (như trong bài thực hành 3) và không sử
dụng biến phụ (như bài tập 2 trang 45
SGK) được mô tả như sau:
B1: nếu x ≤ y thì chuyển sang b5; B2: x ← x + y; B3: y ← x - y; B4: x ← x - y; B5: kết thúc. GV quan sát kết quả và nhận xét. HS luyện tập theo nhóm. HS trình bày kết quả bài tập 3. HS quan sát bài tập mẫu.
Ở bài tập 4, HS vận dụng kiến thức ở bài thực hành 3 để mô tả thuật toán.
B1: nếu x ≤ y thì chuyển sang b5; B2: z ← x;
B3: x ← y; B4: y ← z; B5: kết thúc.
HS mô tả thuật toán bài tập 4.
B1: S ← 0; i ← 0; B2: i ← i+1;
B3: nếu ai > 0 thì S ← S+a1; B4: nếu i ≤ n thì quay lại b2;
Hoạt động 4: hoàn thiện quá trình giải bài toán trên máy tính (5 phút)
HS hiểu rõ hơn quá trình giải bài toán trên máy tính.
GV thực hiện, HS quan sát.
GV yêu cầu HS xác định Input, Output của bài tập 2 trang 45 SGK.
GV nhận xét và yêu cầu HS trình bày mô tả như SGK.
GV nhận xét và đưa ra chương trình mẫu được viết dựa trên việc xác định bài toán và mô tả thuật toán để HS hiểu toàn bộ quá trình giải bài toán trên máy tính.
Program hoan_doi; Uses Crt; Var x, y: integer; Begin Clrscr; Write(‘Nhap x = ‘); Readln(x); Write(‘Nhap y = ‘); Readln(y);
Writeln(‘Gia tri cua x truoc khi doi la ’,x); Writeln(‘Gia tri cua y truoc khi doi la ’,y); x:=x+y;
y:=x-y; x:=x-y;
Writeln(‘Gia tri cua x sau khi doi la ’,x); Writeln(‘Gia tri cua y sau khi doi la ’,y); Readln;
End.
HS thực hiện yêu cầu.
- Input: hai biến x, y có giá trị tương ứng là a và b.
- Output: hai biến x, y có giá trị tương ứng là b và a.
HS thực hiện yêu cầu.
B1: x ← x + y; B2: y ← x - y; B3: x ← x - y; B4: Kết thúc.
HS lắng nghe và quan sát kết quả.
Hoạt động 5: củng cố (5 phút)
GV nhắc lại các thuật toán trong bài. Nhận xét buổi học.
HS lắng nghe. HS lắng nghe. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 04/12/2008 Ngày dạy: 05/12/2008
Tiết 25,26,27,28 – Tuần XIII,XIV
TÌM HIỂU THỜI GIAN TÌM HIỂU THỜI GIAN VỚI PHẦN MỀM SUN TIMES VỚI PHẦN MỀM SUN TIMES
MỤC TIÊU:
+ HS hiểu được các chức năng của phần mềm.
+ HS biết sử dụng phần mềm để quan sát thời gian địa phương của các vị trí khác nhau trên Trái đất cùng với một số chức năng khác.
+ HS có thái độ chăm chỉ học tập, biết vận dụng và sử dụng phần mềm trong việc hỗ trợ học tập và nâng cao kiến thức của mình.
+ HS sẽ hiểu biết thêm về thiên nhiên, Trái đất và từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống.
CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: sách Tin học THCS (quyển 3), giáo án, phòng máy đã cài đặt
phần mềm Sun Times, máy chiếu Projector. - Học sinh: sách Tin học THCS (quyển 3).
PHƯƠNG PHÁP:
- Hướng dẫn thực hành. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Nội dung - Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh (Buổi học thứ nhất: Tiết 25, 26 – Tuần XIII)
Hoạt động 1: giới thiệu phần mềm (10 phút)
HS hiểu được chức năng chính của phần mềm Sun Times.
GV giới thiệu.
GV giới thiệu phần mềm.
- Phần mềm Sun Times do một tác giả (biệt
hiệu Sam Kay) viết ra với mục đích tuyên truyền cho việc bảo vệ môi trường sinh thái trên Trái đất.
- Phần mềm Sun Times là một bộ dữ liệu
hơn 3000 vị trí trên Trái đất với đầy đủ thông tin về tên gọi, vùng, tọa độ, múi giờ, Mặt trời mọc, Mặt trời lặn, nhật thực, nguyệt thực,… GV hướng dẫn HS khởi động phần mềm HS lắng nghe. HS quan sát và lắng nghe. Phần mềm học tập
giới thiệu màn hình chính của phần mềm.
Hoạt động 2: hướng dẫn sử dụng (25 phút)
HS biết sử dụng các chức năng cơ bản của phần mềm Sun Times.
GV giới thiệu, làm mẫu.
GV vừa giới thiệu vừa làm mẫu để HS quan sát.
- Xem thời gian địa phương của các vị trí trên bản đồ: di chuyển chuột đến vị trí cần
xem trên bản đồ.
- Phóng to quan sát một vùng bản đồ chi tiết: nhấn nút phải chuột kéo và thả từ một
đỉnh đến đỉnh đối diện.
GV hướng dẫn HS nhận biết thời gian ngày – đêm, vùng đệm giữa ngày và đêm. GV giới thiệu tính năng thay đổi thời gian hệ thống để quan sát sự chuyển động của vùng sáng - tối.
HS quan sát và ghi nhớ.
HS chú ý ghi nhớ.
HS cần chú ý phân biệt vùng sáng
sớm và vùng chiều tối.
HS quan sát kỹ cách thay đổi thời gian.
Hoạt động 3: thực hành 1(55 phút)
HS tự thao tác và tìm hiểu các chức năng cơ bản của phần mềm.
HS thực hành.
GV giới thiệu các từ tiếng Anh chuyên ngành dùng trong phần mềm.
Sunrise : mặt trời mọc Midday : giữa trưa Sunset : mặt trời lặn
Day Length : độ dài ban ngày Lat : vĩ tuyến
Long : kinh tuyến