Hiện nay có rất nhiều tài liêu nghiên cứu định nghĩa về quy hoạch, dưới
đây là một số quan điểm về quy hoạch:
+ Quy hoạch là sự tích hợp các kiến thức khoa học và kĩ thuật, tạo nên những lựa chọn để có thể thực hiện các quyết định về các phương án cho tương lai.
+ Quy hoạch là công việc chẩn bị có tổ chức cho các hoạt động có ý nghĩa, bao gồm việc phân tích tình thế, đặt ra yêu cầu, khai thác và đánh giá các lựa chọn và phân chia một quá trình hành động.
+ Quy hoạch là quá trình soạn thảo một tập hợp các chương trình có liên quan, được thiết kếđểđạt được mục tiêu nhất định. Nó bao gồm việc định ra một hay nhiều vấn đề cần được giải quyết, thiết lập các mục tiêu quy hoạch, xác
định các giả thiết mà quy hoạch cần dựa vào, tìm kiếm và đánh giá các biện pháp hành động có thể thay thế và lựa chọn hành động cụ thểđể thực hiện.
Từ những quan điểm nêu trên chúng có thể thấy được bản chất của quy hoạch là một công cụ có tính chiến lược trong phát triển, được coi là một phương pháp thích hợp để tiến tới tương lai theo một phương hướng, mục tiêu
đã vạch ra. Đồng thời quy hoạch có thể là tất cả những công việc hoặc khả
năng kiểm soát tương lai bằng các hoạt động hiện tại nhờ vào sự ứng dụng của các kiến thức nhân quả. [5]
2.3.2.2. Quy hoạch cảnh quan
Là việc tổ chức không gian chức năng trên 1 phạm vi rộng mà trong đó chứa đựng các mối quan hệ tương hỗ của các thành phần chức năng hình khối và môi trường của thiên nhiên và nhân tạo
Đối tượng của quy hoạch cảnh quan rất rộng từ phạm vi vùng, miền của 1 nước, tỉnh, liên huyện, huyện cho tới khu dân cư. Nghiên cứu quy hoạch cảnh quan là nhằm vào việc tạo dựng và giải quyết mối quan hệ giữa thiên nhiên và nhân tạo ở phạm vi vĩ mô. Thực chất là giữa không gian trống không gian xây dựng, hướng tới thỏa mãn các nhu cầu phát triển của con người về các mặt kinh tế, thẩm mỹ và môi sinh.
Ngày nay cùng với quá trình công nghiệp hóa, quá trình đô thị hóa rất mạnh và sự ra đời của hàng chuỗi các chùm đô thị, vì thế gây tác động mạnh mẽ đến các vùng bao quanh ngoài các đô thị riêng lẻ, thậm chí là ngoài các chùm đô thị. Do đó, quy hoạch cảnh quan nghiên cứu 3 mức độ tương hỗ giữa cảnh quan thiên nhiên và đô thị:
- Môi trường đô thị như là 1 thành phần của môi trường vùng miền - Môi trường trong phạm vi của khu dân cư
- Tiểu môi trường trong các khu, quần thểđô thị
- Từ đó, quy hoạch cảnh quan đưa ra những dự báo về việc khai thác cảnh quan hiện có và sự phát triển của cảnh quan thiên nhiên. [5]
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Mô hình hóa (3D - 3 Dimension) hiện trạng hạ tầng cơ sở trường Đại Học Nông Lâm.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi không gian: Khu vực chức năng chính với cảnh quan, cơ sở
hạ tầng trường Đại Học Nông Lâm: - Khu Hiệu Bộ.
- Giảng đường D. - Giảng đường B. - Giảng đường A.
- Văn phòng khoa 1: Các khoa QLTN + KHMT + Khoa Lâm Nghiệp + Trung tâm tin học ngoại ngữ.
- Văn phòng khoa 2: Viện khoa học sự sống, trung tâm nghiên cứu & phát triển nông thôn – lâm nghiệp miền núi, khoa chăn nuôi thú y, Khoa khoa học cơ bản, Khoa kinh tế và phát triển nông thôn, Khoa nông học.
- Phòng quản lý đào tạo sau đại học. - Kí túc xá A.
- Khu thể thao.
- Trung tâm liên kết nước ngoài. - Khu nhà khách.
* Phạm vi thời gian: tháng 2/2014 đến tháng 6/2014
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu xây dựng mô hình (3D - 3 Dimension) trường Đại Học Nông Lâm.
