Khái quát chung

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Tiên Phong chi nhánh Hà Nội (Trang 75)

- Là đơn vị cung câp tất cả các trang thiết bị thiết yếu dùng trong hoạt động hàng ngày của toàn bộ chi nhánh như cấp giấy tờ, bút,

2.2.1 Khái quát chung

Giai đoạn 2008-2011, tình hình kinh tế có nhiều biến động khó lường trước, đặc biệt là sự kiện khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra vào đầu năm 2008.

Năm 2008 bắt đầu khi khủng hoảng tài chính đang làm điêu đứng nhiều ông trùm kinh tế lớn trên thế giới. Đây cũng là năm lạm phát đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm gần nhất (22,97%) trong khi mức tăng trưởng giảm còn 6,23% so với 8,48% của năm 2007. Lãi suất cơ bản thay đổi chóng mặt, lên đến 14% vào tháng 6 rồi lại giảm còn 8,5% vào cuối năm. Đứng trước tình hình đó Ngân hàng Nhà nước siết chặt chính sách cho vay chứng khoán, bất động sản, tăng dự trữ bắt buộc lên mức 11%. Thị trường chứng khoán diễn biến tệ nhất kể từ ngày thành lập, giảm gần 3 lần so với năm 2007, VN-index thời điểm xuống đáy ở 315,62 điểm, đây là thời kỳ đáng buồn của thị trường chứng khoán

Năm 2009 trôi qua với ấn tượng phục hồi thành công tốt đẹp của nền kinh tế Việt Nam cũng như ngành tài chính ngân hàng. Với việc hoàn thành 2 mục tiêu khó khăn là chống suy giảm kinh tế và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững, hợp lý, chủ động phòng ngừa lạm phát tăng cao trở lại, nền kinh tế Việt Nam năm 2009 được xem là thành công kép và là một trong số ít nền kinh tế tăng trưởng dương trong bối cảnh suy

thoái kinh tế toàn cầu. Đây là điều đáng mừng với nền kinh tế Việt Nam Đồng hành với nền kinh tế, ngành ngân hàng tài chính Việt Nam cũng có một năm thành công với việc ổn định thị trường tài chính. Hầu hết các ngân hàng đều hoàn tất một năm tăng trưởng với lợi nhuận đạt và vượt kế hoạch.

Năm 2010, kinh tế của Việt Nam tiếp tục có sự phục hồi nhanh chóng sau tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Hình 1 cho thấy có cải thiện tốc độ tăng GDP theo các quý trong năm 2010. Tốc độ tăng GDP quý I đạt 5,83%, quý II là 6,4%, quý III tăng lên 7,14% và dự đoán quý IV sẽ đạt 7,41%. Uớc tính GDP cả năm 2010 có thể tăng 6,7%, cao hơn nhiệm vụ kế hoạch (6,5%). Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn phục hồi chậm chạp và trong nước gặp phải nhiều khó khăn, kinh tế Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao như trên là một thành công. Với kết quả này tốc độ tăng trưởng GDP cả giai đoạn 2006-2010 đạt bình quân 7%/năm và thu nhập quốc dân bình quân đầu người năm 2010 ước đạt 1.160 USD.

Các chỉ số tăng trưởng cho các ngành cũng thể hiện một xu hướng phục hồi rõ rệt. Công nghiệp tiếp tục là đầu tàu của tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Giá trị sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2009 và năm 2010 ước tăng 14% so với năm 2009. So với khu vực công nghiệp thì khu vực dịch vụ cũng có sự phục hồi sau khủng hoảng kinh tế thế giới những ở mức độ thấp hơn. Tốc độ tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm là 7,24% và triển vọng tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ cả năm 2010 có thể đạt 7,5%. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, năm 2010 gặp nhiều khó khăn: đầu năm hạn hán nghiêm trọng, giữa năm nắng nóng gay gắt, cuối năm mưa lũ lớn kéo dài ở miền Trung và Tây Nguyên. Những khó khăn này đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất vụ mùa, nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi. Tuy nhiên, do thực hiện nhiều chính sách và giải pháp hỗ trợ hộ nông dân và các doanh nghiệp về vốn, vật tư, tiêu thụ kịp thời, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 9 tháng đầu năm đã tăng 2,89% so với cùng kỳ năm 2009, và ước cả năm

2010 tăng khoảng 2,8%.

2.2.2 Thực trạng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng thương mạicổ phần Tiên Phong

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại ngân hàng Tiên Phong chi nhánh Hà Nội (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w