Tình hình nợ quá hạn cho vay tiêu dùngtại NHNo& PTNT Láng Hạ:

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHNo& PTNT LÁNG HẠ (Trang 27 - 32)

Bảng 2.6 Nợ quá hạn của hoạt độngcho vay tiêu dùng Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ Đơn vị: triệu đồng Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1. Nợ quá hạn CVTD Triệu đồng 202 156 572 2. Dư nợ CVTD Triệu đồng 34100 38,080 112,430 3. Tổng NQH Triệu đồng 6750 9,785 21,600 4. Tỷ lệ NQH trong tổng dư nợ CVTD % 0,59238 0,40966 0,509 5. Tỷ lệ NQH CVTD trong tổng NQH % 2,3 1,6 2,7

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng các năm 2005 – 2007)

Năm 2005 nợ quá hạn của hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Láng Hạ tăng nhanh năm 2004 nợ quá hạn là 16 triệu đồng đến năm 2005 nợ quá hạn đã lên tới 202 triệu đồng , năm 2006 nợ quá hạn giảm so với 2005 nhưng vẫn ở mức cao so với 2004. Năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng cũng không giảm xuống so với năm 2006 nguyên nhân là do quy mô của hoạt động cho vay tiêu dùng tăng nhanh, và chủ yếu rơi vào các khoản vay có nguồn trả nợ là từ tiền lương, nguyên nhân là do khách hàng gặp khó khăn về tài chính. Tuy nhiên nếu xét về mặt bằng chung trong thị trường cho vay tiêu dùng thì chi nhánh có tỷ lệ nợ quá hạn vẫn ở mức thấp so với nhiều tổ chức tín dụng khác trên cùng địa bàn.

2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CHI NHÁNH NHNO&PTNT LÁNG HẠ NHNO&PTNT LÁNG HẠ

- Đã có sự tăng trưởng trong hoạt động cho vay tiêu dùng, xét tổng quan hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Láng Hạ đang phát triển theo chiều hướng tốt. Dư nợ tăng trưởng qua các năm và đang có xu hướng tăng lên trong năm tới, trong khi đó tại một số ngân hàng cùng địa bàn như ACB, Sacombank... tốc độ tăng này đang có xu hướng giảm. Đây là thành quả của việc nỗ lực không ngừng trong việc đa dạng hoá sản phẩm cho vay, mở rộng thị trường, thay đổi phương pháp marketing, quảng bá sản phẩm và hơn thế là nỗ lực nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của toàn bộ đội ngũ nhân viên trong ngân hàng.

- Chi nhánh Láng Hạ đã thiết kế những quy trình nghiệp vụ cho một số sản phẩm cụ thể từ hướng dẫn thủ tục, hồ sơ, quy trình giao dịch đến chính sách giá, lãi suất, phí... điều này giúp cho khách hàng dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu và thực hiện các khoản vay.

- Kết quả của 05 lần kiểm tra cho thấy 100% hồ sơ của chi nhánh đã được kiểm tra và có biên bản về việc đã chấp hành đúng và đầy đủ luật các tổ chức tín dụng, các văn bản quy định hiện hành của chính phủ cũng như của NH No &PTNT, không có hiện tượng cò tín dụng, tham ô, lợi dụng... Về mặt lưu giữ hồ sơ, các cán bộ tín dụng đã lưu đầy đủ, khoa học tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát.

- Trong năm 2007 chi nhánh đã có chương trình hợp tác tín dụng tiêu dùng với một số công ty nhằm cung cấp tín dụng cho khách hàng mua sắm đồ dùng phục vụ sản xuất, tiêu dùng và đời sống.

- Chi nhánh đã thực hiện cho vay tiêu dùng đối với một số cán bộ công nhân viên của các cơ quan, đơn vị làm ăn có hiệu quả mà ngân hàng kiểm soát điều đó góp phần thắt chặt mối quan hệ giao dịch vốn có với những cơ quan này, đó là cơ sở khuyến khích họ biết đến và sử dụng các sản phẩm khác của ngân hàng. Trong hình thức cho vay này ngân hàng đã tăng hạn mức cho vay lên tương đối cao so với những năm trước và so với một số ngân hàng khác, điều này làm tăng cạnh tranh đối với sản phẩm này.

- Về mặt kinh tế - xã hội, hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh đã góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt của người tiêu dùng, đặt biệt là đối với cán bộ công nhân viên.

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn chế

- Doanh số dư nợ nhỏ: năm 2007 dư nợ của cho vay tiêu dùng chỉ đạt 112.34 tỷ chỉ chiếm có 3.95% tổng dư nợ cả năm. Có thể thấy sự phát triển về số lượng cho vay tiêu dùng theo chỉ tiêu dư nợ là rất nhỏ không tương xứng với tiềm năng và quy mô của Chi nhánh. Tuy doanh số cho vay tiêu dùng và dư nợ cho vay tiêu dùng có tăng qua các năm nhưng dư nợ cũng như lợi nhuận của hoạt động này mang lại là rất nhỏ cho ngân hàng. Điều này chứng tỏ việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh là không tương xứng với tiềm năng của chi nhánh.

- Phương thức cho vay đơn điệu: Sự tăng trưởng của doanh số và dư nợ thực chất chỉ là sự tăng trưởng doanh số cho vay của các phương thức cho vay truyền thống. Ngân hàng mới chỉ dừng lại ở phương thức cho vay với tài sản đảm bảo với tỷ lệ đảm bảo cao, trong khi đó thì hạn chế và không chú trọng tới hình thức cho vay tín chấp và cầm cố động sản. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng chưa đa dạng và phong phú nên đã không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân.

- Đối tượng cho vay hạn hẹp: mới chỉ bó hẹp trong khu vực Hà Nội và tới đối tượng cán bộ công nhân viên của chi nhánh. Nhiều đối tượng tiềm năng còn bị bỏ ngỏ như các đối tượng có nhu cầu đi du học và xuất khẩu lao động...

- Chất lượng cho vay thấp: thể hiện ở chỗ tỷ lệ lợi nhuận của hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh là rất thấp trong khi đó tỷ lệ này ở một số ngân hàng khác là khá cao, ở những nước phát triển thì tỷ lệ này là rất lớn.

Nợ quá hạn ở chi nhánh có xu hướng tăng lên và tập trung chủ yếu vào thị trường bất động sản. Trong khi đó ngân hàng cũng không có những phương

thức hữu hiệu nhằm kiểm soát tình trạng này. Việc xác định thu nhập của khách hàng cụ thể là lương trong tương lai còn không chính xác dẫn tới khách hàng không có khả năng trả nợ.

2.3.2.2. Nguyên nhân

a. Nguyên nhân chủ quan

- Chưa chú trọng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng, chưa xây dựng kế hoạch định hướng phát triển cụ thể

Trong thời gian qua ngân hàng Láng Hạ chưa đầu tư nhiều để khai thác loại hình dịch vụ cho vay tiêu dùng. Trong kế hoạch kinh doanh hàng năm thì hoạt động cho vay tiêu dùng chỉ được nêu ra chứ chưa có một chiến lược cụ thể nào nhằm nhằm phát triển hoạt động này. Vì vậy, cho đến nay hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng Láng hạ mới chỉ dừng lại ở các nghiệp vụ đơn giản nhất. Khách hàng có nhu cầu đi vay tiêu dùng đến ngân hàng Láng Hạ mới chỉ đáp ứng được một số nhu cầu và cũng không có nhiều đối tượng khách hàng được ngân hàng chào đón trong dịch vụ này. Các tiện ích mà ngân hàng Láng Hạ có thể mang đến cho khách hàng là rất ít, không thể cạnh tranh với các ngân hàng cổ phần đang cung cấp dịch vụ cho vay tiêu dùng trên thị trường như Ngân hàng Tecombank, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), Ngân hàng công thương Việt Nam (Incombank)…

- Công nghệ ngân hàng chưa hoàn thiện đồng bộ.