- Mô hình tổng thể khu vực nghiên cứu ứng dụng về việc quy hoạch cảnh quan phát triển cơ sơ hạ tầng và những ưu nhược điểm của công nghệ
dựng mô hình (3D - 3 Dimension)
3.3. Phương pháp nguyên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có tác động tới trường Đại Học Nông Lâm.
- Báo cáo thuyết minh điều chỉnh quy hoạch tổng thể xây dựng Đại học Thái Nguyên (giai đoạn 2007-2020);
- Quy hoạch phát triển trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên giai
đoạn 2005-2015 và định hướng phát triển đến năm 2020;
- Kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2012-2015 và định hướng 2020 của các khoa và giảng đường trường ĐHNLTN.
- Bản đồđịa chính, bản đồ hiện trạng.
3.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát
- Điều tra về quy mô, tính chất, chức năng và hạng mục công trình của trường.
- Khảo sát thực địa, chụp ảnh tìm hiểu tình hình hoạt động. - Ảnh vệ tinh đại học nông lâm cung cấp bởi Google satellite.
3.3.3. Phương pháp dựng mô hình 3D
a) Từ số liệu đo đạc
- Từ số liệu đo được của đối tượng (chiều dài, chiều rộng, chiều cao, góc quay, thể tích…) sử dụng các công cụ có sẵn như Measure (tạo thước đo), Line (tạo đường nét đối tượng), Push (chuyển dạng 2D sang 3D theo hình khối) để xây dựng nên đối tượng.
3.3.4. Tham khảo ý kiến chuyên gia
Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong các lĩnh vực viễn thám ảnh, sử
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát khu vực nghiên cứu - Trường đại học nông lâm
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nằm trong địa bàn xã Quyết Thắng thuộc thành phố Thái Nguyên, là một xã mới tách, thành lập từ
01/2004, sau khi tách một phần diện tích chuyển sang phường Thịnh Đán mới. Vị trí của xã nằm về phía tây bắc của thành phố Thái Nguyên, với tổng diện tích tự nhiên 1.292,78 ha
Vị trí tiếp giáp của trường như sau:
- Phía Bắc giáp phường Quán Triều và xã Phúc Hà. - Phía Đông giáp khu dân cưĐại học Nông Lâm. - Phía Nam giáp phường Tân Thịnh và xã Thịnh Đán. - Phía Tây giáp xã Phúc Hà và thành phố Thái Nguyên.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình tại trường tương đối bằng phẳng, dạng đồi bát úp, xen kẽ là các điểm dân cư và đồng ruộng, địa hình có xu hướng nghiêng dần từ tây bắc xuống đông nam. Độ cao trung bình từ 5 – 6m. Nhìn chung phù hợp cho sự
phát triển đa dạng các loại hình sản xuất nông nghiệp.
4.1.1.3. Khí hậu Thủy văn
Theo số liệu quan trắc của trạm khí tượng thủy văn Thái Nguyên cho thấy xã Quyết Thắng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, xong chủ yếu là 2 mùa chính: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4-10, mùa khô từ tháng 11-3 năm sau.
Trường Đại học Nông Lâm không có sông lớn chảy qua, chỉ có 1 con suối nhỏ chảy qua đã cung cấp được đầy đủ nước tưới cho việc canh tác trồng trọt của trường. Trường có 3 trạm bơm và hệ thống kênh mương một phần đã
được kiên cố.Ngoài ra, xung quanh khu vực khu hiệu bộ có 3 ao lớn. Ao có cống thông ra suối.
4.1.2. Hiện trạng phát triển khu vực đại học Nông Lâm
a) Hiện trạng sử dụng đất
Trong hơn 40 năm xây dựng và phát triển, trường Đại học Nông Lâm
đã có nhiều biến động về diện tích sử dụng và quy mô xây dựng. Diện tích đất của nhà trường đã được cắt chuyển một phần cho Trung Tâm Giáo dục Quốc phòng, một phần dành cho đường tránh thành phố. Hiện tại, nhà trường chưa có quy hoạch ổn định, lâu dài cho các mục đích sử dụng. Bên cạnh đó, còn có sựđan xen các công trình quy hoạch chung của Đại học Thái Nguyên trên địa bàn của nhà trường làm cho công tác quản lý chưa được đồng bộ, thống nhất.
Một phần diện tích tự nhiên khá lớn của nhà trường thuộc khu Trung tâm Thực hành - Thực nghiệm hiện tại chỉ được cấp giấy chứng nhận bìa xanh (quyền sử dụng đất 30 năm) cho nên không được phép xây dựng các công trình kiên cố.
Vì vậy, trước yêu cầu của sựđổi mới, xây dựng chiến lược và tầm nhìn dài hạn để phát triển toàn diện nhà trường, cần thiết phải xây dựng một dự án quy hoạch tổng thể. Trong đó xác định rõ nhu cầu sử dụng đất cho các mục
đích: xây dựng nhà ký túc xá, giảng đường, hội trường, nhà điều hành, phát triển hạ tầng và quy hoạch cảnh quan, khu thực nghiệm và rèn nghề cho sinh viên…là vấn đề hết sức cần thiết.
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên có tổng diện tích đất được giao đến năm 2013 là 102.85 ha trong đó có 97.5 ha diện tích đất đã được sử
dụng vào mục đích xây dựng giảng đường, nhà làm việc, thư viện phòng đọc, nhà kí túc xá, sân chơi/sân vận động …
Hiện tại khu vực giảng đường A, B, D; nhà khách, nhà thi đấu, khu văn phòng khoa Tài Nguyên Môi Trường, khu văn phòng khoa Nông Học, Viện khoa học sự sống và các trại, khu thực tập đã được xây dựng và đưa vào sử
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất Trường Đại học Nông lâm năm 2013 Diện tích (m2) Cơ cấu (%) Tổng diện tích 1.028.500 100 Đất công trình xây dựng 20.192 1,96 Giảng đường 2.678,7 0,26 Giảng đường A 636,6 0,06 Giảng đường B 830 0,08 Giảng đường C 421,5 0,04 Giảng đường D 790,6 0,08 Văn phòng khoa 2.515,3 0,24 Khoa cơ bản và Khoa QLTN+KHMT 302,5 0,03
Khoa Lâm Nghiệp 393 0,04
Khoa CNTY 382,5 0,04
Khoa SPKT và Khoa PTNT 388 0,04
Khoa Nông Học 382,5 0,04
Viện khoa học và sự sống 303,5 0,03
Trung tâm tin học và ngoại ngữ 361,3 0,04
Khu hiệu bộ 15.000 1,46 Đất thể thao 16.693,6 1,62 Nhà thi đấu 4.654,6 0,45 Sân Tennis 2.600 0,25 Sân bóng nhân tạo 2.970 0,29 Sân bóng 2 5.827 0,57 Sân patin 642 0,06 Đất ký túc xá 62.548,43 6,08 Ký túc xá A 6.807 0,66 Ký túc xá B 7.670 0,75 Ký túc xá K 48.071,43 4,67 Đất thực hành thực nghiệm 174.768,12 16,99 Phòng thí nghiệm khoa cơ bản + QLTN+KHMT 311 0,03
Diện tích (m2) Cơ cấu (%) Vườn cây NH 3.000 0,29 Nhà lưới (khoa NH) 1.660,47 0,16 Ao (khoa CNTY) 14.503,76 1,41 Trại lợn mới (khoa CNTY) 1.578 0,15 Trại gà (khoa CNTY) 900 0,09
Khu vườn giống cây đầu dòng (khoa LN) 30.000 2,92 Khu khảo ngiệm giống (khoa LN) 13.000 1,26
Khu rừng giống xoan (khoa LN) 35.000 3,40
Khu rừng giống keo (khoa LN) 52.000 5,06
Khu trồng chè (khoa LN) 13.798,32 1,34
Nhà nuôi cấy mô tế bào (2 tầng) (khoa LN) 250 0,02
Nhà lưới (khoa NH) 500 0,05
Nhà kho (khoa LN) 80 0,01
Nhà đóng bầu (khoa LN) 150 0,01
Nhà quản lý bảo vệ (khoa LN) 50 0,00
Khu nuôi cấy mô tế bào (viện KHSS) 250 0,02
Trung tâm Lâm nghiệp 15.000 1,46
Trung tâm Thủy sản 40.178 3,91
Đất tập thể 2.638,91 0,26 Khu tập thể (khoa NH) 1.571,91 0,15 Nhà tập thể gần trại lợn (khoa CNTY) 60 0,01 Nhà khách 595 0,06 Trường mầm non 272 0,03 Khu tập thể (cổng trường) 140 0,01 Đất giao thông 63.900 6,21
Đất khuôn viên vườn hoa, cây cảnh 3.727,2 0,36
Đất khác 628.853,74 34,84
Đất trồng rừng 358.378,73 24,10
Đất trồng cây lâu năm 247.832,91 2,20
Đất nuôi trồng thủy sản 22.642,1 1,96
b) Đánh giá chung tình hình sử dụng đất
* Tích cực
- Đã sử dụng quỹđất được giao cho mục đích học tập và nghiên cứu. - Các công trình trên đất đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường cho khoa và nhà trường:
+ Về kinh tế: Các sản phẩm từ trại thực nghiệm (cây giống, hoa màu từ
các vụ...), trại chăn nuôi ( lợn, gà, hươu, nhím,...) được thị trường chấp nhận mang lại thu nhập thêm cho khoa.
+ Về xã hội: Các khu nghiên cứu không chỉ giúp cho sinh viên tìm hiểu thêm kiến thức mà còn rèn luyện cho sinh viên các kĩ năng nghề nghiệp.
+ Về môi trường: Đưa các diện tích đất trống vào sử dụng tránh tình trạng xói mòn đất, tăng độ che phủđất.
* Tiêu cực
- Diện tích đất trống xung quanh các văn phòng khoa vẫn chưa có kế
hoạch sử dụng.
- Đất trống tại văn phòng khoa được tận dụng làm nơi chứa rác nhưng không có hố chôn lấp cũng như các quy trình xử lý gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
- Đất trong khu thực hành, thực nghiệm chưa được sử dụng vào mục
đích nhất định.
c) Cơ sở hạ tầng
Nhà trường có diện tích đất rộng, những năm gần đây nhà trường cũng
đã xây dựng hệ thống hội trường, giảng đường, nhà kính và nhà lưới, khu thể
thao... phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập được tốt hơn.
Thêm vào đó cảnh quan môi trường trong khuôn viên nhà trường cũng ngày càng sạch đẹp, được quan tâm chú trọng hơn. Đây chính là điều kiện tạo không khí học tập cho sinh viên. Bên cạnh những điểm mạnh trên đây nhà trường vẫn còn một số điểm yếu cụ thể như : trang thiết bị phục vụ nghiên cứu và đào tạo thiếu và không đồng bộ, cơ sở hạ tầng đã xuống cấp và thiếu, thiếu các mô hình phục vụđào tạo.
Diện tích đất xây dựng cơ bản chiếm tỷ lệ lớn trong đất chuyên dùng. Nhìn chung các công trình xây dựng cơ bản đều đã được xây dựng khang trang, kiên cố đáp ứng tốt nhu cầu học tập và sinh hoạt của sinh viên trong nhà trường. Các công trình xây dựng bao gồm:
- Khu giảng đường gồm: 2 nhà 5 tầng, các khu giảng đường khác với gần 60 phòng học có đầy đủ tiện nghi. Các khu làm việc hầu hết là nhà kiên cố. Ký túc xá được xây dựng khép kín đảm bảo sinh hoạt cho sinh viên.
- Khu Hiệu bộ gồm 3 dãy nhà 2 tầng xây dựng khang trang với đầy đủ
các phòng họp và phòng làm việc của Ban giám hiệu nhà trường.
- Các khoa của trường đều có khuôn viên riêng, tất cả các khoa đều
được xây dựng kiên cố.
- Ngoài ra còn có trung tâm thực hành thực tập, thư viện, nhà khách, Trung tâm liên kết đào tạo quốc tế, khu dịch vụ...
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đang trong quá trình phát triển nên nhu cầu sử dụng đất rất lớn.
Bảng 4.2: Hiện trạng xây dựng của trường ĐHNL Thái Nguyên đến các thời điểm 2005; 2010
Hạng mục Đơn vị Năm 2005 Năm 2010
Tổng số diện tích sử dụng m2 25.058 39.593 Trong đó: 1. Giảng đường phòng 47 67 Diện tích m2 8.168 11.968 2. Phòng máy tính phòng 4 6 Diện tích m2 120 3.300 3. Phòng ngữ âm phòng 1 2 Diện tích m2 30 120 4. Phòng thí nghiệm phòng 24 30 Diện tích m2 1.440 1.620 5. Thư viện Nhà 1 1 Diện tích m2 750 750 6. Xưởng thực tập Xưởng 2 3 Diện tích m2 483 723 7. Nhà ở học sinh Phòng 84 126 Diện tích m2 3.096 4.644 8. Nhà làm việc của CBCC Phòng 79 92 Diện tích m2 4.371 4.888 9. Nhà ở của CBCC Phòng 23 23 Diện tích m2 345 345 10. Nhà hội trường Nhà 1 2 Diện tích m2 520 1.500 11. Nhà thể dục thể thao Nhà 1 2 Diện tích m2 1.125 4.125 12. Nhà kính & nhà lưới Nhà 1 2 Diện tích m2 1.500 2.500 13. Nhà khác (nhà ăn SV vv..) Nhà 12 12 Diện tích 3.110 3.110
Đánh giá chung về cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà trường cho thấy - Điểm mạnh:
- Diện tích đất rộng
- Đã có một số trang thiết bị hiện đại - Cảnh quan môi trường sạch đẹp
- Điểm yếu:
- Trang thiết bị phục vụ nghiên cứu và đào tạo thiếu và không đồng bộ
- Cơ sở hạ tầng đã xuống cấp và thiếu