Đối tượng tính giá thành là các laọi sản phẩm, công việc lao vụ, do doanh ngiệp sản xuất ra cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Khi xác định đối tượng tính giá thành, bộ phân kế toán giá thành cần phải căn cứ vào đặc điểm, cơ cấu tổ chưc quản lý sản xuất, đậc điểm quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất sản phẩm, trình độ hạch toán kinh tế. Căn cứ vào tổ chức sản xuất và căn cứ vào quy trình công nghệ
Xác định đúng đối tượng tính giá thành giúp cho kế toán tổ chức mở sổ lập bảng tính giá thành sản phẩm chính xác, đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp.
Để phục vụ cho việc tính giá thành thì toàn bộ phần kế toán phải xác định kỳ tính giá thành.
Khi xác định kỳ tính giá thành phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất cuối kỳ theo yêu cầu trình độ nhân viên để tính giá thành.
Nếu doanh nghiệp thuộc sản xuất giản đơn, cuối kỳ sản xuất ngắn thì kỳ tính giá thành thường là tháng, một tháng tính giá thành một lần. Còn sản xuất phức tạp, cuối kỳ sản xuất dài kỳ tính giá thành thich hợp là quý hoặc cuối kỳ sản xuất.
b: Các phương pháp tính giá thành:
Phương pháp tính giá thành sản xuất là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ và các tài liệu liên quan để tính toán tổng giá thành sản xuất và giá thành đơn vị sản xuất thực tế của sản phẩm lao vụ đã hoàn thành theo đối tượng và khoản mục giá thành.
Doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý sản xuất và giá thành, mối quan hệ giữa đôí tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất với đối tượng tính giá thành mà chọn lựa phương pháp tính gía thành thích hợp sau:
: Phương pháp tính giá thành giản đơn:
Phương pháp tính giá thành giản đơn còn gọi là phương pháp tính trực tiếp. Phương pháp này áp dụng với những sản phẩm, công việc có quuy trình công nghệ giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục.
Tính giá thành sản phẩm hoàn thành cho từng khoản mục chi chí theo công thức:
Z = C + Dđk - Dck
Gía thành đơn vị sản phẩm tính như sau: z = Z / Q
Trong đó:
Z, z: Tổng giá thành, giá thành đơn vị sản phẩm, lao vụ sản xuất thực tế
C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ theo từng đối tượng
Dđk, Dck: Chi phí của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Q : Sản lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành
Trường hợp cuối kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc có nhưng ít và ổn định, tinh theo công thức:
Z = C
Phương pháp hệ số:
Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, cùng sử dụng một loại nguyên liệu, vật liệu nhưng kết qủa thu được nhiều sản phẩm khác nhau như doanh nghiệp sản xuất hoá chất, công nghiệp hoá dầu, công nghiệp nuôi ong. Khi đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công
nghệ sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành.
Gọi Hi là hệ số tính giá thành quy ước của sản phẩm I và Qi là sản lượng sản phẩm thực tế của sản phẩm i
Tính quy đổi sản lượng thực tế sang sản lượng tiêu chuẩn: Q = Qi x Hi
Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm: Zi = Dđk + C - Dck x Qi Hi
Q zi = Zi
Qi
Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ:
Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo tỷ lệ áp dụng thich hợp đối với doanh nghiệp mà cùng một quy trình công nghệ sản xuất, két quả sản xuất đựoc nhóm sản phẩm cùng loại, với nhiều chủng loại phẩm cấp, quy cách khác nhau.
Tỷ lệ tính Gía thành thực tế cả nhóm sản phẩm( theo từng khoản mục)
Giá thành =
Từng khoản mục Tổng tiêu chuẩn phân bổ ( Theo từng khoản mục)
Gía thành Tiêu chuẩn phân bổ Tỷ lệ tính Thực tế = của tưng quy cách x giá thành từng
Từng quy cách ( theo từng khoản mục) khoản mục
Phương pháp tính loại trừ chi phí:
Phương pháp này áp dụng trong các trường hợp sau:
- Trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất đồng thời với việc chế tạo ra sản phẩm chinh còn thu được sản phẩm phụ .
- Trong cùng quy trình sản xuất kết quả sản xuất thu được sản phẩm đủ tiêu chuẩn chất lượng, còn có sản phẩm hỏng không sửa chữa được, mà các khoản thiệt hại này không được tính cho sản phẩm hoàn thành.
- Đối với các phân xưởng sản xuất phụ có cung cấp sản phẩm hoặc lao vụ lẫn cho nhau, cần loại trừ ra khỏi giá thành của sản phẩm, lao vụ phục vụ cho sản xuất chính hoặc bán ra ngoài.
Trong các trường hợp này, đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, còn đối tượng tính gía thành là sản phẩm chính.
Z = Dđk + C - Dck - C lt ( Clt: Chi phí cần loai trừ)
Phương pháp cộng chi phí:
Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp, quá trình chế biến sản phẩm qua nhiều bộ phận sản
xuất( bước chế biến). Có sản phẩm dở dang như doanh nghiệp khai thác, dệt…
Đối tượng hạch toán chi phí là quy trình công nghệ của từng giai đoạn( từng bước chế biến).
Nếu gọi C1; C2;Cn là chi phí tổng hợp được ở từng giai đoạn sản xuất:
Z = Dđk + C1 + C2 + …+ Cn - Dck z = Z / Qtp
Phương pháp tính giá thành liên hợp
Phương pháp tính giá thành theo định mức