Mặc dù đã đầu tư vào việc ứng dụng và đổi mới công nghệ nhưng so với các ngân hàng nước ngoài và một số ngân hàng khác của nước ta thì trình độ công nghệ của Ngân hàng còn nhiều hạn chế về sự đồng bộ ,về phạm vi hoạt động. Việc bảo mật, quản lý, lưu trữ hồ sơ và các thông tin khách hàng chưa được thuận tiện, gây không ít khó khăn cho việc quản lý khách hàng. Hệ thống phần mềm quản lý chưa đáp ứng được các chương trình bán lẻ, nhiều khi còn trục trặc gây khó khăn cho công tác triển khai sản phẩm.

Hiệu quả sử dụng máy tính còn chưa cao, chương trình mới được triển khai vẫn còn đôi lúc gặp trục trặc. Chưa có trang web riêng nhằm quảng bá cho chi nhánh.

- Thông tin cho công tác thẩm định còn hạn chế

Thông tin của mỗi khoản vay bao gồm thông tin bên ngoài và thông tin nội bộ. Việc hệ thống thông tin chưa phát triển dẫn đến nhiều bất lợi cho ngân hàng trong công tác thẩm định cũng như khả năng phân tích đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng cũng như những lĩnh vực khác để chiếm lĩnh thị trường.

Việc thông tin hạn chế làm giảm khả năng đánh giá khách hàng, dễ dẫn tới hiện tượng thông tin không cân xứng, gây nhiều trở ngại cho hoạt động tín dụng nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Trong cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt và khốc liệt như hiện nay, ai có thông tin chính xác và kịp thời, kẻ đó là người chiến thắng.

b. Nguyên nhân khách quan

- Do tác động của ngân hàng nhà nước và các chính sách pháp luật của nhà nước

Trong những năm gần đây mặc dù hệ thống pháp luật cũng đã có sự thay đổi đáng kể nhưng môi trường pháp lý vẫn còn chưa phù hợp, chưa đồng bộ, thích hợp với những chuẩn mực quốc tế, điều này gây ảnh hưởng lớn đến quá trình hội nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Hệ thống văn bản chính sách, kinh tế về ngành ngân hàng còn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, bản thân còn nhiều mâu thuẫn. Điều này khiến các ngân hàng thương mại phải chịu sự thiếu minh bạch của thông tin , hệ thống pháp lý, các quy chế tài chính, kế toán, hợp đồng tín dụng và các hợp đồng kinh tế khác.

- Môi trường cạnh tranh thì quá lớn

Ngày nay, thị trường cạnh tranh ngày càng hoàn hảo và có tính chất toàn cầu. Riêng tại Việt Nam, Cho vay tiêu dùng đã trở thành mục tiêu của các

TCTD, nhất là các TCTD ngoài Nhà nước, điển hình là ngân hàng thương mại cổ phẩn lớn như ngân hàng thương mại cổ phẩn á Châu (ACB), ngân hàng Sài Gòn Thương tín (Sacombank), ngân hàng kỹ thương (Techcombank), ngân hàng Nhà Hà Nội (HaBuBank)…

Cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt trong thị trường cho vay tiêu dùng khi mà các ngân hàng quốc doanh dường như đã thức tỉnh trước thị trường đầy tiềm năng này, đã và đang chú trọng đến các khách hàng cá nhân, hộ gia đình để đáp ứng nhu cầu vay tiêu dùng như NHNo& PTNT Việt Nam, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng công thương Việt Nam (Vietinbank).

Bên cạnh đó, khối ngân hàng thương mại cổ phần, cũng như các định chế tài chính khác như công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng nhân dân, tiết kiệm bưu điện…đều thực hiện cho vay tiêu dùng một cách tích cực. Với áp lực cạnh tranh gay gắt như vậy, thì thị phần cho vay tiêu dùng sẽ bị chia sẻ.

Sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài hơn hẳn chúng ta về trình độ quản lý, công nghệ cao thực sự đang trở thành thách thức to lớn đối với các ngân hàng Việt Nam. Thị phần của các ngân hàng thương mại sẽ có nguy cơ bị giảm sút, đặc biệt là đối với các ngân hàng thương mại cổ phần khi mà các ngân hàng nước ngoài cũng chủ yếu hướng vào thị trường bán lẻ.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA NHNo& PTNT LÁNG HẠ (Trang 27 - 32)