Phương pháp này thường được áp dụng với những sản phẩm đã xác định được định mức chi phí sản xuất hoặc đã thực hiện những phương pháp tính giá thành theo định mức.
Căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí đã tính ở từng công đoạn để tính ra chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm.
2.3. Tổ chức kế toán công tác tính giá thành sản phẩma. Đối tượng tính giá thành a. Đối tượng tính giá thành
Về thực chất, đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, loại vụ, doanh nghiệp sản xuất và chế tạo cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Để xác định đối tượng tính giá thành cần dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm, đặc điểm sử
dụng thành phẩm, nửa thành phẩm, các yêu cầu quản lý, cung cấp thông tin cho việc ra quyết định, khả năng trình độ hạch toán
Nếu doanh nghiệp sản xuất kiểu đơn chiếc thì từng sản phẩm, công việc là đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng là đối tượng tính giá thành. Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu niên tục thì tuỳ theo yêu cầu quản lý, đặc điểm sử dụng nửa thành sản phẩm (bán ra ngoài, nhập kho) và khả năng tính toán mà đối tượng tính giá thành có thể chỉ là thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối hoặc bao gồm cả thành phẩm, nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ…